Bệnh gout (gút) - Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Gout không còn chỉ là “bệnh của nhà giàu” nữa mà đã mở rộng ra nhiều đối tượng khác khiến tỷ lệ người mắc bệnh lý này ngày một gia tăng (1% dân số tương đương 940.000 bệnh nhân bị gout tại Việt Nam - Số liệu năm 2014). Do đó, cần đánh giá đúng bản chất và nguyên nhân gây bệnh gout mới có thể phòng ngừa và điều trị gout hiệu quả.
- Bệnh gout là gì?
- Diễn tiến và phân loại bệnh gout
- Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh gout
- Nguyên nhân gây ra bệnh gout là gì?
- Bệnh Gout có nguy hiểm không?
- Biến chứng bệnh Gout thường gặp
- Phương pháp chẩn đoán bệnh gout chính xác
- Điều trị bệnh gout như thế nào?
- Dinh dưỡng cho người bệnh gout
- Hướng dẫn phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
- Một số câu hỏi thường gặp về bệnh gout
Cơn đau bệnh gout là đáng sợ nhất trong các loại bệnh về khớp
Bệnh gout là gì?
Gout (gút) là một dạng của bệnh viêm khớp gây sưng đau ở các khớp chân, đặc biệt là ở ngón chân cái, có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến ở nam giới với 96%. Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa khi acid uric tăng cao hình thành nên các tinh thể natri urat và khi những tinh thể muối này tập trung trong và mô mềm quanh khớp sẽ gây ra bệnh..(1)
Cơ chế hình thành tinh thể natri urat
Thông thường, acid uric khi được sản sinh ra sẽ hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi, cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận bài tiết quá ít acid uric nên acid uric bị tích tụ lại hình thành nên các tinh thể urat trong khớp hoặc mô xung quanh khớp gây đau, viêm và sưng.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bệnh gout là do ăn quá nhiều chất đạm và uống quá nhiều rượu bia. Đúng là những yếu tố này gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout nhưng không phải là tất cả nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Điều này được lý giải như sau: Mỗi ngày, khoảng 3/4 tinh thể muối urat trong cơ thể đến từ sự phân hủy purin nội sinh (bên trong cơ thể sinh ra), trong khi chỉ có ¼ đến từ sự phân hủy purin trong thực phẩm và đồ uống ở bên ngoài đưa vào cơ thể. Tỉ lệ này cho thấy, bệnh gout không hoàn toàn do rượu bia hay thực phẩm gây ra.
*Purin là một hợp chất hữu cơ mà khi cơ thể tiêu hóa chúng sẽ sản sinh ra acid uric. Acid uric ứ đọng là điều kiện hình thành nên các tinh thể natri urat.
Diễn tiến và phân loại bệnh gout
Gout là một dạng viêm khớp khá phức tạp và tồn tại ở những tình trạng với mức độ nghiêm trọng khác nhau, cụ thể:
Bệnh gout cấp tính
Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gout tái phát nhiều lần mỗi năm là đặc trưng của bệnh gout cấp tính. Đối với gout cấp tính, thuốc có thể hỗ trợ ngăn ngừa số lần tái phát nhưng cần một phác đồ điều trị cụ thể để tránh nguy cơ tổn thương khớp.(2)
Bệnh gout thường sưng tấy ngón chân cái và có thể tái phát nhiều lần trong năm
Bệnh gout mãn tính
Bệnh gout không được điều trị kịp thời khiến các tinh thể muối natri urat hình thành dưới da tạo ra các nốt sần gọi là Tophi. Nốt Tophi thường phát triển ở một số khu vực như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hoặc mắt cá chân.
Bệnh gout nguyên phát
Thiếu men Hypoxanthine Guanine Phosphoribosyltransferase (HGPRT) và men Glucose-6 Phosphate Dehydrogenase (G6PD) được xem là nguyên nhân gây ra bệnh gout nguyên phát.
Bệnh gout thứ phát
Gout thứ phát là hậu quả của việc tăng acid uric quá mức do suy thận, tăng sinh tủy, bệnh máu ác tính, ngộ độc rượu, chấn thương, viêm khớp, vảy nến, tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư…
Quá trình khởi phát và diễn tiến của bệnh gout là “vô lường”. Vậy nên, việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh để kịp thời điều trị, ngăn chặn chuyển biến xấu và tổn thương khớp là điều vô cùng quan trọng.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh gout
Sự thật thì các tinh thể natri urat có thể đã tích tụ trong khớp của chúng ta từ nhiều năm nhưng chúng ta không hề hay biết. Chỉ khi một số tinh thể khu trú ở khớp tràn ra khoảng trống giữa hai đầu xương trong khớp mới gây sưng đau và viêm. Lúc này, bệnh gout bùng phát mang theo những triệu chứng và dấu hiệu sau:
-
Đau nhức dữ dội
-
Sưng tấy
-
Da đỏ và ấm nóng khi sờ vào
-
Phạm vi cử động của khớp bị hạn chế
-
Khi bệnh lý lắng xuống, vùng ra ở khớp bị gout có thể bị bong ra.
Các triệu chứng bệnh gout xuất hiện rất đột ngột và thường là vào ban đêm. Mức độ tồi tệ nhất là trong vòng 12 - 24 giờ đầu tiên sau khi phát bệnh.
Mặc dù, gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm:
-
Mắt cá chân
-
Đầu gối
-
Khuỷu tay
-
Cổ tay
-
Ngón tay
Khớp gối cũng có thể chịu ảnh hưởng của bệnh gout
Những khớp lớn của cơ thể, nguy cơ bị gout rất thấp như cột sống, khớp vai, khớp hông... Mỗi lần bệnh phát tác sẽ kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, rồi sẽ giảm dần mức độ.
Gout không được chữa trị sớm sẽ gia tăng số lần tái phát và có thể lan sang các khớp mới. Vậy nên, nếu cảm thấy đau nhức dữ dội một cách đột ngột kèm hiện tượng nóng đỏ khớp, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là gì?
Bệnh gout xuất hiện khi quanh khớp tồn tại nhiều tinh thể natri urat do nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài. Điều này xảy ra khi cơ thể giảm đào thải hay tăng sản xuất quá mức acid uric. Như vậy, nguyên nhân chính yếu dẫn đến gout là sự gia tăng quá mức acid uric bên trong cơ thể. Và các yếu tố làm tăng acid uric bao gồm:
-
Chế độ ăn
Một chế độ ăn uống nhiều thịt động vật 4 chân (trâu, bò, dê, chó, lợn, cừu…), nội tạng động vật, hải sản, đồ uống chứa nhiều đường... Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia cũng thúc đẩy quá trình sản sinh acid uric.
-
Béo phì
Nếu bạn thừa cân, cơ thể sản xuất nhiều acid uric hơn nhưng thận lại gặp khó khăn trong trong việc lọc bỏ acid uric khiến hàm lượng acid này tăng cao.
-
Bệnh lý
Một số bệnh lý mãn tính làm tăng nồng độ acid uric phải kể đến là huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, thận…
-
Một số loại thuốc
Sử dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gia tăng acid uric. Vì vậy, đối với người bị bệnh gout, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng và phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài các yếu tố chủ yếu kể trên, nguy cơ bị gout của bạn sẽ cao hơn người khác nếu rơi vào những trường hợp dưới đây:
-
Tiền sử gia đình mắc bệnh gout
Nếu trong gia đình có người bị bệnh gout, thì xác suất mắc phải căn bệnh này của bạn tương đối cao.
-
Tuổi tác và giới tính
Tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn và sớm hơn nữ giới. Trong khi các triệu chứng của gout thường xuất hiện ở nữ giới sau khi mãn kinh thì ở nam giới, bệnh phát triển từ độ tuổi 30.
-
Phẫu thuật hoặc chấn thương
Những người vừa trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương nghiêm trọng là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ bị bệnh gout tấn công.
Cơn đau nhức mà người bị gout phải chịu đựng được các chuyên gia xương khớp nhận định là “khủng khiếp nhất” trong các dạng viêm khớp. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành chẩn đoán bệnh sớm để điều trị kịp thời giúp giảm nhẹ cơn đau và tránh tổn hại khớp.
Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh Gout thường gặp
Phương pháp chẩn đoán bệnh gout chính xác
Bệnh gout có thể bị phát giác bởi triệu chứng điển hình là sưng tấy ở ngón chân, ngón tay, đau nhức đỏ và nóng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng bắt bệnh thông qua các dấu hiệu bên ngoài.
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá nồng độ acid uric chính xác
Đối với những ca phức tạp, để tránh nhầm lẫn với các dạng viêm khớp khác, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm:
Xét nghiệm máu
Mục đích của xét nghiệm máu là để đo nồng độ acid uric. Cùng với các triệu chứng đặc trưng của gout biểu hiện đầy đủ ở khớp, nếu nồng độ acid uric trong máu cao sẽ tăng thêm độ chắc chắn cho chẩn đoán của bác sĩ.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT scan giúp bác sĩ phát hiện được những tổn thương khớp và tinh thể natri urat trong khớp, từ đó loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.
Kiểm tra dịch khớp
Không thể thiếu trong khâu chẩn đoán bệnh gout đó là xét nghiệm kiểm tra dịch khớp. Dưới kính hiển vi, bác sĩ nhanh chóng nhận thấy trong dịch khớp có sự hiện diện của các ti thể natri urat hay không?
Sau khi thực hiện xong những bước xét nghiệm và chẩn đoán này, bác sĩ sẽ xác định cụ thể tình trạng bệnh lý và hướng điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh gout như thế nào?
Thuốc là giải pháp điều trị gout chủ yếu. Tùy vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của bệnh gout, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các loại thuốc dưới đây:
-
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
NSAID bao gồm không kê đơn và kê đơn. Ban đầu, Bác sĩ sẽ kê toa liều cao để giảm cơn đau và liều lượng được hạ thấp dần ở những ngày tiếp theo nhằm ngăn chặn sự tái phát của bệnh lý.
-
Colchicine
Colchicine là một loại thuốc giảm đau nổi tiếng trong điều trị bệnh gout. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh tăng giảm tùy vào diễn biến của bệnh lý.
-
Corticosteroid
Các loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid giúp kiểm soát viêm và đau do gout. Tuy nhiên, Corticosteroid chỉ được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng được với thuốc NSAID hoặc Colchicine.
Riêng với những bệnh nhân gout mãn tính, khớp đã phải chịu những tổn thương từ bệnh lý này hoặc bệnh nhân suy thận, bác sĩ khuyên dùng thuốc có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong cơ thể bao gồm:
-
Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric
-
Thuốc cải thiện khả năng loại bỏ acid uric
Tất cả các loại thuốc điều trị gout chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua hoặc tăng giảm liều vì có thể gây ra những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe như đau dạ dày, sỏi thận…
Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ xương khớp để hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và hạn chế tác động của bệnh gout đến xương khớp. Những sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt giúp hỗ trợ tái tạo và bảo vệ xương khớp như JEX thế hệ mới là lựa chọn thích hợp.
Phẫu thuật gout
Bệnh gout thường không áp dụng phẫu thuật, nhưng sau nhiều năm bị gout (mãn tính), khớp có thể bị hư hỏng, gân bị rách và da quanh khớp bị nhiễm trùng.
Nhất là khi các nốt Tophi tích tụ trên khớp gây đau và sưng, thậm chí có thể làm hỏng khớp vĩnh viễn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ dựa trên mức độ tổn thương khớp và vị trí các hạt Tophi để đưa ra hướng phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh.
Bên cạnh phác đồ điều trị y tế, việc xây dựng thói quen sống khoa học không chỉ giảm đau nhức, hạn chế tái phát mà còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh khởi phát. Vậy, lối sống như thế nào được xem là lý tưởng để phòng ngừa ảnh hưởng của gout?
Dinh dưỡng cho người bệnh gout
- Giảm số lượng purin trong dinh dưỡng: hãy tránh các loại thịt động vật, thịt cá, gan, tầm bõ, và các loại rượu mạnh.
- Tăng số lượng lượng lớn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và kẽm: như quả cam, quả chanh, các loại rau xanh.
- Hạn chế sử dụng nước giải khát và các loại nước giải khát có caffeine.
- Giảm số lượng chất béo và ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, protein và carbohydrate: chẳng hạn như các loại củ, rau, hoa quả, bánh mì, gạo, lẩu, và nước ép.
- Hạn chế sử dụng đường, muối và các loại gia vị có chất axit: hãy sử dụng các loại gia vị tự nhiên như rau mùi, tía to, và hạt nêm.
- Uống nhiều nước: hạn chế sử dụng các loại nước giải khát và uống nhiều nước trái cây hoặc nước ép trái cây.
- Giảm cân nếu cần thiết: giảm cân giúp giảm tải cho cơ bắp và giảm nguy cơ tái phát của bệnh Gout.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) chia sẻ: Chưa có cách nào để ngăn chặn sự khởi phát và tái phát của gout. Duy trì nồng độ acid uric trong cơ thể ổn định là cách ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả nhất. Vậy nên, thông điệp của các bác sĩ vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Và thiết lập thói quen sống khoa học chính là vũ khí phòng gout “tối thượng” hơn cả:
-
Hạn chế uống rượu bia, từ bỏ thuốc lá
-
Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn và nội tạng…
-
Hạn chế tiêu thụ chất béo, đường
-
Uống nhiều nước khoáng thay vì nước có ga
-
Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi
-
Duy trì cân nặng hợp lý
-
Tích cực tập luyện thể dục thể thao
Bệnh gout không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bệnh có thể tìm đến với bất cứ ai mà không báo trước, khiến chúng ta không kịp trở tay. Do đó, tất cả mọi người đều cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh lý này càng sớm càng tốt.