Đau lưng dưới: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là cảm giác đau nhói hay âm ỉ phần nông của lưng và từ thắt lưng trở xuống. Chúng có thể là dấu hiệu của một số tổn thương liên quan đến đốt sống, đĩa đệm, dây chằng, tủy sống, dây thần kinh…

Cụ thể, khi thắt lưng bị đau nhức là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân nào? Đáp án chính xác sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bệnh đau thắt lưng dưới

Đau thắt lưng làm giảm khả năng lao động và vận động

Lưng dưới bao gồm 5 đốt sống được đánh dấu từ  L1 – L5 (tức vùng thắt lưng) có nhiệm vụ nâng đỡ và tạo đường cong cơ thể. Hơn nữa, vị trí này cũng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của não đến chân giúp chúng ta dễ dàng thực hiện bước đi (bước tiến, bước lùi, bước sang trái, bước sang phải…).

Liên quan đến lưng dưới, chúng ta thường nghe đến tình trạng đau thắt lưng. Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia (thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ): Đau thắt lưng là nguyên nhân chủ yếu khiến công việc bị đình trệ. Khoảng 80% người Mỹ phải trải qua cơn đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời.

Cơn đau thắt lưng dữ dội hầu hết là hệ quả của một chấn thương như bong gân, mang vác vật nặng hoặc thay đổi chuyển động đột ngột. Bên cạnh đó, thắt lưng bị đau cũng là dấu hiệu của sự thoái hóa xương khớp, khi cột sống bị lão hóa mất dần cấu trúc cũng như chức năng của khớp, đĩa đệm và xương cột sống

Dựa vào nguyên nhân cũng như vị trí xuất hiện cơn đau, chúng ta có 2 loại đau lưng dưới phổ biến đó là:

Đau cơ học

Đau lưng dưới cơ học là cơn đau đến từ các cơ, dây chằng, khớp hoặc cột sống. Những vị trí chịu ảnh hưởng của cơn đau này là thắt lưng, mông và đôi khi lan xuống bàn chân. Bạn có thể cảm nhận cơn đau rõ rệt khi thay đổi tư thế.

Đau rễ thần kinh

Nguồn gốc dẫn đến cơn đau lưng dưới này là một rễ thần kinh ở cột sống bị chèn ép hoặc bị viêm. Đau rễ thần kinh thường chỉ cảm nhận thấy ở một bên cơ thể và bắt đầu từ hạ bì xuống mông và chân. Bạn sẽ cảm thấy nhói đau kèm tê hoặc yếu chân nếu bị đau rễ thần kinh.

Chúng ta cũng có thể phân loại đau lưng dưới theo thời điểm khởi phát và diễn biến của cơn đau, cụ thể như sau:

Đau lưng dưới cấp tính

Loại đau này xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần khi cơ thể phản ứng lại với chấn thương hoặc tổn thương mô. Mức độ đau thắt lưng cấp (tăng hoặc giảm) sẽ phụ thuộc vào tiến trình hồi phục của cơ thể.

Vị trí thắt lưng dưới

Đau thắt lưng cấp tính kéo dài trong vài ngày do chấn thương mô

Đau lưng dưới bán cấp tính

Trường hợp đau thắt lưng bán cấp tính kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng. Loại đau này mang tính chất cơ học như căng cơ hoặc đau khớp.

Đối với đau lưng dưới bán cấp, can thiệp y tế là điều cần thiết. Đồng thời, chúng ta cần hạn chế hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi.

Đau lưng dưới mạn tính

Khi cơn đau lặp đi lặp lại và kéo dài hơn 3 tháng nghĩa là đau lưng dưới đã chuyển thành mạn tính. Ở cấp độ này, các phương pháp điều trị đau lưng cấp tính hay bán cấp tính không còn đáp ứng. Bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ chữa trị đau lưng dưới mạn tính phù hợp.

Cơn đau thắt lưng có thể bắt đầu đột ngột, hoặc đến và đi rồi dần dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà mỗi người sẽ có cảm nhận về triệu chứng theo những cách khác nhau:

  • Cơn đau âm ỉ và nhức nhối.

  • Cơn đau nhói di chuyển từ lưng dưới đến mặt sau của đùi, đôi khi lan tỏa xuống chân hoặc bàn chân, kèm theo hiện tượng tê hoặc ngứa ran.

  • Co thắt cơ bắp và căng cứng ở vùng lưng dưới, xương chậu và hông.

  • Cơn đau dữ dội hơn sau khi ngồi hoặc đứng liên tục trong khoảng thời gian dài.

  • Khó khăn khi đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển đổi tư thế từ đứng đến ngồi xuống.

Dù biểu hiện không hoàn toàn giống nhau, nhưng cơn đau ở thắt lưng rất đặc trưng. Vì vậy, nếu lưng dưới nhói đau bất thường ngay cả khi ngồi yên một chỗ, nguy cơ bị đau thắt lưng là rất cao (cũng cần phân biệt với những cơn đau do nguyên nhân khác như: sỏi thận, mật, …).

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị đau lưng phần dưới. Nếu chưa biết do đâu thắt lưng nổi cơn đau ê ẩm, thì bạn nên dè chừng những tác nhân dưới đây:

  • Căng hoặc rách cơ và dây chằng

  • Tổn thương đĩa đệm (thoát vị hoặc rách đĩa đệm)

  • Đau thần kinh tọa

  • Hẹp cột sống

  • Cong vẹo cột sống (thường là bẩm sinh)

  • Rối loạn chức năng cơ khớp

  • Thoái hóa cột sống

  • Chấn thương như trật khớp cột sống, gãy xương do tai nạn, ngã…

  • Bệnh khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm cột sống dính khớp…

  • Loãng xương

  • Nhiễm trùng cột sống

  • Khối u là di căn của ung thư vú, tuyến giáp, phổi…

Dấu hiệu đau thắt lưng dưới

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới

Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị đau thắt lưng phải kể đến như thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Không phải 1, 2 mà có tới hàng chục nguyên nhân gây đau lưng dưới. Việc xác minh chính xác nguồn gốc phát sinh cơn đau ở thắt lưng là điều kiện tiên quyết để bác sĩ điều hướng và lên kế hoạch điều trị hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất.

Lịch sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt

Trước khi bắt đầu các bước xét nghiệm cơ bản, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin liên quan đến các triệu chứng và tiền sử bệnh. Để thu thập được những thông tin này, bác sĩ đưa ra danh sách gồm các câu hỏi sau:

  • Cơn đau lưng tăng nặng hoặc giảm nhẹ vào thời điểm nào trong ngày?

  • Đau nhức có kèm theo triệu chứng khác như tê chân hay ngứa rát lưng dưới không?

  • Công việc có phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài?

  • Tư thế ngủ và tư thế làm việc ưa thích?

  • Đã từng gặp chấn thương?

Trả lời nghiêm túc và chi tiết những câu hỏi này giúp bác sĩ hình dung chân thực nhất về cuộc sống hàng ngày của bạn, từ đó bao quát được những nguy cơ có thể là nguồn gốc gây ra chứng đau thắt lưng. Hơn nữa, kết quả thu thập được từ bệnh sử sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng dưới diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Kiểm tra thể chất

Mục tiêu của kiểm tra thể chất là thu hẹp hơn nữa các nguy cơ có thể gây đau lưng dưới. Sau đây là những thủ tục cần thiết trong một bài kiểm tra thể chất điển hình:

  • Sờ nắn: Dùng tay sờ nắn dọc theo lưng dưới giúp bác sĩ biết được vị trí bị co thắt, đau nhức bất thường.

  • Thử phản ứng thần kinh: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng tác động lên lưng dưới, mông và chân để thử phản ứng của người bệnh.

  • Quan sát phạm vi chuyển động: Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các động tác như uốn cong, xoay người… để bác sĩ kiểm tra xem các chuyển động có bị hạn chế bởi cơn đau không.

  • Nâng cao chân: Động tác nằm ngửa và nâng một chân lên cao, rồi giữ thẳng nhất có thể là cách để bác sĩ đặt nghi ngờ đau thắt lưng có thể đến từ tổn thương đĩa đệm.

Chẩn đoán đau thắt lưng dưới

Bác sĩ nắn vùng lưng dưới để xác định vị trí bị đau

Rất nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ cần lấy thông tin về lịch sử y tế và kiểm tra thể chất là đã chẩn đoán được mức độ, nguyên nhân đau lưng dưới mà không cần đến các bước xét nghiệm tiếp theo.

Xét nghiệm hình ảnh

Việc chẩn đoán thông qua xét nghiệm hình ảnh được chỉ định khi cơn đau lưng dữ dội kéo dài trong vòng 2 hoặc 3 tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Các xét nghiệm hình ảnh mang lại hiệu quả chẩn đoán cao bao gồm:

  • Chụp X-quang: Cho thấy rõ sự bất thường ở xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp, gãy xương, gai xương hoặc khối u.

  • Chụp CT (chụp cắt lớp): Cho phép nhìn thấy rõ cột sống từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát hiện nhanh những tổn thương bên trong xương cột sống bao gồm cả dây thần kinh.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp MRI là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh tiên tiến bậc nhất hiện nay. Nhìn vào hình ảnh MRI, bác sĩ dễ dàng phát hiện những bất thường ở các mô mềm như cơ bắp, dây chằng và đĩa đệm.

Hoàn thành công tác xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đau thắt lưng trúng đích, ngăn chặn cơn đau tái phát giúp người bệnh vui sống mỗi ngày.

Ở mỗi giai đoạn của đau lưng dưới sẽ tương ứng với cách điều trị cụ thể. Điều quan trọng là chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh lý để có thể phản ứng nhanh, hạn chế diễn tiến xấu. Vậy nên, mô tả quá trình chữa trị đau thắt lưng chi tiết dưới đây sẽ hữu ích với tất cả mọi người:

Chăm sóc tại nhà

Trong 72 giờ sau khi nhận thấy cơn đau, tự chăm sóc tại nhà có thể kiểm soát bệnh hữu hiệu và những việc bạn nên làm lúc này là:

  • Dừng các hoạt động thể chất (nhất là mang vác nặng và môn thể thao mạnh)

  • Chườm đá trực tiếp lên vùng lưng dưới

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen

  • Thay đổi tư thế ngủ (từ nằm ngửa sang nằm nghiêng) tạo cảm giác dễ chịu

  • Đặt chiếc gối hoặc khăn mềm dưới đùi khi nằm để giảm áp lực lên lưng dưới

  • Dùng tay massage nhẹ nhàng quanh thắt lưng để thư giãn các cơ đang bị co thắt

Tư thế nghỉ ngơi giảm đau lưng

Thay đổi tư thế ngủ giúp giảm bớt cơn đau thắt lưng

Can thiệp y tế

Khi những nỗ lực chăm sóc tại nhà không ngăn chặn được cơn đau lưng dưới, thậm chí tình hình còn nghiêm trọng hơn, chúng ta cần tìm đến sự trợ giúp của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và bài tập vật lý trị liệu thích hợp.

Phẫu thuật

Đây là lựa chọn cuối cùng nhưng thật sự cần thiết đối với trường hợp “miễn nhiễm” với tất cả các phương pháp điều trị kể trên. Mục đích của phẫu thuật là giảm áp lực lên rễ thần kinh hoặc tăng cường sức mạnh cho cột sống bằng các thủ thuật như:

  • Cắt bỏ một phần của ống sống

  • Loại bỏ đĩa đệm và hợp nhất các đốt sống cạnh nhau

  • Giải nén cột sống để tăng kích thước ống sống

Các thao tác phẫu thuật điều trị đau thắt lưng vô cùng phức tạp. Bạn hãy cẩn trọng tìm kiếm một bệnh viện xương khớp uy tín để được thực hiện phẫu thuật đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

Thực hiện phòng ngừa đúng cách không chắc chắn ngăn chặn 100% nguy cơ đau lưng dưới nhưng sẽ giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng nếu tình trạng này xảy đến. Và không phải điều gì quá xa vời, để hạn chế cơn đau thắt lưng – Bạn chỉ cần làm tốt những nhiệm vụ sau:

  • Bổ sung một số dưỡng chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe xương khớp như: Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, các tinh chất này có khả năng hỗ trợ giảm sản sinh các chất gây viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày (cường độ tập luyện điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của bản thân)

  • Giảm cân nếu bạn thừa cân (Chỉ số BMI trên 23)

  • Hạn chế khuân vác vật nặng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể

  • Làm việc và vận động đúng tư thế (luôn giữ thẳng lưng, không cong vẹo hay cúi gập)

  • Giảm dung nạp các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng dinh dưỡng

Một điều cần lưu tâm nữa là: Bất kể thời điểm nào, bất kể cơn đau ra sao… hãy trao đổi với bác sĩ về triệu chứng đau lưng dưới của mình sớm nhất. Chỉ các bác sĩ chuyên khoa mới đủ năng lực giúp chúng ta giải tỏa nỗi lo lắng liệu mình có thật sự bị đau thắt lưng hay không và có hướng điều trị hợp lý.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

 

02:14 26/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ