Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vôi hóa cột sống là một dạng của bệnh thoái hóa cột sống, gây đau lưng, cứng các khớp cổ, vai, hông, đùi. Bệnh có thể gây tê bì bàn tay, bàn chân, thậm chí có thể gây teo cơ nếu không cải thiện sớm.

Vôi hóa cột sống

Vôi cột sống gây đau nhức, giảm sự dẻo dai, linh hoạt của cột sống

Vôi hóa hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống là hiện tượng canxi lắng tụ trên các chồi gai, chồi xương ở thân đốt sống hoặc trên các dây chằng cạnh cột sống. Sự lắng tụ này có thể gây khó vận động kèm theo thoái hóa khớp, gây chèn ép các dây thần kinh và các cấu trúc nhận cảm đau xung quanh, từ đó gây đau lưng, đau cổ, thậm chí cơn đau có thể lan xuống vai, tay hoặc hai chân.

Nguyên nhân cột sống bị vôi hóa?

Vôi hóa cột sống là một trong những bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân cột sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống, nhưng nguyên nhân sâu xa là do bệnh thoái hóa cột sống gây ra, đặc trưng bởi tổn thương sụn và xương dưới sụn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tác động cộng hưởng với các yếu tố gây tổn thương cho cột sống như lao động nặng, thói quen đứng lâu, ngồi nhiều,..

Bệnh phổ biến ở người trung niên, cao tuổi nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn phụ nữ do họ thường xuyên lao động nặng. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cũng dễ bị vôi cột sống. Ngoài ra, những người lao động tay chân thường xuyên khuân vác nặng, hoặc những người bị thừa cân, béo phì làm gia tăng áp lực lên xương khớp, khiến cột sống nhanh chóng bị thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi cột sống.

Ở những người trẻ, thói quen ngồi nhiều, lười vận động làm ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng các khớp. Đặc biệt, cơ thể thiếu dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp làm các tế bào sụn bị mòn, bong tróc đồng thời xương dưới sụn bị xốp và yếu đi, là những tác nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển bệnh.

Vị trí cột sống dễ bị vôi hóa

Cột sống gồm có 33-34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống cổ (C1 đến C5), 12 đốt sống ngực (D1 đến D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), 5 đốt xương cùng (S1 đến S5) và 4-5 đốt xương cụt. Trong tất cả các vị trí này, bệnh vôi hóa cột sống thường gặp ở phần cổ và cột sống lưng.

Vôi hóa cột sống lưng

Cột sống cổ và cột sống lưng là hai vị trí dễ dễ bị vôi hóa nhất.

Vôi hóa đốt sống cổ

Cổ dễ bị vôi hóa hơn so với những vị trí khác vì nó được sử dụng nhiều trong các hoạt động xoay, cúi, gập, ngửa cổ. Mỗi ngày cổ phải gánh chịu sức nặng của đầu với trọng lượng khoảng 5kg (tư thế đầu giữ thẳng), đặc biệt cổ sẽ phải gánh chịu sức nặng nhiều hơn khi bạn đứng, ngồi, nằm sai tư thế hoặc mang vác những vật nặng trên vai, cổ dẫn đến quá trình thoái hóa càng bị đẩy nhanh hơn.

Vôi hóa đốt sống lưng

Các đốt sống ở vùng lưng cũng “nặng gánh” không kém gì đốt sống cổ. Chúng có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể khi chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm. Vùng này sẽ chịu nhiều lực tác động hơn khi bạn phải ngồi lâu ở một tư thế hoặc bưng bê, mang vác những vật nặng. Các tác động này lâu dần làm biến đổi cấu trúc của các đốt sống lưng, từ đó tạo điều kiện canxi lắng tụ lại và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

  • Đau nhức vùng cổ hoặc thắt lưng, đau nhiều khi vận động và giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Đau lan xuống bả vai, cánh tay, bàn tay và kèm đau đầu nếu bị vôi cột sống cổ, còn vôi hóa cột sống lưng, sẽ gây đau lưng, lan xuống cả hông, đùi, thậm chí có thể gây tê bì bàn chân.

Các triệu chứng vôi hóa khá giống với bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Vì thế, người bệnh cần đi khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có phương pháp khắc phục hiệu quả.

Cách khắc phục vôi hóa cột sống

Giống với thoái hóa khớp, bệnh không thể chữa triệt để hoàn toàn mà chủ yếu là giảm triệu chứng đau và làm chậm thoái hóa. Có hai phương pháp giúp cải thiện vôi hóa đốt sống là dùng thuốc và không dùng thuốc.

Điều trị không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc như: tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, giãn cơ, giảm đau hoặc chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng bị đau giúp dây chằng và cơ dược giãn ra nên có tác dụng giảm đau. Đặc biệt, người bệnh vôi hóa cột sống cổ, cột sống lưng cần phải cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt dành cho xương khớp để bảo vệ, tái tạo sụn và xương dưới sụn. Đây là phương pháp ứng dụng thành tựu khoa học mới nhất trong việc giảm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa bệnh vôi cột sống tiến triển.

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc (thường là thuốc giảm đau): Người bệnh chỉ nên dùng khi đau nhiều hoặc khi đã áp dụng các biện pháp nội khoa nhưng không có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng. Hầu hết các loại thuốc giảm đau thông thường đều gây hại dạ dày, gan, thận, tim mạch nếu lạm dụng thường xuyên. Về lâu dài chỉ làm giảm triệu chứng mà không phuc hồi bệnh từ gốc.

Thuốc giảm đau, kháng viêm dùng điều trị vôi hóa cột sống chỉ giúp giảm các triệu chứng tạm thời, chưa thể giải quyết được nguyên nhân gây bệnh từ gốc.

thuốc điều trị vôi hóa cột sống

Thuốc điều trị bệnh vôi hóa cột sống – thường chỉ giải quyết được “phần nổi” tức là triệu chứng đau.

Thuốc điều trị vôi hóa cột sống

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị đau trong vôi hóa cột sống bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuflophen, acid acetylsalicylic (aspirin), codein và tramadol.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): aspirin, diclofenac và acetaminophen.
  • Thuốc giãn cơ: succinylcholine, vecuronium, rocuronium, pipecuronium.
  • Thuốc tiêm Steroid: Tiêm thuốc steroid tại khớp để giảm viêm đau trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều.

Các loại thuốc điều trị bệnh vôi hóa cột sống thường có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến thần kinh, dạ dày, gan thận, tim mạch, cơ bắp. Một số loại thuốc còn có thể chứa thành phần gây nghiện và dễ bị nhờn thuốc (codein, tramadol…). Người bệnh không nên lạm dụng thuốc chữa vôi hóa cột sống, đặc biệt là các loại thuốc nam, thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Đối với các loại thuốc tây điều trị vôi hóa cột sống chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ giúp người bệnh đỡ đau tạm thời. Khi ngừng dùng thuốc vẫn có thể bị đau lại. Trong trường hợp có chèn ép vào hệ thần kinh, gây tê đau tứ chi, rối loạn đại tiểu tiện,, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật giải tỏa áp lực đó.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ chính xác các mấu gai chèn ép cột sống, thoát vị đĩa đệm… Tuy nhiên sau khi cắt, gai vẫn có nguy cơ “mọc” lại do quá trình thoái hóa vẫn chưa được ngăn chặn đúng cách, sụn khớp và xương dưới sụn vẫn đang bị tổn thương và hư hại nặng.

Cần phải có biện pháp làm chậm thoái hóa, hồi phục các tổn thương tại cột sống thì mới hy vọng kiểm soát được các cơn đau lưng do vôi hóa.

Thuốc trị thoái hóa cột sống

Thuốc chữa vôi hóa cột sống thường mang nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh nên thận trọng khi sử dụng, tránh lạm dụng thường xuyên.

Giải pháp làm chậm thoái hóa, cải thiện vôi hóa từ gốc

Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi trên dây chằng hoặc hình thành các mấu gai ngang, các mõm gai do thoái hóa cột sống. Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cơ xương của Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM vừa công bố công trình nghiên cứu khoa học mà theo đó, họ phát hiện rằng cứ 10 người Việt Nam ở TPHCM trên 40 tuổi thì 6 người bị thoái hóa xương cột sống. Đau lưng được xem là biểu hiện cụ thể nhất của thoái hóa cột sống.

Theo thời gian, công việc, tuổi tác, thừa cân và các thói quen di chuyển khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng. Các lớp sụn khớp và xương dưới sụn càng lúc càng bị bào mòn, bong tróc và hư hại nhiều hơn.

Khi xương dưới sụn (các đốt sống) tổn thương đến mức độ nhất định sẽ hình thành các gai xương. Các gai xương này va chạm vào các phần mềm chung quanh, gây ra các cơn đau nhức lưng từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến cột sống. Lâu dần khiến cột sống mất khả năng linh hoạt.

Đây là tiến trình một chiều, không thể đảo ngược. Việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm hay thuốc giãn cơ chữa vôi hóa cột sống chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thể giải quyết được hết cơ chế bệnh sinh. Như đã nói, vôi hóa cột sống hình thành do sự thúc đẩy của thoái hóa khớp, do đó, để điều trị căn bệnh này hiệu quả, điều quan trọng là phải làm chậm, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp tiếp tục phá hủy các thành phần tạo nên cột sống (sụn khớp, các đốt sống, dây chằng, dịch khớp…). Từ đó, mới có thể ổn định lại cấu trúc cột sống và giảm đau nhức hiệu quả.

Bệnh thoái hóa và vôi hóa cột sống

Nguyên nhân hàng đầu gây vôi hóa cột sống là do thoái hóa.

Trong các phương pháp điều trị thoái hóa khớp, chăm sóc và bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn là giải pháp ngăn chặn thoái hóa cột sống, được nói đến nhiều nhất trong các hội nghị xương khớp gần đây. Tại các hội nghị này, vấn đề được lưu tâm nhiều nhất là làm sao để giảm gánh nặng kinh tế, giúp người bệnh thoái hóa xương khớp cải thiện vận động, giảm đau an toàn và không bị tàn phế.

Nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn giúp phục hồi các tổn thương tại xương – sụn khớp, tăng cường hệ vận động được xem là giải pháp tối ưu nhất hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống. Và cách có thể làm chậm quá trình suy thoái của sụn khớp tốt chính là  kiểm soát, ức chế phản ứng viêm tại cột sống bằng dưỡng chất tự nhiên.

Để làm được điều này, chúng ta cần sự trợ giúp của nhiều tinh chất khác nhau, tiêu biểu là Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Đây là những tinh chất (hiện chỉ có trong JEX thế hệ mới) đã được chứng minh có khả năng tác động vượt trội và đồng thời đến sụn và xương dưới sụn, giúp hỗ trợ giảm hình thành và hoạt động của các yếu tố gây viêm (tự kháng thể và chất tiền viêm gồm TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma), không để viêm phát triển, phá hủy mô sụn và xương nặng thêm, từ đó trì hoãn tiến trình thoái hóa cột sống, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện vôi hóa cột sống tận gốc.

Cơ chế tác động của JEX thế hệ mới là giải pháp ưu việc ở thời điểm hiện tại, giúp hỗ trợ người bệnh giảm đau, kiểm soát tiến trình vôi hóa, thoái hóa một cách hiệu quả và an toàn. Bạn hãy sử dụng sản phẩm kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thực hành lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe cột sống một cách tốt nhất.

Sản phẩm Jex thế hệ mới

Cách phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

  • Hỗ trợ tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn bằng JEX thế hệ mới để giữ cho cột sống chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa sớm.
  • Hạn chế các tác động mạnh, đột ngột, sai tư thế. Đồng thời không đứng hay ngồi lâu ở một tư thế để giảm áp lực lên cột sống.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các động tác tác động đến vùng cột sống cổ và vùng thắt lưng.
11:14 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ