Để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm
Phình đĩa đệm hay còn gọi là phồng đĩa đệm, lồi đĩa đệm. Hiện tượng này xảy ra do khối nhân nhầy trung tâm đĩa đệm thoát ra ngoài nhưng chưa hoàn toàn nên ít chèn ép rễ thần kinh, mới chỉ phồng ra sau, các vòng sợi bị suy yếu. Người bị bệnh phồng đĩa đệm thường có cảm giác đau nhức lưng, đau lan xuống chân và đôi khi tay chân bị tê nhưng chỉ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần được cải thiện sớm để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm.
Phình, phồng, lồi đĩa đệm là gì?
Nhân nhầy đĩa đệm bị lồi ra ngoài
Lo lắng, hoang mang là tâm trạng mà chị N.T.Q (32 tuổi, Bình Dương) gặp phải khi được chẩn đoán bị phồng đĩa đệm l4-l5. Chị bị đau lưng suốt một thời gian dài nhưng lại nghĩ đây là chứng đau thông thường.
Đến khi có biểu hiện tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân chị mới đi khám và được chẩn đoán phồng đĩa đệm. Chị băn khoăn không biết bệnh phồng đĩa đệm là gì, có phải là thoát vị đĩa đệm không?
Theo chuyên gia, phình đĩa đệm là một tình trạng của thoái hóa cột sống mà khi đó nhân đĩa đệm bị lồi ra ngoài. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, người bệnh ít có cảm giác đau và hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, nếu không được cải thiện kịp thời, cộng với sự tác động của quá trình lão hoá, hoặc mang vác nặng, chấn thương,… thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt.
Cải thiện phình đĩa đệm như thế nào?
Để cải thiện bệnh phồng đĩa đệm phải xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh cần được thăm khám, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT. Bệnh phình đĩa đệm cải thiện chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu, hạn chế mang vác vật nặng và giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, tránh làm các động tác có thể gây chấn thương cột sống và có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh những cơn đau tái phát hoặc bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.
Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt để bệnh phồng đĩa đệm không tiến triển
Một yếu tố quan trọng nữa là làm chậm quá trình thoái hóa cột sống có thể giúp kiểm soát bệnh phình đĩa đệm tiến triển nặng.
Bằng cơ chế tác động vào cơ chế bệnh sinh, bộ tinh chất Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…có trong JEX thế hệ mới, được các nhà khoa học chứng minh có khả năng ức chế sản xuất các yếu tố gây viêm, kích thích tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, giúp hỗ trợ kiểm soát quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.
Khi hệ cơ xương khớp được chăm sóc đúng cách, bệnh phình đĩa đệm sẽ được kiểm soát tốt hơn, giúp mỗi người cải thiện vận động, tự chủ cuộc sống.