Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Gai xương (xương mọc gai): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Gai xương là “sản phẩm lỗi” trong nỗ lực tự hàn gắn tổn thương ở khớp trên cơ thể. Những nhánh xương nhỏ này không chỉ gây đau đớn, mà còn có thể làm giảm khả năng vận động, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc đi lại, phải chống nạng, ngồi xe lăn hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Gai xương là mảnh xương (cựa xương) hình thành dọc theo các rìa xương, nhất là xung quanh hai đầu xương nối các khớp dưới sự kích thích của phản ứng viêm. Chúng là những khối xương nhỏ, nhẵn, xốp, phát triển chậm theo thời gian và phổ biến sau 60 tuổi. Tuy nhiên, với xu hướng trẻ hóa các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp thì những người ở độ tuổi 30 cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Phần lớn gai xương xuất hiện và tiến triển âm thầm trong nhiều năm, ngay cả khi phát hiện xương khớp đau nhức và tê mỏi, người bệnh vẫn không biết đến sự tồn tại của chúng. Chỉ khi đến bệnh viện thăm khám, thông qua hình ảnh chụp chiếu, cựa xương mới hiện nguyên hình.
Bản chất của sự hình thành gai xương chính là quá trình tạo xương tự nhiên mà cơ thể vận hành để bù đắp những phần xương bị phá hủy khi khớp bị thoái hóa, để đảm bảo cấu trúc khớp. Quá trình này được mô tả chi tiết như sau:
Khi khớp bị thoái hóa do tiến trình lão hóa, vận động, dinh dưỡng hoặc chấn thương… mô sụn dần bị bào mòn, để lộ hai đầu xương. Khi khớp chuyển động, đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra những vết lồi lõm.
Lúc này, cơ thể sẽ khởi động cơ chế tự chữa lành bằng cách đưa canxi đến vị trí xương bị tổn thương “san phẳng” các vị trí lồi lõm, tăng diện tích bề mặt xương giúp giữ vững cấu trúc khớp. Tuy nhiên, tiến trình “san lấp” xảy ra trục trặc, canxi bị lắng đọng quá mức sẽ vô tình tạo ra sản phẩm lỗi đó là những chiếc “gai” xương, nổi lên trên bề mặt xương.
Gai xương là những cựa xương nhỏ có thể mọc ra từ gót chân, đầu gối, cột sống, ngón tay…
Tổn thương sụn khớp là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự ra đời của gai xương. Trong khi đó, phản ứng viêm do bệnh thoái hóa khớp kích hoạt là “thủ phạm” khiến sụn khớp bị bào mòn. Như vậy, suy cho cùng, gai xương chính là hệ quả tất yếu của quá trình thoái hóa khớp.
Trước đây, thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng nay căn bệnh mạn tính này đang có chiều hướng bắt đầu sớm hơn, chủ yếu là bởi lối sống thiếu khoa học của người trẻ. Vậy nên, nếu không chăm sóc và bảo vệ sụn khớp, xương dưới sụn đúng mực, bất kì ai cũng có thể bị gai xương
Ngoài nguyên nhân xương mọc gai là sụn khớp bị phản ứng viêm hủy hoại thì còn phải kể đến những yếu tố làm tăng nguy cơ gai xương đó là:
Di truyền.
Dị tật bẩm sinh, điển hình là cong vẹo cột sống.
Làm việc sai tư thế hoặc tập luyện thể dục thể thao cường độ cao.
Thừa cân, béo phì.
Mất cân bằng dinh dưỡng.
Bệnh lý như viêm dây chằng, viêm gân, viêm mạc gót chân…
Sự hao mòn của sụn khớp và xương dưới sụn là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành gai xương
Tóm lại, mọi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên xương khớp khiến mô sụn bị hao mòn, dần dần phá vỡ cấu trúc khớp đều là lý do để gai xương xuất hiện. Do đó, xác định cụ thể nhóm yếu tố nguy cơ sẽ góp phần ngăn chặn cũng như kiểm soát sự tiến triển của những cựa xương nhỏ bé thôi nhưng “đủ sức” cản trở vận động khớp này.
Bạn có thể không nhận ra mình bị gai xương, bởi vì phần lớn xương mọc gai trong “im lặng”. Chỉ một số ít những nhánh xương dị dạng này chèn ép, gây áp lực lên dây thần kinh, gân, các mô quanh khớp hoặc chà xát vào xương thì các triệu chứng gai xương mới trở nên rõ ràng. Thực chất, triệu chứng chính là của khớp thoái hóa hơn là của gai xương:
Đau ở khớp bị ảnh hưởng.
Yếu, tê hoặc ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
Căng cứng khớp khiến phạm vi chuyển động khớp bị thu hẹp.
Co thắt, chuột rút hoặc suy nhược cơ bắp.
Khó kiểm soát vấn đề tiểu tiện (triệu chứng hiếm gặp).
Các triệu chứng này sẽ càng tồi tệ hơn khi người bệnh cố gắng di chuyển khớp. Ở mỗi vị trí, gai xương do thoái hóa khớp sẽ có những biểu hiện đặc trưng, chẳng hạn:
Nếu gai xương mọc ở cột sống sẽ gây đau và tê ở nhiều vùng khác nhau cơ thể.
Nếu gai xương mọc ở đầu gối gây đau nhức khớp gối khi co duỗi chân.
Nếu gai xương mọc ở bàn tay hoặc ngón tay gây ra các cục u cứng, sần sùi dưới da.
Nếu gai xương mọc ở gót chân gây đau bàn chân.
Những dấu hiệu và triệu chứng của gai xương thật ra là dấu hiệu của các căn bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… và khiến không ít người nhầm lẫn. Vì vậy, nhiều trường hợp tình cờ phát hiện ra gai xương sau khi đến bệnh viện để thăm khám bệnh lý xương khớp khác.
Mặc dù gai xương có thể mọc lên ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng địa điểm lý tưởng nhất mà chúng thường tìm đến đó là những khớp xương linh hoạt và chịu áp lực lớn đó là:
Khớp gối.
Cột sống.
Khớp bàn chân, nhất là gót chân, mắt cá chân và ngón chân cái.
Khớp bàn tay hoặc ngón tay.
Khớp háng.
Đốt sống cổ.
Khớp vai.
Đây đều là các khớp chủ chốt, tạo nên phần lớn cử động của cơ thể và đặc biệt phải đối diện với nguy cơ bị thoái hóa cao. Tốt nhất, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định chính xác nơi sinh ra gai xương, từ đó có giải pháp thích hợp.
Khi mới hình thành, gai xương chỉ là cựa xương li ti nên gần như không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp. Nhưng theo thời gian, cùng với sự tiến triển ngày một nặng hơn của bệnh thoái hóa khớp, các gai xương cũng “lớn dần”, cọ xát vào nhau dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội khi di chuyển, vận động hay thậm chí chỉ cần cử động nhẹ các khớp.
Gai xương khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức dai dẳng, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường
Chưa dừng lại ở đó, gai xương có thể đè lên các dây thần kinh ở đầu xương khiến người bệnh không chỉ phải chịu đựng cảm giác đau buốt khủng khiếp mà còn bị tê và yếu cơ, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động. Nhiều người không thể tự đi lại mà phải chống nạng, ngồi xe lăn hoặc cần đến sự trợ giúp của người thân mới thực hiện được những sinh hoạt thường ngày.
Một số ít trường hợp bị gai xương mọc ở cột sống cổ chèn ép lên tĩnh mạch gây khó khăn cho việc vận chuyển máu đến não. Ngoài ra, những nhánh xương phát sinh này cũng có thể làm biến dạng các ngón tay.
Nếu bạn thắc mắc gai xương có nguy hiểm không thì câu trả lời là “có”. Và chúng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Gai xương ở khớp ngón tay có thể sờ hoặc nhìn thấy. Nhưng gai xương khớp gối, gai xương mắt cá chân và các khớp khác cần phải tiến hành chụp X – quang, chụp CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) mới xác định chính xác. Thông qua hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ không chỉ biết được vị trí và độ lớn của gai xương, mà còn có cái nhìn tổng thể về tình trạng của sụn, xương và các mô mềm.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ áp dụng thêm phương pháp đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Tín hiệu dẫn truyền thần kinh thu phản ánh những tổn thương mà các gai xương đã gây ra cho các dây thần kinh.
Và tất nhiên, trong quá trình thăm khám và chẩn đoán không thể thiếu khâu đánh giá tiền sử bệnh. Bác sĩ cần người bệnh cung cấp tất cả thông tin về những lần kiểm tra y tế gần đây và thời gian phát hiện ra các triệu chứng bất thường ở khớp.
Kết quả chẩn đoán gai xương rất hiếm khi sai sót. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của gai xương đến khớp, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Phác đồ điều trị gai xương tương tự như điều trị thoái hóa khớp. Các phương pháp được chỉ định bao gồm:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nếu gai xương chỉ gây ra cơn đau nhẹ và không thường xuyên. Trường hợp dùng thuốc giảm đau dạng uống không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp.
Lưu ý: Lạm dụng những loại thuốc giảm đau này sẽ gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước khiến cơ thể bị phù nề. Việc phụ thuộc vào thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng như cứng khớp, dính khớp và sụn khớp càng bị bào mòn nghiêm trọng hơn.
Theo đó, nếu bạn đã dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài (hơn 1 tháng), hãy trao đổi với bác sĩ để tìm phương pháp điều trị thay thế hiệu quả và an toàn hơn. Hiện nay, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, điển hình là JEX thế hệ mới đang là giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe xương khớp được chuyên gia khuyến khích.
Với thành phần được kết hợp từ nhiều tinh chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… JEX thế hệ mới có khả năng hỗ trợ kiểm soát phản ứng viêm, từ đó hỗ trợ giảm đau, tái tạo sụn khớp và bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Những dưỡng chất trong sản phẩm chính là nguồn nguyên liệu thiết yếu, hỗ trợ kích thích quá trình tái tạo sụn, xương dưới sụn giúp phục hồi tổn thương tại khớp và tăng độ bền cho khớp.
Quan trọng là ức chế được yếu tố gây viêm sẽ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Khi thoái hóa không tiến triển nặng thêm, sụn khớp được phục hồi và ổn định, các gai xương cũng sẽ ngừng phát triển, không còn tác động nhiều đến cấu trúc và chức năng vận động của khớp.
Những dưỡng chất có trong JEX thế mới hệ góp phần hỗ trợ kiểm soát viêm, làm chậm thoái hóa khớp hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành và phát triển của gai xương
Chương trình vật lý trị liệu tập trung vào mục tiêu tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng bởi gai xương. Việc tập luyện cũng giúp người bệnh giảm bớt áp lực của gai xương lên dây thần kinh.
Khi gai xương quá lớn, đè lên dây thần kinh làm giảm phạm vi chuyển động của khớp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bằng kỹ thuật phẫu thuật nội soi, bác sĩ có thể nhanh chóng loại bỏ những mẩu xương này ra khỏi khớp thông qua vết rạch nhỏ.
Gai xương rất khó để ngăn ngừa vì chúng là kết quả của sự hao mòn sụn do bệnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy, để phần nào giảm nhẹ nguy cơ xương mọc gai, bạn cần chủ động quản lý thoái hóa khớp từ sớm bằng cách chăm sóc và bảo vệ sụn, xương dưới sụn từ trong ra ngoài:
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới.
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Giữ tư thế đúng khi vận động.
Và đừng quên đến khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở khớp như đau, sưng hoặc cứng. Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về khớp liên quan đến viêm sẽ giúp ngăn ngừa được những tổn thương ở sụn khớp, hạn chế xuống mức thấp nhất sự hình thành gai xương.
Ở thời điểm hiện tại, gai xương đã không còn là khái niệm xa lạ, thế nhưng nhiều người vẫn còn hiểu chưa đúng bản chất của căn bệnh này. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần đính chính và làm rõ những thông tin sau:
Như đã phân tích, gai xương không tự nhiên sinh ra mà là sản phẩm đi kèm của quá trình thoái hóa khớp. Chúng ta chỉ có thể hạn chế gai xương phát triển thông qua việc kiểm soát và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, chứ không thể ngăn chặn sự hình thành của những cựa xương này.
Gai xương không thể chữa khỏi hoàn toàn bởi chúng diễn biến mạn tính như các bệnh xương khớp khác. Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và không để gai xương phát triển lớn hơn, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và mô quanh khớp, đảm bảo chức năng vận động cho người bệnh.
Gai xương không thể chữa khỏi hoàn toàn, cần điều trị bảo tồn lâu dài
Sau khi phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại và mọc ngay vị trí cũ. Vì thế, bạn không được chủ quan, hãy luôn chủ động chăm sóc xương khớp và tuân thủ phác đồ điều trị lâu dài của bác sĩ.
Gai xương là một minh chứng điển hình cho biến chứng thoái hóa khớp. Vì thế cho nên, ngay từ bây giờ, tất cả chúng ta cần nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ xương khớp bằng việc thực hiện lối sống lành sống và chủ động tăng cường dưỡng chất thiết yếu cho sụn khớp từ bên trong để giảm nhẹ nguy cơ thoái hóa.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ