Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết, phòng ngừa, điều trị viêm khớp tự miễn chuẩn khoa học

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ, chương trình tư vấn trực tuyến: Viêm khớp tự miễn - Nguyên nhân sâu xa gây thoái hóa và phá hủy xương khớp sớm do Báo điện tử VTV và nhãn hàng JEX thế hệ mới đồng tổ chức đã ghi nhận hàng nghìn câu hỏi từ khán giả gần xa. 

Hai chuyên gia đầu ngành: Chuyên gia Tăng Hà Nam Anh - BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh và Chuyên gia Đặng Hồng Hoa - BVĐK Tâm Anh Hà Nội đã trực tuyến giải đáp những thắc mắc liên quan đến viêm khớp tự miễn: Bệnh nguy hiểm thế nào, triệu chứng ra sao, cần làm gì để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị thế nào cho đúng cách...

Ngoài ra, chương trình còn có sự xuất hiện của các khách mời đã trải qua những cơn đau xương khớp từ rất sớm - Chú Phạm Văn Hảo (TP.HCM) và chị Nguyễn Thúy Hằng (Hà Nội), chia sẻ cho khán giả câu chuyện chân thật nhất về hành trình vượt qua căn bệnh viêm khớp của chính mình.

Nếu bỏ lỡ khung giờ phát sóng, quý độc giả có thể xem lại tại đây:

Bệnh viêm khớp tự miễn có hiếm gặp không? Mối quan hệ giữa “bão Cytokine” và viêm khớp tự miễn

Bệnh viêm khớp tự miễn là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tất cả xương khớp trên cơ thể, thế nhưng không nhiều người hiểu rõ bản chất của bệnh lý này. Ngay đầu chương trình, chuyên gia Đặng Hồng Hoa phân tích rõ: Viêm khớp tự miễn là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các bệnh viêm khớp khác nhau, xảy ra do rối loạn miễn dịch, như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống… Những bệnh lý này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, sản sinh ra quá nhiều cytokine - chất gây viêm.

Lúc này, sau khi tiêu diệt các tác nhân gây hại từ bên ngoài (virus, vi khuẩn, môi trường, các yếu tố vật lý, hóa học… ), hệ miễn dịch không quay về trạng thái bình thường mà bị rối loạn, tiếp tục tấn công các bộ phận khỏe mạnh khác của cơ thể vì nhầm lẫn chúng là kháng nguyên ngoại lai. Trong đó, hệ xương khớp do chứa nhiều phân tử collagen nên trở thành “miếng mồi ngon” thu hút cytokine tìm đến và hủy hoại, hình thành bệnh viêm khớp tự miễn. 

Đau do viêm khớp tự miễn

Sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp là những triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp

Liên quan đến hệ miễn dịch và yếu tố cytokine, một khán giả cũng gửi đến câu hỏi rất thú vị: “Dạo gần đây tôi có nghe nói về cơn bão cytokine ở những người nhiễm Covid-19, khiến bệnh nhân trở nặng chỉ sau một thời gian. Như chuyên gia đã lý giải thì các bệnh viêm khớp tự miễn cũng có liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch, phóng thích ra quá nhiều cytokine. Vậy nhờ bác sĩ giải đáp, bão Cytokine ở bệnh nhân nhiễm Covid và bệnh nhân viêm khớp tự miễn có giống nhau hay không?”

Giải đáp thắc mắc này, Chuyên gia Tăng Hà Nam Anh cho biết: Về cơ bản, phản ứng của Cytokine ở bệnh nhân Covid -19 và bệnh nhân viêm khớp tự miễn là giống nhau. Dù vậy, có những điểm khác biệt mà mọi người nên hiểu: Một số trường hợp khi bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập, hệ miễn dịch không phân biệt được đâu là virus, đâu là thành phần của cơ thể (đặc biệt là tế bào phổi), dẫn đến tấn công "nhầm" làm tổn thương phổi hoặc đông đặc phổi, khiến người bệnh không thể hô hấp bình thường. Với bệnh viêm khớp tự miễn, hệ miễn dịch chủ yếu tấn công vào các phân tử collagen nằm ở khớp, làm khớp bị suy yếu, sưng viêm và đau nhức. Tuy nhiên, một số bệnh như lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến… cytokine không chỉ tấn công vào khớp mà còn có thể tấn công vào thận, da, não... 

Cách phân biệt viêm khớp tự miễn với thoái hóa khớp?

Không ít người đã và đang “sống chung” với các cơn đau nhức xương khớp trong thời gian dài. Các cơn đau “đeo bám” người bệnh dai dẳng khiến họ không thể nào quên, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Có mặt tại chương trình tư vấn cùng các chuyên gia, chú Phạm Văn Hảo, 64 tuổi, làm nghề cắt tóc ở Gò Vấp, TP.HCM chia sẻ: Trong suốt 3 năm qua, mỗi khi đứng hớt tóc cho khách, chú luôn bị các cơn đau khớp “hành hạ”, đau nhiều và tập trung ở đầu gối, vai, lưng và cổ. Nhiều động tác như cúi người, kiễng cao dù dễ thực hiện nhưng với chú lại rất càng khó khăn. Không những vậy, “ngồi cũng thấy đau, nằm cũng đau, đi lên cầu thang là chân đau cứng không bước tiếp được, hoặc khi giơ tay lên để lấy 1 thứ gì đó là đau, phải buông xuống. Nếu ngồi im thì đau âm ỉ, còn khi vận động thì lại đau nhiều hơn.” - chú Hảo kể lại.

Trải qua các cơn đau nhức khớp tương tự chú Hảo, cô Nguyễn Thúy Hằng, 56 tuổi, hiện đang sinh sống ở Nam Từ Liêm, Hà Nội thuật lại:  “Các cơn đau của tôi bắt đầu từ rất sớm, sau đó kéo dài và ngày càng dữ dội hơn, tần suất xuất hiện cũng nhiều và đau dai dẳng. Trước kia tôi là giáo viên, hay phải đứng lớp, khi đi từ bục giảng xuống lớp là cơn đau lại đến. Sau đó, tôi chuyển sang công việc văn phòng, gõ máy tính nhiều, ngồi nhiều, cơn đau cũng tái lại. Những lúc bước lên cầu thang là đau muốn rơi nước mắt, đêm đến cứ nghiêng người trở mình là lại đau, không ngủ được, thời tiết trở trời còn đau nhiều hơn.” Cô cho biết mình cũng từng đi chữa bằng rất nhiều cách, thử cả đông tây y, bấm huyệt… những chỉ đỡ đau lúc đầu, ít ngày sau lại tái phát.

Tiếp nối những chia sẻ chân thật của 2 khách mời đặc biệt tại chương trình, rất nhiều độc giả kịp gửi câu hỏi chia sẻ về tình trạng đau xương khớp của mình về cho chương trình. Một khán giả băn khoăn: “Tôi cũng gặp các triệu chứng đau, sưng khớp, cứng khớp, khó vận động như hai khán giả có mặt tại chương trình. Tuy nhiên tôi thắc mắc, không biết tôi bị đau khớp là do bị bệnh viêm khớp tự miễn hay là thoái hóa khớp?” 

Là chuyên gia về bệnh viêm khớp tự miễn, chuyên gia Đặng Hồng Hoa phân tích: Ở lứa tuổi của 2 khách mời: chú Hảo và cô Hằng xuất hiện triệu chứng đau khớp, đặc biệt đau các khớp chịu lực như là khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, cột sống... hầu hết là biểu hiện của tình trạng thoái hóa khớp do tuổi tác. Tuy nhiên, chuyên gia cũng giải thích thêm là cần lưu ý đến những trường hợp viêm khớp do yếu tố miễn dịch gây ra. Bởi theo thông thường, bệnh thoái hóa khớp là bệnh lý đặc trưng cho tuổi tác, thường gặp ở người từ 45-50 tuổi trở lên và triệu chứng đau của thoái hóa khớp thường mang tính chất cơ học (đau khi vận động nhiều, hoạt động nhiều, nếu được nghỉ ngơi thì đỡ đau). Các khớp đau nhiều nhưng ít khi bị viêm, sưng nóng, có tràn dịch.  

Khác với thoái hóa khớp, đau do viêm khớp tự miễn diễn ra ngay cả khi người bệnh không vận động, đau nhức vào những lúc nghỉ ngơi, thậm chí thường đau khớp vào ban đêm. Những trường hợp liên quan đến yếu tố tự miễn thường có yếu tố kích thích đầu vào, trước các đợt bệnh tiến triển, người bệnh có thể bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn ở mắt, răng miệng hoặc sự chuyển giao giữa đêm và ngày… cũng là những yếu tố kích hoạt viêm khớp tự miễn tái phát. 

Trong trường hợp của người bệnh ngồi lâu có thể làm cho khớp cứng lại, đứng lên vận động 5-10 phút thì vẫn đi lại bình thường thì có thể liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp. Tất nhiên, để chẩn đoán chính xác đây là trường hợp thoái hóa khớp đơn thuần hay kèm theo viêm khớp tự miễn rồi gây thoái hóa khớp, thì người bệnh nên đến bệnh viện uy tín để thực hiện các thăm dò và xét nghiệm về máu, chụp X-quang ở các khớp bị đau để kết quả chẩn đoán được tốt hơn, từ đó giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Xét nghiệm bệnh viêm khớp tự miễn

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán viêm khớp tự miễn hay thoái hóa khớp (Ảnh: BVĐK Tâm Anh TP. HCM)

Lo ngại bệnh thoái hóa khớp khi tiến triển nặng sẽ rất khó điều trị, phải thay khớp mới đảm bảo chức năng vận động, nhiều khán giả lo lắng không biết bệnh viêm khớp liên quan đến tự miễn có phức tạp trong điều trị không, nếu cần có thể thay khớp được không.

Trước thắc mắc này, chuyên gia Tăng Hà Nam Anh khẳng định đến nay việc điều trị viêm khớp tự miễn còn phức tạp. Hiện chưa có một nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân tại sao hệ miễn dịch lại bị rối loạn. Trước mắt, chỉ có thể ức chế sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch bằng các loại thuốc. Thuốc điều trị giúp bệnh lý đó nằm yên (hoặc làm chậm quá trình tiến triển), chứ không làm hết bệnh hoàn toàn. 

Không chỉ phức tạp trong quá trình điều trị mà ngay cả thủ thuật thay khớp nhân tạo cho bệnh nhân viêm khớp tự miễn cũng phức tạp hơn nhiều so với bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Bệnh có thể thay khớp, nhưng sau khi thay xong phải tiếp tục chữa trị để bệnh không tiến triển - Chuyên gia Nam Anh cho biết.

Hỗ trợ cải thiện viêm khớp tự miễn nhờ tiến bộ khoa học mới

Theo các thông tin được giải đáp từ 2 chuyên gia đầu ngành, có thể tổng kết được mục tiêu cần đạt được trong việc điều trị bệnh viêm khớp tự miễn chính là điều hòa miễn dịch, duy trì hệ cơ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, nhờ vậy đảm bảo chức năng vận động cho người bệnh. 

Nhắc đến vấn đề chăm sóc xương khớp, nhiều độc giả băn khoăn về cách lựa chọn sản phẩm bổ khớp cho người viêm khớp tự miễn. Điển hình là câu hỏi của khán giả Danh Nguyễn: “Gia đình, bà con tôi dùng sản phẩm JEX rất nhiều và thấy hiệu quả giảm đau rất tốt. Vừa qua mẹ tôi nghe nói có JEX thế hệ mới ra đời nên phân vân không biết có gì khác JEX cũ không, có giúp hỗ trợ giảm đau và cải thiện viêm khớp tự miễn không?

Nhận xét về các sản phẩm chăm sóc xương khớp hiện nay, cả hai chuyên gia xương khớp đầu ngành đều đánh giá cao các thành phần trong JEX thế hệ mới. Đây là phiên bản cải tiến, bổ sung thêm tinh chất Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng), kết hợp với các tinh chất quý như Collagen Tuýp 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ), Chondroitin Sulfate… Sự hiệp lực của các tinh chất này mang đến tác động vượt trội lên xương khớp: vừa hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ức chế sản sinh Cytokine và tự kháng thể, hỗ trợ cải thiện viêm khớp tự miễn; vừa cung cấp dưỡng chất để tái tạo sụn khớp, giúp hỗ trợ khớp dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Jex cải thiện viêm khớp tự miễn

Bên cạnh duy trì lối sống khoa học, bổ sung JEX thế hệ mới mỗi ngày giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp, cải thiện viêm khớp tự miễn hiệu quả

Chuyên gia Nam Anh thông tin thêm, người bệnh viêm khớp tự miễn có thể dùng bổ sung JEX song song với phác đồ điều trị bệnh để rút ngắn thời gian điều trị với thuốc kháng viêm và hỗ trợ giảm đau, phòng tránh tác dụng phụ không mong muốn do thuốc như loét dạ dày, mòn xương, tích nước, phù nề...

Từng trải qua các cơn đau đến “mất ăn, mất ngủ”, thử qua hầu hết các phương pháp chữa trị nhưng không thấy hiệu quả, mãi đến khi sử dụng JEX, cô Thúy Hằng hớn hở: “Tôi đã sử dụng sản phẩm JEX thế hệ cũ và hiện tại đang dùng JEX thế hệ mới, tôi nhận thấy sản phẩm giảm đau rất hiệu quả, cánh tay không còn tê bì. Nhờ vậy, tôi có thể đi du lịch, đạp xe, chạy bộ, chơi cầu lông hàng ngày mà không còn lo con đau tái phát.” 

Với tính chất công việc phải đứng nhiều, di chuyển các tư thế khó - chú Hảo cũng gật gù: “Từ ngày dùng JEX đến nay đã được 1 năm 3 tháng. Tôi cũng có cảm nhận tương tự như chị Hằng là cơ thể cảm thấy rất dễ chịu, không còn đau nhức nhiều nữa. Sau đợt giãn cách xã hội, khách tới tiệm đông hơn, tôi có thể cắt tóc cho khách từ sáng đến chiều mà vẫn khỏe, vui lắm!”

Chương trình trực tuyến diễn ra trong hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng không thể giải đáp toàn bộ các thắc mắc của độc giả. Do đó, nếu vẫn còn câu hỏi, quý khán giả có thể liên hệ đến hotline: 1800 556 889 (miễn cước) hoặc gửi inbox về fanpage JEX - Chuyên gia xương khớp để được chuyên gia trả lời trực tiếp.






CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN