Viêm đa khớp – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đa khớp không phải là tên gọi của một bệnh viêm khớp cụ thể mà là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhiều khớp bị sưng, đau và viêm cùng lúc. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất cứ độ tuổi nào và có thể dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, hội chứng Sjogren.

Viêm đa khớp là gì?

Bệnh viêm đa khớp còn có tên là “Polyarthritis” xuất phát từ tiếng Hy Lạp: “Poly” nghĩa là “nhiều (đa)”, Arthron nghĩa là “khớp”, Itis là “viêm”. Theo đó, khái niệm viêm đa khớp phản ánh hiện tượng nhiều khớp (từ 4 khớp trở lên) cùng chịu tình trạng viêm sưng và đau một lúc. Bệnh thường xảy ra đối với các khớp nhỏ như khớp ngón tay, khớp bàn tay, khớp cổ tay…

Tình trạng viêm đa khớp có thể tồn tại dưới dạng cấp tính (kéo dài khoảng hơn 6 tuần) nhưng cũng có thể trở thành mạn tính và tiến triển thành một căn bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren. Bệnh viêm đa khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thế nên ở mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng không giống nhau.

Polyarthritis (viêm đa khớp) hay bị nhầm là Polyarthralgia bởi vì đều khiến nhiều khớp bị đau nhức. Tuy nhiên, Polyarthritis gây viêm, còn Polyarthralgia thì không gây viêm.

Các triệu chứng của viêm đa khớp có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển âm thầm trong cơ thể suốt nhiều tháng và mang những đặc tính tương tự viêm khớp dạng thấp:

  • Đau nhức

  • Căng cứng

  • Sưng tấy và đỏ ở vùng khớp bị viêm

  • Phát ban

  • Cơ thể thường mệt mỏi và thiếu năng lượng

  • Sốt cao từ 38 ºC trở lên

  • Đổ nhiều mồ hôi

  • Luôn trong trạng thái chán ăn

  • Giảm cân bất thường

  • Thiếu máu

  • Đau họng

Dấu hiệu sưng đỏ do viêm đa khớp

Khớp bị sưng đỏ là dấu hiệu của viêm đa khớp

Và một dấu hiệu đặc trưng của viêm đa khớp mà chúng ta rất dễ nhận biết đó là: Triệu chứng xuất hiện đồng thời ở các khớp đối xứng. Nghĩa là, nếu các biểu hiện sưng tấy, đau nhức xảy ra ở khớp cổ tay phải thì cũng sẽ xảy ra giống hệt ở bàn tay trái.

Các yếu tố khởi phát bệnh viêm đa khớp vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta có thể quy về những nguyên nhân chính yếu dưới đây:

1. Bệnh xương khớp

Một số bệnh lý về xương khớp liên quan đến rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, lupus, thoái hóa khớp… là nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp.

2. Bệnh về chuyển hóa

Các bệnh do rối loạn chuyển hóa như gout, suy gan, suy thận là nguồn gốc phát sinh các triệu chứng viêm đa khớp.

3. Nhiễm virus

Khi cơ thể bị các loại virus như virus sốt (Ross River và Chikungunya); virus sốt xuất huyết (Mayaro); virus HIV… tấn công cũng sẽ gây ra bệnh viêm đa khớp.

4. Ung thư

Những người bị mắc các bệnh ung thư ảnh hưởng đến xương cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm đau ở nhiều khớp.

5. Lối sống thiếu lành mạnh

Hút thuốc, uống rượu và uống các loại nước chứa caffeine có thể khiến bạn dễ mắc bệnh viêm đa khớp hơn.

6. Yếu tố cá nhân

Tuổi tác càng lớn nguy cơ viêm đa khớp càng cao, tỷ lệ viêm đa khớp ở phụ nữ nhiều hơn nam và một số gen di truyền có khả năng phát triển viêm đa khớp là những yếu tố cá nhân liên đới đến bệnh.

Riêng đối với trẻ em, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Nhưng nếu một đứa trẻ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như khói thuốc lá từ bố mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm đa khớp cao hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh (không khói thuốc lá).

Nguyên nhân viêm đa khớp

Thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm đa khớp ở trẻ nhỏ

Việc xác định và chẩn đoán nguyên nhân của viêm đa khớp gặp nhiều khó khăn hơn các vấn đề xương khớp khác bởi bệnh thường đi kèm với một tình trạng bệnh lý nào đó. Điều này đã được nhận định trong nghiên cứu năm 2016 khi mô tả quá trình chẩn đoán bệnh lý cho một bệnh nhân vừa bị viêm đa khớp vừa bị viêm màng não.

Rối loạn hệ miễn dịch – cơ chế bệnh sinh của viêm đa khớp

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm đa khớp, nhưng các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy cơ chế gây bệnh của viêm khớp nói chung bắt nguồn từ sự rối loạn của hệ miễn dịch.

Bình thường, khi các tác nhân gây hại (như virus, vi khuẩn, nấm…) xâm nhập vào cơ thể, thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra các kháng thể để tiêu diệt kẻ thù, giúp bảo vệ khớp khỏe mạnh.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn (do tác động của tuổi tác, ô nhiễm, di truyền, chấn thương, hút thuốc lá…), cơ thể sẽ nhận diện sai “kẻ thù” và tấn công vào màng hoạt dịch, khởi phát quá trình viêm. Cụ thể là khi các cấu trúc protein của cơ thể bị biến đổi do tác động của các yếu tố độc hại trở thành các “protein có cấu trúc lạ” gần giống màng hoạt dịch của khớp; hoặc khi bị nhiễm khuẩn thì có cấu trúc màng vi khuẩn gần giống với cấu trúc của màng hoạt dịch khớp.

Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ “kích hoạt” các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B & T tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… và sinh ra các tự kháng thể chống lại các cấu trúc protein lạ, đồng thời các kháng thể này cũng tấn công luôn màng hoạt dịch của khớp. Điều này gây ra viêm màng hoạt dịch của khớp, đồng thời giảm thiểu chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.

Khi quá trình viêm xảy ra đồng thời ở nhiều khớp sẽ gây viêm đa khớp với các biểu hiện điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau… Nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh tiến triển sẽ gây biến dạng khớp, mất khả năng vận động, khiến người bệnh khó tự chủ cuộc sống.

Viêm đa khớp không phải là một bệnh hay một tình trạng xương khớp cụ thể bởi đây chỉ là một khái niệm “ám chỉ” hiện tượng nhiều khớp bị đau, bị viêm cùng lúc. Và dưới đây là một số dạng viêm đa khớp mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhất:

1. Viêm đa khớp tự phát (JIA)

Khi viêm đa khớp xuất hiện ở trẻ vị thành niên, bệnh được định nghĩa là viêm khớp tự  phát vị thành niên hoặc JIA. Ở dạng này, bác sĩ chuyên khoa rất khó hoặc không thể xác định nguyên nhân gây bệnh.

Viêm đa khớp tự phát có thể gây sưng và đau ở các khớp nhỏ lẫn khớp lớn từ khớp mắt cá chân, cổ tay, bàn tay đến khớp hông và khớp đầu gối. Một số trường hợp, viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên xảy ra đối với cả vùng cổ và xương hàm.

2. Lupus

Không chỉ ảnh hưởng đến khớp xương, dạng viêm đa khớp lupus còn tác động đến da, tim, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương.

3. Viêm khớp vảy nến

Người bệnh có thể bị vẩy nến trước khi bị viêm đa khớp và ngược lại. Dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp vảy nến là da bóc vảy, nổi mẩn đỏ và các ngón tay, ngón chân sưng lên giống hình dạng của những chiếc xúc xích mini.

Viêm đa khớp không chỉ làm suy giảm chức năng vận động mà còn ảnh hưởng liên đới đến những cơ quan bộ phận khác của cơ thể. Chính vì thế, chúng ta cần tìm cách “khống chế” viêm đa khớp càng sớm càng tốt.

Nếu viêm đa khớp không được điều trị kịp thời hoặc không được kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận khác trên cơ thể, cụ thể như:

  • Phổi: Sẹo ở phổi gây ra tình trạng khó thở và ho.

  • Mắt: Mắt bị khô và lòng trắng mắt bị viêm.

  • Da: Làn da xuất hiện nhiều cục mô nhỏ dưới da (cục hạch) hoặc bị phát ban đỏ.

  • Tim: Lớp lót quanh tim bị viêm gây đau ngực và nguy cơ đột quỵ cao.

Biến chứng của viêm đa khớp

Đột quỵ là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp

Không chỉ tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan nội tạng của người bệnh, viêm đa khớp còn trực tiếp làm biến dạng cơ khớp, điển hình là hiện tượng teo cơ và dính cơ. Điều này khiến chức năng vận động bị hạn chế và vẻ ngoài mất đi nhiều phần thẩm mỹ.

Ngoài ra, khi bị viêm đa khớp, một số người sẽ bị tích mỡ ở mặt và vùng lưng. Nếu bệnh lý kéo dài còn gây ra trở ngại tâm lý bởi người bệnh cảm thấy tự ti về những biến chứng mà viêm đa khớp để lại trên cơ thể.

Dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng trên cơ thể, chúng ta phần nào đoán biết được bệnh, nhưng để tìm ra căn nguyên của viêm đa khớp, không còn cách nào khác là phải đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín để thăm khám. Việc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp thông qua các biện pháp chẩn đoán khoa học dưới đây sẽ giúp bác sĩ đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân:

Từ việc quan sát và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số di chuyển cơ bản để trả lời những câu hỏi như khớp có dấu hiệu bị sưng, nóng và đỏ không? Khả năng vận động khớp linh hoạt không? Chạm vào khớp có đau không? Bác sĩ sẽ đánh giá được phần nào tình trạng bệnh lý và dạng viêm đa khớp.

Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp có phải do nhiễm virus không? Hoặc bệnh có liên quan đến yếu tố thấp khớp không?

Bác sĩ sẽ lấy dịch nhầy ở các khớp để tiến hành xét nghiệm. Những thay đổi về màu sắc và đặc tính của dịch khớp sẽ giúp bác sĩ nhận diện rõ ràng tác nhân khiến bạn bị viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp khó chẩn đoán hơn các bệnh xương khớp phổ biến khác vì có nhiều dạng tồn tại khác nhau. Do đó, các bác sĩ phải tiến hành cùng lúc nhiều xét nghiệm mới đủ căn cứ để xác nhận nguyên nhân gây bệnh.

Jex nghĩ cần phải khẳng định ngay từ đầu rằng: Bệnh viêm đa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu kết hợp nhịp nhàng liệu trình điều trị khoa học của bác sĩ và chế độ sinh hoạt hợp lý tại nhà, các bạn sẽ có thể kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh(*). Vậy khi bị viêm đa khớp, phương pháp chữa trị y khoa nào đang được áp dụng phổ biến hiện nay?

1. Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc

Để giảm bớt tình trạng viêm và ngăn chặn bệnh biến chứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một trong các loại thuốc sau:

Những thuốc giảm đau dành cho bệnh nhân viêm đa khớp là nhóm thuốc không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen. Uống các loại thuốc này sẽ giúp cắt cơn đau khớp nhanh chóng.

Thường được gọi là NSAID, thuốc chống viêm không chứa hoạt chất Steroid giúp làm giảm viêm và giảm đau khớp nhờ công dụng ngăn chặn các Enzyme và Protein gây viêm.

Đây là thuốc giảm viêm khớp bằng cách ức chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Do đó, Corticosteroid đặc biệt hữu ích đối với những bệnh nhân bị viêm đa khớp do các bệnh tự miễn.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm được viết tắt là DMARD cũng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch như thuốc Corticosteroid. Thông thường nếu chẩn đoán viêm đa khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng DMARD để điều trị.

Những loại thuốc TNF có tác dụng ức chế phản ứng viêm được sử dụng khi dùng DMARD (thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) không hiệu quả.

Mua một số thuốc giảm đau-giảm viêm không kê đơn tại các nhà thuốc như: Natri Diclofenac, Diclofenac, Arnica và Capsaicin để uống sẽ giúp cắt cơn đau khớp và làm giảm nhẹ tình trạng viêm sưng khớp.

Tiêm trực tiếp vào  tĩnh mạch hoặc uống viên nén có chứa hoạt chất Steroid có thể làm giảm viêm và giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Theo Hiệp hội viêm khớp dạng thấp quốc gia Anh, một liều 7,5 miligam (mg) Steroid mỗi ngày sẽ phát huy tác dụng chỉ sau vài ngày dùng.

Dù là uống thuốc giảm đau-giảm viêm kê đơn hay không kê đơn, các bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa và sử dụng theo đúng liều lượng cũng như liệu trình đã được hướng dẫn để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Để đối phó với các cơn đau nhức xương khớp kéo dài, đặc biệt là đau dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, mưa lạnh, nhiều người chỉ biết làm dứt cơn đau tạm thời bằng các loại thuốc giảm đau đơn thuần. Việc này gây hậu quả xấu tới cơ thể như làm đau dạ dày, bao tử; trữ nước gây phù nề… Hơn nữa, làm dứt cơn đau tạm thời mà không trị bệnh tận gốc còn đẩy tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Điều trị tận gốc là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn giúp cho các khớp vận động nhịp nhàng, linh hoạt và giảm đau một cách tự nhiên.

2. Điều trị viêm đa khớp  tại nhà

Ngoài uống thuốc, để giảm đau và các triệu chứng cứng khớp do viêm đa khớp gây ra, các bạn nên tiếp nhận thêm các bài tập vật lý trị liệu và xây dựng một kế hoạch tập thể dục phù hợp với nhu cầu cá nhân, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ và đi xe đạp. Tốt hơn hết, bạn nên nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu tham vấn cường độ cũng như cách thức tập luyện để đảm bảo an toàn cho cơ, khớp và xương.

Tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng là liệu pháp thư giãn cơ khớp tuyệt vời, đồng thời kiểm soát cơn đau do viêm khớp hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Một điều vô cùng quan trọng giúp hồi phục và tái tạo sụn, xương dưới sụn nữa mà các bạn không được bỏ qua đó là duy trì thực đơn ăn uống hợp lý với hàm lượng dinh dưỡng cân đối

Các bạn cần xác định: Điều trị giảm đau viêm đa khớp hay bất kỳ bệnh xương khớp nào đều là “cuộc chiến lâu dài”. Vậy nên, thay vì buồn phiền, lo lắng – Hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và thoải mái để không bỏ cuộc giữa chừng bạn nhé!

09:12 12/03/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ