Cong vẹo cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Cong vẹo cột sống có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành. Dị tật này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thể và sức khỏe, đặc biệt có thể gây tổn thương đến phổi và tim nếu không được khắc phục kịp thời.

Cong vẹo cột sống là gì

Cong vẹo cột sống “đe dọa” cuộc sống của cả người lớn và trẻ nhỏ

Vẹo cột sống lưng là tình trạng cột sống bị cong sang một bên, thường biểu hiện rõ nét ở giai đoạn cơ thể tăng trưởng vượt bậc ngay trước tuổi dậy thì (10 – 12 tuổi). Nếu không được nắn chỉnh sớm, tình trạng cong vẹo cột sống sẽ trở nên trầm trọng hơn theo từng ngày, làm giảm không gian lồng ngực và có thể gây tàn phế.

Hiện tượng cột sống bị cong vẹo được chia làm 2 nhóm: Cong vẹo cột sống vô căn (không xác định được nguyên nhân) và cong vẹo cột sống do thoái hóa. Nếu nhóm vô căn chủ yếu gặp ở lứa tuổi vị thành niên với khoảng 80% tổng số các trường hợp bị cong cột sống vô căn, thì cong cột sống do thoái hóa là một bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành.

Độ cong cột sống dao động ở 3 mức độ: Nhẹ là từ 10 – 20 độ, trung bình là từ 20 – 50 độ và nặng là lớn hơn 50 độ. Tùy vào đặc điểm cong vẹo của cột sống, những người bị dị tật này sẽ được phân chia thành 2 nhóm phổ biến là cong vẹo cột sống hình chữ C và cong vẹo cột sống hình chữ S:

Vẹo cột sống chữ C

Cong vẹo cột sống chữ C là khi cột sống bị uốn cong theo một hướng (sang trái hoặc sang phải) tạo thành hình chữ C. Nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, còn mếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Vẹo cột sống chữ C có thể xảy ra ở 1 trong 3 vị trí dọc sống lưng đó là:

  • Đường cong thắt lưng (Lumbar Curve).

  • Đường cong phần cột sống dưới ngực – trên thắt lưng (Thoracolumbar Curve).

  • Đường cong lồng ngực (Thoracic Curve).

Vẹo cột sống chữ S

Đường cong S còn được gọi là đường cong kép vì nó bao gồm cả đường cong ở ngực (lưng trên) và đường cong thắt lưng (lưng dưới). Hai đường cong này đi ngược chiều nhau nên làm cho cột sống trông giống hình chữ S.

Cong vẹo cột sống chữ S

Cong vẹo cột sống chữ S khó phát hiện và hiếm gặp hơn loại cong vẹo chữ C

Cong cột sống chữ S hiếm gặp hơn dạng cong chữ C. Hơn nữa, vì hai đường cong tạo thành chữ S có xu hướng cân bằng với nhau, nên ở giai đoạn đầu, cong vẹo cột sống chữ S rất khó phát hiện.

Nhiều người khi nghe đến vẹo cột sống liền nghĩ ngay đó là dị tật bẩm sinh. Điều này đúng nhưng không đủ, bởi vì bạn có thể bị vẹo cột sống ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến là:

Bẩm sinh

Vẹo cột sống bẩm sinh có nghĩa là tình trạng này đã có khi bạn sinh ra, do cột sống phát triển bất thường từ trong thai nhi (có thể là bởi người mẹ khi mang thai tiếp xúc với hóa chất độc hại, thực phẩm không an toàn, thai nhi bị chèn ép hoặc chịu lực tác động mạnh… ).

Thoái hóa cột sống

Quá trình thoái hóa khiến cột sống bị suy giảm chất lượng (đốt sống bị mòn, đĩa đệm bị xẹp…) làm biến dạng sống lưng. Người trưởng thành (thường là sau 30 tuổi) là đối tượng chính của cong vẹo cột sống do thoái hóa.

Di truyền

Mặc dù chưa tìm ra được cơ sở khoa học chứng minh một cách chắc chắn, thế nhưng chuyên gia nhấn mạnh: di truyền có liên quan mật thiết đến cong vẹo cột sống. Do đó, nếu thành viên trong gia đình bị chứng cong cột sống, bạn sẽ nằm trong danh sách nguy cơ cao.

Vấn đề về thần kinh cơ

Một số vấn đề về thần kinh cơ như bại não, loạn dưỡng cơ hoặc teo cơ cũng có thể gây ra những bất thường ở cột sống, bao gồm tật vẹo cột sống.

Hội chứng rối loạn mô liên kết

Rối loạn mô liên kết – sợi đàn hồi liên kết các cơ quan trong cơ thể, điển hình là hội chứng Marfan. Khi mắc phải hội chứng này, các đốt sống có thể không phát triển một cách bình thường với biểu hiện cong, vẹo, mỏng, nhô ra ngoài, lún vào trong…

Vận động ở tư thế không tốt

Đốt sống lưng đóng vai trò như trụ nhà, nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể. Vậy nên, bất kì cử động hoặc lực tác động nào lên cơ thể đều ảnh hưởng đến cột sống. Đặc biệt, khi vận động trong tư thế không tốt như cúi cong lưng để nâng đồ vật, khiêng vật quá nặng, xoay lưng mạnh và đột ngột… Độ tuổi học sinh, nhất là ở cấp tiểu học – các em có thể phải đối mặt với nguy cơ gù vẹo cột sống cao do bàn ghế không phù hợp với chiều cao, ngồi học sai tư thế (cong lưng, lệch vai, cúi sát xuống bàn… ), mang cặp sách quá nặng…

Chiều dài hai chân không đều

Nếu ai đó có chiều dài hai chân không bằng nhau, đi tập tễnh (do bẩm sinh hoặc chấn thương) có thể bị cong vẹo cột sống theo thời gian.

Loãng xương

Khi bị loãng xương, mật độ xương suy giảm khiến cột sống giòn, xốp và yếu khiến người bệnh dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp, kể cả vẹo cột sống.

Loãng xương tăng nguy cơ vẹo cột sống

Loãng xương khiến mật độ xương suy giảm, cột sống yếu và xốp nên dễ bị cong vẹo

Ngoài ra, chấn thương khi chơi thể thao, lao động, tai nạn; biến chứng phẫu thuật; nhiễm trùng xương; tật gù lưng (kyphosis) hoặc bệnh bướu xương… đều có thể là lý do khiến cột sống của bạn bị cong vẹo.

Bên cạnh những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống kể trên, khi có các yếu tố dưới đây sẽ đẩy cao nguy cơ vẹo cột sống của bạn:

  • Thói quen sinh hoạt, vận động không khoa học: Ngồi hoặc đứng lệch vai, uốn cong lưng quá mạnh, tác động lực bất ngờ lên cột sống lưng…

  • Tuổi tác: Các dấu hiệu và triệu chứng cong lưng tiến triển mạnh nhất là giai đoạn trước tuổi dậy thì.

  • Giới tính: Mặc dù, cả nam và nữ giới đều có nguy cơ phát triển chứng vẹo cột sống nhẹ với tỷ lệ như nhau. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của dị tật này ở nữ giới thường cao hơn nhiều so với nam giới.

Dù nguyên nhân là gì đi nữa thì việc phát hiện sớm sự dị thường của cột sống mới là điều quan trọng nhất giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển trầm trọng của dị tật này. Vậy dấu hiệu và triệu chứng nào cảnh báo bạn trước rủi ro vẹo cột sống?

Các triệu chứng và dấu hiệu cong vẹo cột sống sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người, cụ thể:

Đối với trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống không được chữa trị đúng lúc sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm về sau như suy giảm chức năng tim và phổi. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cảnh giác với nguy cơ vẹo cột sống khi con có các biểu hiện như:

  • Một bên ngực phình ra.

  • Thường nằm trong tư thế cong sang một bên.

  • Trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị khó thở và đau ngực.

Đối với thanh thiếu niên

Dạng vẹo cột sống phổ biến nhất xuất hiện ở tuổi thiếu niên và được gọi là chứng vẹo cột sống vô căn vị thành niên. Nó ảnh hưởng chủ yếu đến nhóm tuổi từ 10 đến 18 tuổi với các triệu chứng sau:

  • Đầu có thể bị lệch tâm một chút.

  • Các xương sườn ở mỗi bên có chiều cao khác nhau.

  • Một bên hông hoặc một bên vai cao hơn bên còn lại.

  • Cơ thể có xu hướng nghiêng về một bên.

  • Hai chân có thể có độ dài không bằng nhau.

  • Một số trường hợp có thể cảm thấy đau lưng.

Đối với người trưởng thành

Ở người trưởng thành, vẹo cột sống có thể di chứng từ thời ấu thơ hoặc do quá trình thoái hóa cột sống với các dấu hiệu:

  • Tê mỏi lưng, lan dần xuống chân.

  • Đau và cứng sống lưng, cử động khó khăn.

  • Đường cong tự nhiên của cơ thể dần mất đi.

Đường cong sống lưng sẽ thay đổi từ từ theo thời gian, nên rất khó nhận biết sự dị dạng của cột sống. Tốt hơn hết, khi nhận thấy xuất hiện những dấu hiệu này, ngay cả khi cột sống hoàn toàn bình thường, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng.

Cong vẹo cột sống có thể khắc phục nếu được phát hiện và chữa trị sớm. Trì hoãn điều trị sẽ khiến dị tật tiến triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh:

  • Tự ti về ngoại hình, tác động xấu đến tâm lý

Khi tình trạng cong cột sống trở nên tồi tệ, làm rối loạn tư thế và những thay đổi đáng kể về ngoại hình bao gồm: Hông và vai không đồng đều nhau, xương sườn nổi rõ, lưng bị lệch sang một bên… Những dị biệt này khiến người bệnh vẹo cột sống dần trở nên tự ti về ngoại hình và cảm thấy khó hòa nhập với cuộc sống cùng các mối quan hệ xung quanh.

  • Đánh mất cơ hội phát triển bản thân

Sức khỏe không đảm bảo, vận động khó khăn kèm theo cảm giác tự ti khiến người có cột sống cong vẹo đánh mất nhiều cơ hội phát triển bản thân. Bởi vì, họ không thể học tập, vui chơi và làm việc một cách tốt nhất.

  • Tổn thương phổi và tim

Khi chứng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, khung xương sườn có thể đè lên phổi và tim làm giảm không gian lồng ngực. Điều này cản trở chức năng của tim và phổi, nên bạn sẽ có cảm giác khó thở và tức ngực.

  • Đau lưng mạn tính

Tật cong lưng không được khắc phục lúc nhỏ sẽ khiến bạn bị đau lưng mạn tính khi trưởng thành. Cơn đau là rào cản lớn làm giảm hiệu suất công việc và nhu cầu vận động, giải trí của bạn.

vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống gây đau lưng mạn tính ở người trưởng thành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống

  • Gặp rắc rối về chức năng sinh sản

Cột sống cong vẹo có thể gây biến dạng xương chậu, khiến nữ giới gặp rắc rối về vấn đề sinh sản. Đối với phụ nữ, nếu chức năng sinh sản gặp rắc rối sẽ là một thiệt thòi vô cùng lớn.

Qua đây có thể thấy, cong vẹo cột sống tác động sâu sắc đến cuộc sống của người bệnh như thế nào. Không chỉ thể chất yếu ớt hơn người khác, nguy cơ bệnh tật cao hơn người khác, mà cả sự tự tin về bản thân cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Chính vì vậy, điều chỉnh sai lệch cột sống là điều cấp thiết cần phải tiến hành sớm nhất có thể.

Trước tiên, bác sĩ tiến hành thu thập thông tin tiền sử bệnh lý của bạn để xác định nguyên nhân có thể khiến bạn bị cong cột sống là gì. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và đánh giá tình trạng, sức khỏe của cột sống, xương sườn, hông, vai thông qua các bước kiểm tra dưới đây:

  • Đo độ cong cột sống

Bác sĩ dùng công cụ hỗ trợ gọi là máy đo độ nghiêng (hoặc máy đo độ cong vẹo cột sống) để xác định mức độ cong vẹo cột sống. Nếu kết quả đo cho ra một góc lớn hơn 10 độ thì có nghĩa bạn đã bị cong vẹo cột sống.

  • Kiểm tra phản ứng thần kinh

Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện một số động tác vận động cơ bản như cúi thấp lưng, cong lưng sang trái hoặc sang phải, kết hợp áp dụng thủ thuật ấn, nắn cột sống. Làm như vậy giúp bác sĩ đánh giá được phản xạ của cơ dọc sống lưng và chức năng của cột sống, từ đó phần nào chẩn đoán được sự bất thường ở cột sống.

  • Kiểm tra hình ảnh

Để xác định chính xác mức độ cong vẹo của cột sống, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hình ảnh bằng kỹ thuật chụp X- quang,  chụp CT scan hoặc MRI. Không chỉ phản ánh mức độ nghiêm trọng của độ cong cột sống, hình ảnh thu được từ việc chụp chiếu còn giúp bác sĩ phát hiện nguy cơ tiềm ẩn như một khối u đang phát triển khiến cột sống bị vẹo.

Việc đánh giá cụ thể mức độ cong và tình trạng của cột sống là cơ sở để bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị cong vẹo cột sống phù hợp cho từng đối tượng. Các bậc phụ huynh có thể là bác sĩ tại nhà, thường xuyên kiểm tra hình dáng của con để không bỏ lỡ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cột sống.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn quan sát, kèm các giải pháp hỗ trợ mà chưa cần phẫu thuật đối với người có đường cong vẹo cột sống chưa đạt 25 độ. Và cứ sau 4 đến 6 tháng, bác sĩ sẽ chụp X-quang cột sống một lần để xem xét tình trạng vẹo cột sống có tiến triển hay không.

Như vậy, tùy vào độ tuổi và mức độ cong vẹo cột sống, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp. Hiện nay, các phương pháp được áp dụng để điều trị vẹo cột sống bao gồm:

Sử dụng đai hỗ trợ

Đai hỗ trợ được sử dụng chủ yếu cho trẻ em giúp cột sống định hình về đúng vị trí. Do cơ thể phát triển nhanh chóng, nên bác sĩ sẽ thay đai hỗ trợ thường xuyên để đáp ứng sự thay đổi của cột sống.

Đeo nẹp

Khi tình trạng cong vẹo cột sống đã tiến triển quá 20 hoặc 25 độ, bác sĩ có thể chỉ định đeo nẹp lưng. Đeo nẹp giúp ổn định đường cong cột sống, không để cột sống bị cong nặng hơn và tránh chỉ định phẫu thuật.

Đeo nẹp cột sống

Đeo nẹp giúp định hình cột sống đúng vị trí, tránh chỉ phẫu thuật

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục là phương pháp điều trị được khuyến khích cho những người bị cong vẹo cột sống nhẹ và trung bình. Mọi người có thể chủ động thực hiện các bài tập được bác sĩ thiết kế để giữ cho lưng và cột sống ổn định.

Các bài tập này có thể làm chậm độ cong của cột sống, đồng thời giảm đau và khó chịu liên quan đến tình trạng này. Ngoài tập thể dục thường xuyên, yoga và pilates cũng là những bộ môn vận động hữu ích đối với người bị vẹo cột sống.

Phẫu thuật

Nếu đường cong tiếp tục tiến triển mặc dù đã được nẹp, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Kỹ thuật phẫu thuật phổ biến nhất cho chứng vẹo cột sống hiện nay là hợp nhất cột sống phía sau.

Riêng trường hợp cột sống bị cong vẹo tiến triển nhanh khi còn nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể gắn một thanh điều chỉnh độ dài cột sống vào phần trên và dưới của đoạn cong cột sống. Thanh điều chỉnh này sẽ được kéo dài 6 tháng/lần cho đến khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Các phương pháp hỗ trợ giảm vẹo cột sống

Cùng với các phương pháp điều trị chính, để hỗ trợ giảm đau và tăng cường sự phát triển của cột sống, một số giải pháp hỗ trợ được đưa ra như: 

  • Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ chăm sóc xương khớp chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Bộ tinh chất này (hiện có trong JEX thế hệ mới) có khả năng tác động trực tiếp đến quá trình tái tạo và phục hồi sụn, xương dưới sụn hỗ trợ nâng cao chất lượng xương cột sống. 

  • Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau (tiêm trực tiếp vào cột sống).

  • Điều trị thần kinh cột sống giúp xoa dịu cảm giác khó chịu.

Đặc biệt, đối với những người bị cong vẹo cột sống do thoái hóa thì những dưỡng chất này thật sự quan trọng. Bởi chúng có tác dụng hỗ trợ kiểm soát quá trình viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm thoái hóa khớp, bảo vệ cột sống chắc khỏe. 

Tuy không phải là cách giải quyết chính tình trạng cong cột sống, nhưng các phương pháp này sẽ hỗ trợ phác đồ điều trị đạt kết quả tốt nhất. 

Cải thiện vẹo cột sống

JEX thế hệ mới – nguồn dưỡng chất hỗ trợ chăm sóc chuyên biệt, tăng cường độ vững chắc cho cột sống

Ngoại trừ cong vẹo cột sống bẩm sinh là không có cách phòng ngừa, còn lại hầu hết  trường hợp cong cột sống do thoái hóa, loãng xương hay tư thế không tốt… đều có cách giảm nhẹ nguy cơ. Nói đúng hơn là giúp ngăn ngừa sự tiến triển của chứng cong vẹo sống lưng, đảm bảo cấu trúc và chức năng vận động cho cột sống.

  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ cho xương khớp nhằm làm tăng khối lượng xương và thúc đẩy tái tạo xương giúp xương chắc khỏe, bao gồm: canxi, vitamin D, magiê và nhất là bộ tinh chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới.

  • Tập thể dục đều đặn, nhất là những bài tập tăng cường cơ bụng và cơ lưng – hai nhóm cơ hỗ trợ đắc lực cho cột sống.

  • Học tập và làm việc đúng tư thế. Ngồi thẳng lưng, không khênh vật quá nặng bằng lưng, không đứng hoặc ngồi quá lâu, 20 – 30 phút nên đứng lên đi lại khoảng 2 phút…

  • Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần tập cho bé tư thế đi, đứng và ngồi khoa học, không nghiêng vai hoặc cúi thấp lưng khi học bài, xem điện thoại; thường xuyên quan sát và kiểm tra khung xương của trẻ… Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn hãy đưa con em mình đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.

Cong vẹo cột sống là một trạng thái bất thường của xương cột sống, làm suy giảm nghiêm trọng thể chất và tinh thần của người bệnh ở mọi lứa tuổi. Để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện và người lớn tuổi có đời sống vui vẻ, tự chủ thì việc phòng và điều trị cong cột sống sớm là điều thật sự cần thiết đối với mỗi gia đình.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

03:03 26/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ