Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sự mất cân bằng của quá trình tạo xương và hủy xương khiến cả chất lượng lẫn số lượng xương bị giảm sút dẫn đến bệnh loãng xương. Khi mắc phải bệnh lý này, khung xương dễ bị gãy vỡ và khó phục hồi sau mỗi chấn thương. Người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị đúng lúc và đúng cách.

Mật độ xương

Giảm mật độ khoáng xương dẫn đến bệnh loãng xương

Loãng xương xuất phát từ tiếng la tinh “porous bones” nghĩa là “xương xốp”. Điều này được lý giải dựa trên sự thay đổi của các lỗ nhỏ bên trong xương.

Bên trong xương có những lỗ nhỏ (khoảng trống nhỏ), nếu cắt ngang sẽ trông giống tổ ong. Khi quá trình sản sinh tế bào xương mới (tạo cốt bào) chậm hơn so với sự mất đi của xương (hủy cốt bào) sẽ làm tăng kích thước các khoảng trống này, khiến mật độ xương suy giảm, từ đó trở nên mỏng, xốp, giòn và yếu.

Vì vậy, khi bị loãng xương, nguy cơ gãy xương rất cao và các xương chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bệnh lý này là xương sườn, xương hông, xương cột sống, xương đùi và xương cổ tay. Những trường hợp loãng xương mức độ nặng, xương có thể bị gãy vỡ ngay cả khi té ngã nhẹ hoặc bị lún xẹp (đốt sống).

Bệnh loãng xương có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là ở người lớn tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và 150 nghìn người bị gãy xương do loãng xương.

Ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ không phát ra bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo bệnh loãng xương, thế nên phải cho đến khi bị gãy xương, người bệnh mới biết mình mắc căn bệnh này. Bước sang những giai đoạn sau (mức độ loãng xương nặng hơn) sẽ xuất hiện một số triệu chứng và dấu hiệu sau:

  • Tụt nướu

  • Lực nắm tay bị yếu

  • Móng tay dễ gãy

  • Đau lưng do gãy hoặc xẹp đốt sống

  • Tư thế khom lưng (gù)

  • Xương dễ gãy hơn rất nhiều

  • Chiều cao bị tụt giảm theo thời gian

Những biểu hiện này sẽ không xảy ra cùng lúc mà có thể “lộ diện” dần dần theo diễn biến của bệnh. Vì vậy, chỉ cần nhận thấy một dấu hiệu nhỏ, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để đánh giá chính xác chất lượng và số lượng xương, từ đó biết được có bị loãng xương không.

Loãng xương là vấn đề y tế nghiêm trọng bởi biến chứng của bệnh lý này làm giảm khả năng lao động và tàn phá hình dáng của con người. Đặc biệt, việc khó hoặc lâu lành ở những phần xương bị gãy do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí tăng nguy cơ tử vong sau chấn thương.

Loãng xương có thể gây ra tàn phế

Loãng xương có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng lao động

Chưa kể, một số trường hợp bị gãy xương không phải do chấn thương mà chỉ vì cúi thấp người, ho hoặc thực hiện một cử động mạnh. Điều này khiến người bệnh luôn phải “e dè” trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, loãng xương khiến cột sống bị suy yếu đến mức cong queo dẫn đến đau lưng, giảm chiều cao và hình thành tư thế cúi gập người về phía trước (gù). Hình dáng bị biến dạng khiến người bệnh cảm thấy tự ti và mất đi các chức năng vận động, hô hấp.

Bệnh loãng xương phát triển âm thầm, không rõ triệu chứng và có thể ảnh hưởng đến bất kì xương nào trên cơ thể. Vì vậy, hiểu rõ cơ chế và nguyên nhân sinh bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả loãng xương.

Khối lượng xương đỉnh

Xương của chúng ta luôn trong trạng thái đổi mới (tức là xương mới được tạo ra để thay thế xương cũ đã bị phân hủy). Ở thời kỳ trước 20 tuổi, quá trình tạo xương mới nhiều và nhanh hơn quá trình phân hủy xương cũ, thế nên khối lượng xương của chúng ta tăng lên.

Trong độ tuổi 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đạt khối lượng xương đỉnh ở tuổi 30 (khối lượng xương đỉnh là khối lượng xương cao nhất lúc trưởng thành). Vậy khối lượng xương đỉnh có mối quan hệ như thế nào với loãng xương?

Khối lượng xương đỉnh của bạn càng cao, nguy cơ bị loãng xương khi lớn tuổi của bạn càng thấp. Nếu khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành tăng 10% thì sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương suốt quãng đời còn lại.

Như vậy, nguyên nhân chính yếu dẫn đến bệnh loãng xương là do khối lượng xương đỉnh thấp. Bên cạnh khối lượng xương đỉnh còn phải kể đến 6 nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương dưới đây:

Nguy cơ không thể thay đổi được gây loãng xương:

  • Giới tính: Tỷ lệ nữ giới bị loãng xương cao hơn nam giới.

  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn nguy cơ loãng xương càng tăng.

  • Chủng tộc: Người da trắng và người châu Á có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các dân tộc khác.

  • Tiền sử gia đình: Người có thành viên trong gia đình bị loãng xương sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Khung xương: Những người khung thân nhỏ (bao gồm cả nam và nữ) có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người khung xương lớn hoặc trung bình.

Người cao tuổi dễ bị loãng xương

Người lớn tuổi có nguy cơ bị loãng xương cao

Nguy cơ gây loãng xương có thể can thiệp được:

Rối loạn hormone

Những người có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormone dưới đây sẽ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người bình thường:

 – Nội tiết tố sinh dục

Nồng độ hormone sinh dục (estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới) giảm xuống có xu hướng làm yếu xương và đẩy nhanh quá trình mất xương dẫn đến loãng xương. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi (mãn kinh, mãn dục nam) hoặc người đang trải qua quá trình điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

 – Hormone tuyến giáp

Cơ thể có quá nhiều hormone tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp có thể gây mất xương.

 – Hormone khác

Loãng xương cũng liên quan đến tuyến cận giáp và tuyến thượng thận nếu những cơ quan này hoạt động quá mức.

Thiếu hụt canxi

Thiếu canxi làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ mất xương sớm dẫn đến loãng xương sớm. Lượng canxi thấp trong cơ thể thấp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc Steroid

Sử dụng các loại thuốc Steroid (cả dạng uống và tiêm) trong thời gian dài cản trở quá trình tái tạo xương làm giảm mật độ xương.

Bệnh lý nền

Người sẵn bị các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, đa u tủy, lupus, viêm gan, viêm ruột… có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người khỏe mạnh.

Thói quen sống chưa tốt

Một số thói quen chưa tốt có thể làm tăng nguy cơ loãng xương mà rất nhiều người mắc phải bao gồm:

  • Lối sống ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng

  • Uống nhiều rượu bia

  • Hút thuốc lá

Trên đây là những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể khiến bạn bị loãng xương. Nếu chưa chắc chắn mình bị bệnh loãng xương do đâu, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa.

Đánh giá mật độ xương (mật độ khoáng chất trong mô xương) là cách chẩn đoán bệnh loãng xương nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng đo mức độ hấp thụ tia X để xác định tỷ lệ canxi và các khoáng chất khác trong xương.

Phần xương thường được tiến hành đo mật độ xương là xương cột sống, xương hông và xương cổ tay. Quá trình đo mật độ xương diễn ra nhẹ nhàng và thường chỉ mất khoảng 10 – 30 phút.

Đo mật độ xương phòng ngừa loãng xương

Đo mật độ khoáng xương chẩn đoán bệnh loãng xương

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để xác định các yếu tố có thể gây mất xương. Sau khi đã đánh giá cụ thể tình trạng và mức độ loãng xương cũng như nguy cơ gãy xương, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp cho từng trường hợp.

Dựa trên kết quả xét nghiệm mật độ xương, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ gãy xương trong tương lai gần (khoảng 10 năm tới). Nếu nguy cơ gãy xương không cao, phương pháp điều trị tập trung vào việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây mất xương và phòng tránh chấn thương, còn nếu nguy cơ cao thì nhất thiết phải dùng thuốc.

Xây dựng lối sống khoa học

Hình thành những thói quen vận động tốt và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương hoặc gãy xương:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, protein, magiê, vitamin K và kẽm.

  • Ngừng hoặc không hút thuốc.

  • Tránh uống nhiều rượu.

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày.

  • Tránh chấn thương do té ngã bằng cách: Mang giày đế không trơn, không gian sống luôn sáng sủa, lắp các thanh vịn ngay bên trong phòng tắm và cầu thang…

Xem thêm: Loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Dùng thuốc Bisphosphonate

Nhóm thuốc điều trị loãng xương được sử dụng rộng rãi nhất là Bisphosphonates. Khi dùng thuốc này, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, phòng ngừa tác dụng như buồn nôn, đau bụng và ợ chua.

Dùng kháng thể

Kháng thể giảm nguy cơ gãy xương hiệu quả tương tự, thậm chí tốt hơn so với Bisphosphonates. Bạn phải đưa kháng thể vào cơ thể bằng cách tiêm 6 tháng/ 1 lần và sử dụng đến hết cuộc đời bởi nếu dừng, nguy cơ gãy xương sẽ quay lại.

Thuốc tăng tạo xương

Nếu các loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc tăng tạo xương. Sử dụng thuốc tăng tạo xương kích thích sự phát triển xương mới.

Liệu pháp Hormone thay thế

Dùng liệu pháp hormone thay thế (estrogen đối với nữ giới và testosterone đối với nam giới) giúp tăng mật độ xương. Tuy nhiên, áp dụng liệu pháp này có thể dẫn đến nguy cơ đông máu, bệnh tim và một số loại ung thư.

Bổ sung sản phẩm thúc đẩy tạo cốt bào

Sử dụng sản phẩm chứa các thành phần thiên nhiên có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất xương từ tạo cốt bào như JEX thế hệ mới sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phục hồi mật độ khoáng xương, giúp phác đồ điều trị loãng xương đạt hiệu quả cao.
Để thúc đẩy tạo xương, việc tăng cường bổ sung canxi và vitamin D và các dưỡng chất chuyên biệt sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa loãng xương thiết thực và hiệu quả. Vậy cần bao nhiêu canxi và vitamin D mỗi ngày để đảm bảo mật độ xương và thực phẩm chứa canxi, vitamin D nào tốt cho xương?

Bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất chính được tìm thấy trong xương và là nhân tố quan trọng nhất để duy trì mô xương khỏe mạnh. Và phần lớn lượng canxi cần thiết mỗi ngày đến từ thực đơn ăn uống đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi.

Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, lượng canxi được khuyến nghị là 700 miligam (mg) mỗi ngày. Ngoài lượng canxi hấp thụ được từ thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung các sản phẩm canxi chuyên biệt.

Và để biết cơ thể có bị thiếu hụt canxi hay không, tốt nhất bạn nên đến trung tâm dinh dưỡng uy tín để kiểm tra. Nếu lượng canxi chưa đủ chuẩn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tăng cường thích hợp.

Thăm khám dinh dưỡng thường xuyên

Nên tham vấn bác sĩ dinh dưỡng khi bạn bị thiếu hụt canxi (Ảnh: Trung tâm Dinh dưỡng – Y học vận động Nutrihome)

Lưu ý: Không phải thực phẩm chứa canxi nào cũng tốt cho xương bởi vì chất này khó đồng hóa dưới ảnh hưởng của dịch dạ dày mà phải có thêm tác dụng của acid mật. Bạn có thể tìm hiểu rõ vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Xem thêm: Người bệnh loãng xương nên uống sữa gì?

Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Người trưởng thành nên cung cấp đủ 10 microgam vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi, hàu, tôm, trứng, nấm…

Cung cấp dưỡng chất có tác dụng tăng cường mật độ xương

Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide… (trong JEX thế hệ mới) là những tinh chất chuyên biệt giúp hỗ trợ tái tạo và bảo vệ xương khớp từ sâu bên trong nhờ tác dụng kích thích sản xuất các chất nền cho khớp xương là Collagen Type 2 không biến tính và Aggrecan.
Đặc biệt, nhóm dưỡng chất này còn có khả năng thúc đẩy tăng sản sinh xương mới bù đắp lại tế bào xương cũ bị tiêu hủy, cân bằng mật độ khoáng xương giúp gia tăng sức bền của xương và hỗ trợ phòng ngừa loãng xương hiệu quả hơn. Dùng JEX thế hệ mới từ sớm sẽ góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng xương khớp, bảo đảm chức năng vận động!

Tập thể dục thường xuyên

Cùng với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên tích cực tập luyện thể dục thể thao để cải thiện khả năng trao đổi chất, hấp thụ dưỡng chất và tăng cường độ chắc khỏe cho xương. Trong độ tuổi từ 19 – 64 tuổi, mỗi người nên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đạp xe, đi bộ, chạy bộ… và cố gắng tập các động tác gia tăng cơ bắp ở những nhóm cơ chính như hông, lưng, cánh tay, vai, chân khoảng 2 lần/ 1 tuần.

Để phòng ngừa bệnh loãng xương, mỗi độ tuổi sẽ cần có khẩu phần ăn uống và tập luyện riêng. Vậy nên, việc tham vấn bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và y học vận động là điều cần thiết cho mọi người, mọi gia đình.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

02:27 10/01/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ