Đau thắt lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau thắt lưng có các mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Có thể ngắn hạn do ngồi lâu, mang vác vật nặng hoặc dài hạn (mạn tính) như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang và chi dưới.

Đau thắt lưng là gì?

Cột sống hay còn gọi là thắt lưng, bao gồm thắt lưng trên (phần cổ, ngực) và thắt lưng dưới (phần còn lại). Cột sống là bộ phận có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể, nên dễ bị thương tổn, biến đổi cấu trúc (thoát vị, thoái hóa, trượt đốt sống, cong vẹo…) gây ra các cơn đau thắt lưng từ ngắn hạn (vài ngày) đến mạn tính.

Cấu tạo và chức năng của cột sống thắt lưng

Cấu trúc của cột sống

Cột sống gồm 33 xương khác nhau (bao gồm xương đốt sống, xương cùng, xương cụt), đĩa đệm và các cấu trúc liên quan như tủy sống, dây chằng, hệ thần kinh ngoại biên (rễ thần kinh, chùm đuôi ngựa…). Các đốt sống (đượ xem là xương dưới sụn tại vùng cột sống) là bộ phận xương chịu lực chính cùng với các lớp sụn khớp đi kèm, mục đích là hạn chế áp lực cho cột sống khi cột hoạt động.

Giữa các thân đốt sống thường có các đĩa đệm. Các đĩa đệm cùng với dây chằng là một cấu trúc nâng đỡ cho cột sống, đồng thời hấp thụ, triệt tiêu các lực tác động lên cột sống. Cột sống chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống.

Vị trí đau thắt lưng

Hình ảnh vị trí, cấu tạo cột sống

Chức năng của cột sống

Cột sống giữ vai trò nòng cốt, nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là cầu nối của các cấu trúc xương. Không có cột sống, bạn không thể giữ cho mình đứng thẳng hoặc thậm chí không thể đứng lên. Cột sống và các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương của cơ thể để các cơ bám vào và bảo vệ nội tạng trong lồng ngực, ổ bụng. Cột sống, với cấu trúc cong tự nhiên và các đĩa đệm có vai trò như lò xo hấp thụ sốc, giúp cơ thể linh hoạt và trong mọi hoạt động và di chuyển tự do mà không bị chấn thương.

Nhờ có hệ thống xương khớp này mà hệ thần kinh được liền mạch (kết nối) từ não đến cơ quan khác của cơ thể. Nếu bị ép mạnh hoặc thoái hóa cấu trúc thì các đốt sống có thể chèn ép dây thần kinh gây đau.

Chính vì vai trò chịu lực trong cơ thể nên cột sống rất dễ bị chấn thương gây tê đau, đặc biệt là ở vùng thắt lưng dưới, làm hạn chế vận động. Cần quan sát mức độ của đau thắt lưng. Nếu đau thắt lưng dữ dội ngay sau khi chấn thương hay đột ngột không rõ nguyên nhân thì cần thăm khám ngay. Còn nếu cơn đau nhẹ, chỉ diễn ra trong 2-3 ngày thì cần quan sát thêm.

Nhảy sai tư thế bị đau lưng

Cột sống với thành phần chính là các đốt sống, nhưng có cả khả năng hấp thụ chống sốc, giúp cơ thể không bị đau và tổn thương khi nhảy (hình minh họa)

Nguyên nhân đau thắt lưng

Thắt lưng là vùng chịu lực (chịu tác động cơ học) cho toàn bộ phần thân trên của cơ thể. Chính vì thế mà sụn khớp và xương dưới sụn (các đốt sống) tại khu vực này rất dễ bị tổn thương và va chạm vào nhau gây ra các cơn đau âm ỉ hay đột ngột. Dưới các yếu tố tuổi tác hay bệnh lý tác động, quá trình thoái hóa càng được đẩy nhanh.

Viêm đau thắt lưng hông do ngồi lâu, lao động nặng trong giai đoạn ngắn sẽ dứt và thường không để lại di chứng (nhất là ở tuổi trẻ), nhưng nếu mắc các chứng mạn tính như thoái hóa, thoát vị hay hẹp ống sống… thì thường để lại di chứng trên sụn khớp và xương dưới sụn. Khi chụp X-quang hay sử dụng các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác sẽ thấy hẹp khe khớp, gai xương, các đầu sụn bị bào mòn và tổn hại đến xương dưới sụn (ở cột sống là xương cột sống).

Các nguyên nhân gây đau lưng, làm tổn thương sụn khớp và các đốt sống bao gồm nhiều yếu tố như:

Do bẩm sinh

Cong vẹo cột sống (vẹo cột sống theo hình chữ C hay chữ S) có khả năng gây đau thắt lưng đột ngột do xương cột sống bị lệch, đè lên dây chằng, cơ bắp, gân…

Do áp lực cơ học

Ngoài các tình huống chấn thương đột ngột, cơn đau thắt lưng có thể đến bất chợt sau khi làm việc, chơi thể thao quá sức, vận động sai tư thế, ngồi lâu hoặc mang vác vật nặng thời gian dài. Các cơn đau do thói quen sinh hoạt, làm việc nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây tổn thương cơ, dây chằng, xương cột sống, đặc biệt là sụn khớp và xương dưới sụn, đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất ở khớp. Dây chằng, gân có tính đàn hồi, co giãn tốt nhưng sụn khớp và xương dưới sụn lại không. Vì thế, thường dễ bị va chạm, cọ sát vào nhau, gây đau, tổn thương và sai lệch chức năng hoạt động.

Đau thắt lưng ở người già

Đau thắt lưng thường do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, dưới tác động của tuổi tác, công việc lao động nặng hoặc chơi  thể thao quá sức

Do bệnh lý

Những đợt đau thắt lưng cấp (xảy ra dữ dội trong thời gian ngắn) hay mạn tính (kéo dài) có thể xuất hiện do các bệnh lý tại thắt lưng, đĩa đệm, tủy sống, dây thần kinh, cơ bắp vùng lưng, cơ quan nội tạng quanh vùng xương chậu và bụng. Điển hình đó là các loại bệnh:

  • Thoái hóa cột sống lưng: Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa  lưng gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai ở đốt sống. Đây là một trong những bệnh thoái hóa phổ biến thường gặp ở độ tuổi 35, chỉ sau thoái hóa khớp gối. Thoái hóa cột sống lưng gây khó khăn cho người bệnh khi đi đứng hay vận động. Bên cạnh những cơn đau nhức, cột sống dần xuất hiện gai, hẹp đĩa đệm, tổn thương nặng hệ thống dây thần kinh. Một số trường hợp teo cơ do dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, viêm cột sống dính khớp, cột sống biến dạng, bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, kèm theo đó là nguy cơ biến chứng sau mổ, tỷ lệ tái phát đáng kể và chi phí cao.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đau thắt  lưng có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm xuất hiện đột ngột khi bị chấn thương, khiêng vác nặng, hay xoay trở gập lưng mạnh. Nguyên nhân vì cột sống vùng lưng và thắt lưng thường phải chịu áp lực nhiều hơn so với những khớp khác, khiến cho đĩa đệm nhanh chóng bị thoái hóa, nứt, rách hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nhiều trường hợp đè vào dây thần kinh, tạo ra các cơn tê đau lan xuống chân, gây khó khăn khi đi lại.
  • Viêm cột sống: Viêm cột sống là một dạng của viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cột sống, cơ, gân, dây chằng xung quanh cột sống. Viêm cột sống thường là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh. Một số bệnh thuộc nhóm này như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến và viêm khớp phản ứng. Đây là những loại bệnh ảnh hưởng lớn đến sụn và xương dưới sụn dẫn đến khó khăn và đau nhức mỗi khi cột sống cử động. Thậm chí, khi bệnh nghiêm trọng, lớp sụn bị phá hủy hoàn toàn, xương dưới sụn hình thành gai xương có thể chèn ép các dây thần kinh chạy dọc cột sống lưng gây đau buốt lưng dữ dội, lan xuống cả mông, đầu gối, chân, nặng hơn có thể làm biến dạng cột sống.
  • Hẹp ống sống: Hẹp cấu trúc ống được gây ra bởi các đốt sống, dẫn đến hậu quả là chèn ép tủy sống, chèn ép bao màng cứng, hoặc chèn ép các rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống. Bệnh hẹp ống sống thường xảy ra ở người từ 60 tuổi trở lên do tình trạng thoái hóa. Đồng thời, diễn tiến chậm, trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ.
    Triệu chứng là đau, yếu hoặc tê ở chân, bắp chân hoặc mông. Vọp bẻ ở bắp chân khi đi, cần phải nghỉ nhiều lần để đi một đoạn đường. Đau lan đến một hay cả hai cẳng chân hoặc đùi, tương tự như đau thần kinh tọa. Một vài trường hợp hiếm có thể mất vận động của hai chân, rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện. Đau có thể giảm khi gập người phía trước, ngồi hoặc nằm.
  • Đau cơ xơ hóa: Chứng đau cơ xơ hóa là một căn bệnh được miêu tả với triệu chứng là xuất hiện những cơn đau lưng, người mệt mỏi, rối loạn nhận thức và phiền muộn. Cơn đau có xu hướng lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2-5% dân số, chủ yếu là ở phụ nữ, tuy nhiên, nam giới  và trẻ vị thành niên cũng có thể có nguy cơ mắc  bệnh. Bệnh thường phát triển vào tuổi trung niên.
  • Đau thần kinh tọa: biểu hiện bởi cảm giác đau dọc từ thắt lưng dưới xuống hai chi, thường do hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống gây ra. Dây thần kinh tọa nối từ phần dưới thắt lưng đến chân. Đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Đau thần kinh tọa có thể đến từ từ hoặc xuất hiện một cách đột ngột  khi người bệnh mang vác vật nặng. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát, khiến bệnh nhân bị mất khả năng vận động.

Dây thần kinh tọa bị đau

Một trong hai dây thần kinh tọa

Ngoài các triệu chứng trên, đau thắt lưng có thể đến từ bệnh vảy nến, loét dạ dày hoặc tá tràng, sỏi thận… Tuy nhiên, triệu chứng của các bệnh này thường không quá nghiêm trọng như các bệnh đau xương khớp kể trên.

Đau thắt lưng có thể là dấu hiệu của bệnh loãng xương. Khi mật độ khoáng xương giảm đáng kể sẽ có nguy cơ làm nứt, vỡ một số đốt sống, gây ra những cơn đau buốt lưng dữ dội và các bệnh lý như thoái hóa cột sống lưng, thoái vị đĩa đệm.

Các triệu chứng đau thắt lưng thường gặp

Đau thắt lưng sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Trong đó,đau thần kinh tọa được xem là cơn đau nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nhiều nhất. Người bệnh sẽ thấy tê, đau dữ dội từng cơn từ thắt lưng dọc xuống hai chân và bị giới hạn vận động. Ngoài ra, có thể chia các dấu hiệu đau thắt lưng thành các nhóm sau:

Đau thắt lưng âm ỉ kéo dài, thi thoảng đau buốt lưng

Đau lưng theo từng cơn, sau đó giảm dần, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau buốt. Đây là triệu chứng điển hình của các bệnh đau thắt lưng thông thường.

Đau lưng kèm tê chân, mỏi gối

Đây là triệu chứng điển hình của chứng đau thần kinh tọa. Thường là do thoát vị đĩa đệm hẹp đốt sống. Thông thường, triệu chứng đau, tê mỏi gối chỉ xảy ra ở một bên chi, tuy nhiên ở một số trường hợp có thể gây đau ở cả hai bên. Người bệnh đi lại khó khăn, đau nhức dữ dội, mất cảm giác chi dưới, thậm chí tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Đau thắt lưng buồn nôn

Đâycó thể là triệu chứng của sỏi thận hoặc bệnh túi mật. Nếu đi kèm với nóng sốt, thở dốc thì khả năng mắc các loại bệnh này sẽ càng cao hơn.

Ngồi lâu đau thắt lưng

Đau nhức dạng này thường đi kèm với đau nhức toàn thân. Cơn đau chỉ âm ỉ trong vài ngày và chấm dứt sau đó nếu điều chỉnh thói quen sinh hoạt phù hợp. Trong trường hợp đau kéo dài không dứt nên nghĩ đến thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm (nhất là những người làm việc phải ngồi lâu thường xuyên).

Đau lưng gây khó khăn khi xoay trở, hoạt động. Người bị đau thắt lưng trái thì khó xoay trở bên trái, đau thắt lưng phải thì khó xoay trở phải. Người bệnh cần khẩn trương tới bệnh viện đau sau khi ngã hoặc có sốt, bị đau lưng đi kèm với đau buốt khi đi tiểu. Riêng khi xảy ra các triệu chứng tê ở háng, chân, yếu chân hay mất kiểm soát ruột, bàng quang thì bệnh gây đau lưng đã quá nghiêm trọng, cần phải nhập viện ngay.

Chẩn đoán đau thắt lưng

Bác sĩ sẽ tiến hành các chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây đau thắt lưng thông qua:

Bệnh sử và khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ xem xét mức độ, tần suất đau thắt lưng, hướng đau, yếu tố tăng giảm, đau âm ỉ liên tục hay từng cơn. Đồng thời, đánh giá các triệu chứng kèm theo và áp dụng kỹ thuật thăm khám lâm sàng cộng với xem xét  kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh để đưa ra kết luận.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner, chụp cộng hưởng từ MRI… sẽ được lựa chọn hoặc kết hợp để chẩn đoán các tổn thương do đau thắt lưng.

Trong các phương pháp trên, MRI được đánh giá là an toàn nhất do sử dụng sóng từ trường và sóng radio và không sử dụng tia xạ. Đồng thời, thông qua việc quan sát lượng nước ở các cơ quan trong cơ thể và kết hợp với nhiều kỹ thuật cao cấp khác, MRI cho hình ảnh rõ nét và đánh giá chính xác nhất.

Với các tình trạng đau lưng nhưng không rõ nguyên nhân hoặc khi muốn chẩn đoán chính xác hơn các tổn thương, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp bổ sung như: điện cơ, xạ hình xương, đo mật độ khoáng xương… Điện cơ (EMG) là một thủ thuật chẩn đoán đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng. Xạ hình xương giúp chẩn đoán nguyên nhân hoặc vị trí đau xương trong trường hợp không xác định đượcnguyên nhân ban đầu, chẳng hạn như đau thắt lưng liên tục không rõ nguyên nhân. Đo mật độ xương (BMD), còn được gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương, là phương pháp sử dụng tia X để đo lường hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong một đoạn xương.

Tìm hiểu về chụp mri

MRI cho hình ảnh cột sống rõ nét, và cung cấp được nhiều thông tin hơn trong việc chẩn đoán đau thắt lưng

Điều trị đau thắt lưng như thế nào?

Nguyên tắc là điều trị giảm đau và điều trị nguyên nhân. Trong điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, các bác sĩ thường kết hợp ba nhóm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau (bậc một hoặc bậc hai nếu đau nhiều) và thuốc giãn cơ. Trong đó, thuốc chống viêm không steroid dùng đường tiêm khi đau cấp và đau nhiều.

Khó khăn nhất là điều trị đau thắt lưng do các bệnh như thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm mạn tính. Các cơn đau dạng này thường kéo dài, lặp lại thường xuyên. Trong một số trường hợp đau thắt lưng mạn tính hoặc đau thần kinh tọa kèm theo, có thể kết hợp dùng thêm thuốc giảm đau thần kinh (nhóm Gabapentin). Người bệnh tuyệt đối không nên để những người không có chuyên môn về y học điều trị cho mình với bất kỳ hình thức nào (kéo, nắn, dẫm đạp vùng thắt lưng…).

Như đã nêu ở phần nguyên nhân, sụn khớp và các đốt sống là hai thành phần quan trọng của cột sống nên rất dễ tổn thương, bào mòn dần theo thời gian. Do đó, đối với các triệu chứng đau khớp, dù là tạm thời hay mạn tính thì điều quan trọng là phải chăm sóc và bảo vệ hai thành phần này.

Cách giảm đau thắt lưng từ thiên nhiên an toàn tại nhà

Người bị đau thắt lưng nên tập thói quen nghỉ ngơi nhiều, chườm nóng để giãn cơ và vận động nhẹ nhàng. Đồng thời, cần chú ý bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn. Chăm sóc vùng thắt lưng một cáchkhoa học để giúp hạn chế cơn đau và chung sống hòa bình với bệnh lý mạn tính.

Nghỉ ngơi giai đoạn ngắn

Đau thắt lưng có thể được cải thiện bằng việc hạn chế tạm thời các hoạt động mạnh. Tuy nhiên,không khuyến khích việc tránh vận động dài ngày , vì không hoạt động quá lâu có thể làm việc hồi phục trở nên khó khăn hơn.

Sống tích cực, chủ động nhưng tránh các hoạt động và tư thế làm tăng đau. Ví dụ, ngồi quá lâu trong xe hơi hay tại bàn làm việc mà không đổi tư thế sẽ làm cơn đau nặng hơn. Hãy cài đặt đồng hồ bấm giờ mỗi 20 phút để vận động nhẹ nhàng hoặc  đi bộ vòng quanh.  vận động nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng sẽ tạo ra cơ hội để khớp hồi phục nhanh hơn.

Đau lưng có nên đi bộ

Đừng vì đang mắc bệnh đau thắt lưng mà nằm nhà suốt, hãy ra ngoài đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp thắt lưng đỡ đau hơn

Sử dụng nhiệt

Nhiệt từ bồn tắm ấm, vòi sen, miếng dán điện, băng dán nhiệt có thể giúp thư giãn, căng cơ và cải thiện dòng máu. Tăng lưu lượng máu làm tăng dinh dưỡng và oxy cần cho cơ bắp lành bệnh. Nếu đau thắt lưng do viêm, túi chườm đá lạnh có thể được dùng để giảm sưng. Điều quan trọng là phải bảo vệ da khi chườm nóng hay lạnh để ngăn ngừa phá hủy mô. Chườm ấm trước các hoạt động để thư giãn cơ, tạo sự dẻo dai và linh động tốt hơn, chườm lạnh sau hoạt động để giảm nguy cơ bị kích thích hay sưng từ các động tác thể thao.

Sản phẩm bảo vệ xương khớp hỗ trợ giảm đau, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, bảo vệ xương chắc khỏe

Trong hầu hết các trường hợp đau xương khớp đều nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn. Chúng có thể giảm các cơn đau thắt lưng an toàn chỉ cần chúng ta lựa chọn được những sản phẩm có nguồn gốc và cơ sở khoa học rõ ràng, an toàn.

JEX thế hệ mới được xem là xu hướng mới, có tác động “trúng đích” lên cơ chế bệnh sinh và hỗ trợ bảo vệ xương khớp một cách toàn diện. Sản phẩm là sự “kết tinh” của các tinh chất quý giá từ thiên nhiên như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Những tinh chất này khi đi vào cơ thể, một mặt kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn, mặt khác giúp hỗ trợ giảm đau, ngăn viêm nhờ quá trình ức chế quá trình sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp. Nhờ đó, các khớp trong cơ thể, đặc biệt là khớp thắt lưng được phát triển chắc khỏe, bền dẻo dai và những cơn đau ở thắt lưng cũng sẽ giảm dần và biến mất.

Sản phẩm Jex thế hệ mới

Thành phần sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học tại nhiều nước trên thế giới, vì vậy người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng dài lâu, hỗ trợ nuôi dưỡng và bảo vệ xương khớp toàn diện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi sử dụng Collagen Peptide (có trong JEX thế hệ mới) giúp tăng nhanh lượng Collagen Type II và Aggrecan (hai chất căn bản quan trọng tạo nên sụn khớp), từ đó duy trì cấu trúc khớp xương bền vững. Một nghiên cứu ở trường Đại học Quốc gia Davis (Hoa Kỳ) khẳng định, Collagen Type II không biến tính giúp cải thiện 40% những tình trạng đau khớp nói chung, giảm 33% tình trạng cứng khớp khi vận động và giảm 20% đối với các cơn đau trong hoạt động hằng ngày.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và duy trì tư thế đúng khi làm việc cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị đau thắt lưng.

08:44 24/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ