Phác đồ điều trị thoái hóa khớp: Chú trọng giảm đau an toàn và làm chậm thoái hóa
Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính gặp rất nhiều trong cộng đồng, đặc biệt ở những người có tuổi. Việc sử dụng thuốc trong từng phác đồ điều trị thoái hóa khớp theo các giai đoạn của bệnh là một yếu tố cần thiết giúp đạt được mục tiêu giảm đau, chống viêm an toàn, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp theo tiến triển của bệnh
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn, vì vậy người bệnh thường có triệu chứng đau xương khớp, cứng khớp… Tùy từng mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp.
- Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau, cứng khớp, có thể được cho dùng paracetamol giảm đau, có bổ sung thêm glucosamin sulfat khi cần thiết.
- Nếu các triệu chứng nặng hơn, dùng thuốc NSAID chia thành từng đợt. Có thể sử dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp dạng này kéo dài (theo chỉ định của chuyên gia) nếu bệnh nhân dưới 75 tuổi (nhưng tốt hơn hết là sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể).
Cần lưu ý sử dụng NSAID với liều thấp nhất có hiệu quả
- Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể được tiêm nội khớp hyaluronat, corticosteroid, opioids yếu hoặc duloxetine.
- Khi cần thiết, bệnh nhân có thể dùng đai gối hay miếng lót chân và các phương pháp vật lý trị liệu như dụng cụ trợ giúp đi lại, nhiệt trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, làm vững xương bánh chè.
- Ngoài các thuốc và biện pháp trên, một số thuốc khác cũng được sử dụng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp đó là thuốc: tetracycline, minocycline và doxycyline làm giảm hoạt động của men collagenase, giảm tiêu xương, kháng viêm hoặc nhóm bisphosphonate có tác dụng chậm tiến triển của bệnh.
Phục hồi cấu trúc và chức năng của khớp
Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa khớp là sự hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn, viêm bao hoạt dịch khớp và giảm độ nhớt của dịch khớp, từ đó dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động. Đây là vấn đề thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ khi bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Thoái hóa khớp tiến triển từng đợt, diễn biến theo nhiều giai đoạn, với xu hướng ngày càng nặng dần lên. Y học hiện nay chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nhưng trong cải thiện luôn khuyến khích và xem trọng việc từng bước phục hồi lại cấu trúc và chức năng của khớp.
Đặc biệt, trong kế hoạch cải thiện thoái hóa khớp hiện nay, cơ chế bệnh sinh đang là đích đến của chỉ định điều trị. Vậy cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp là gì?
Diễn đạt một cách dễ hiểu nhất thì cơ chế sinh bệnh thoái hóa khớp là khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ giải phóng các chất gây viêm và tự kháng thể tấn công chính sụn khớp của cơ thể. Hiện tượng này xảy ra do miễn dịch nhận định sụn khớp là yếu tố lạ, xâm nhập vào hệ tuần hoàn để gây hại.
Khi các tế bào miễn dịch phóng thích các yếu tố gây viêm là interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và tự kháng thể chống lại sụn khớp sẽ khởi phát phản ứng viêm, phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây đau nhức khi vận động. Quá trình viêm không được kiểm soát sẽ làm tổn hại nặng nề đến cấu trúc khớp, làm biến dạng và mất chức năng vận động của khớp, thậm chí khiến người bệnh bị tàn phế.
Dựa vào cơ chế bệnh sinh, chuyên gia đưa ra hướng cải thiện thoái hóa khớp mới đó là cung cấp những dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng ức chế hình thành các yếu tố tiền viêm, ngăn không cho quá trình viêm xuất hiện và tiến triển. Khi phản ứng viêm trong khớp không còn “làm mưa làm gió”, sụn và xương dưới sụn sẽ ít bị tổn hại, từ đó giảm đau và bảo toàn cấu trúc khớp.
Và những dưỡng chất chuyên biệt tốt cho xương khớp gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… nay nằm trọn trong JEX thế hệ mới. Sử dụng sản phẩm theo đúng liệu trình sẽ cải thiện và làm chậm thoái hóa khớp, giúp hỗ trợ người bệnh giảm đau an toàn, hiệu quả.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp trong trường hợp nặng
Tùy theo mức độ của bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định các phương pháp điều trị và phác đồ cải thiện thoái hóa khớp phù hợp. Đây là loại bệnh chưa thể chữa khỏi nên mục tiêu của cải thiện là làm giảm các triệu chứng và giúp duy trì bệnh ổn định không tiến triển nặng lên theo thời gian.
Dù được áp dụng các phác đồ cải thiện thoái hóa khớp tích cực, nhưng ở nhiều bệnh nhân bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến và chuyển sang giai đoạn muộn hơn, với các biến chứng như lỏng khớp, biến dạng lệch trục khớp và đau đớn dai dẳng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tàn phế. Ở giai đoạn này, chuyên gia sẽ chỉ định làm phẫu thuật nội soi khớp để xử lý các thương tổn hư hại trong khớp. Mục đích của việc phẫu thuật là cố gắng cứu vãn tình thế, tránh cho người bệnh phải chịu một cuộc mổ thay khớp, nhưng nếu bệnh vẫn tiến triển theo hướng tệ hại hơn nữa thì các bác sĩ buộc phải tiến hành thay khớp.