Bệnh gai đôi cột sống: Nguy hiểm nếu gây đau nhức

Thông thường, khi cảm thấy đau nhức thì cột sống của người bị gai đôi đã bị thoái hóa. Tuy nhiên, không phải lúc nào, gai đôi cột sống cũng cần phải phẫu thuật, đa số các trường hợp chỉ cần điều trị nội khoa, đặc biệt là tái tạo, phục hồi tổn thương của các lớp sụn khớp và đốt sống.
 
Bệnh gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 10-12% dân số. Thường gặp nhất là ở vùng thắt lưng và xương cùng. Sở dĩ gọi là gai đôi vì khi xem trên phim chụp, ta sẽ thấy gai sau của cột sống không dính liền nhau mà lại tách đôi, để lại một khe hở ở giữa. 
 
Người bị gai đôi cột sống thường lành tính, không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, nếu xảy ra các cơn đau cấp tính hoặc mạn tính thì đó là dấu hiệu nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gai đôi cột sống làm nặng hơn bệnh đau cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. 
 
Thoái hóa đốt sống ở người trưởng thành
 
Gai đôi cột sống gây đau lưng có thể là dấu hiệu thoái hóa sớm của cột sống.
 
Gai đôi cột sống đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống ở người bệnh. Theo thời gian, lớp sụn khớp và xương dưới sụn (là các đốt sống) dễ bị bào mòn, tổn thương. Thoái hóa cột sống đã gây ra các triệu chứng đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói đột ngột khiến người bệnh không kịp “trở tay”. Khi bị gai đôi, cường độ các cơn đau sẽ còn tăng lên, “gấp bội”, nguy cơ biến dạng khớp cũng vì vậy mà tăng theo.
 
Khi được chẩn đoán bị gai đôi cột sống, một số bệnh nhân nghĩ ngay đến việc mổ để cắt gai. Tuy nhiên, cải thiện bệnh gai cột sống là cải thiện bảo tồn, chỉ phẫu thuật khi có biểu hiện chèn ép thần kinh, tổn thương khác trong ống tủy. Yếu tố quan trọng trong cải thiện gai đột cột sống đó là nuôi dưỡng, tái tạo lại các lớp sụn khớp nhằm sắp xếp lại cấu trúc cột sống, ngăn ngừa gai cột sống tiến triển chèn ép vào dây thần kinh tủy sống. Đây là biện pháp được nghiên cứu giúp làm chậm thoái hóa cột sống, qua đó giảm các cơn đau nhức cột sống cho người bệnh.
 
Song song cùng tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, có thể áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như hồng ngoại, sóng ngắn, chườm nóng xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… để điều trị gai đôi cột sống. Ngoài ra, nên tập các động tác vận động nhiều vùng cơ lưng như bơi lội, tập aerobic, yoga để làm giãn các cơ cạnh cột sống, chống co cơ và giảm đau. Tuyệt đối không để cột sống phải chịu một trọng lượng lớn khi khiêng vác nặng.



Bài viết khác

Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới khả năng sinh con không?

Đai đeo lưng có chữa được thoát vị đĩa đệm không ?

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì?

3 điều đặc biệt lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống giảm đau lưng, cổ

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ, tập thể dục không?



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN