Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa cột sống thắt lưng là hiện tượng các đốt sống bị thoái hóa gây ra những khó khăn và đau đớn khi cử động làm suy giảm sức khỏe và khả năng vận động.Quá trình thoái hóa xảy ra ở tất cả các khớp, nhưng thường gặp ở những khớp lớn như khớp háng, khớp gối, cột sống cổ và cột sống lưng. Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế bệnh học của thoái hóa cột sống lưng để có cái nhìn toàn diện về bệnh lý nguy hiểm này nhé!


Cơ thể con người già đi theo năm tháng và xương khớp là một phần quan trọng của cơ thể nên chúng cũng không nằm ngoài quy luật này. Quá trình thoái hóa xảy ra ở tất cả các khớp, nhưng thường gặp ở những khớp lớn như khớp háng, khớp gối, cột sống cổ và cột sống lưng. Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế bệnh học của thoái hóa cột sống lưng để có cái nhìn toàn diện về bệnh lý nguy hiểm này nhé!

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Cột sống ở thắt lưng bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của chúng ta

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thuật ngữ “thoái hóa cột sống thắt lưng” đã quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ bản chất của bệnh lý này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

1. Khái niệm thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh mãn tính, tiến triển từ từ tăng dần, gây đau, hạn chế vận động và biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống lưng tập trung ở sụn khớp và xương dưới sụn.

Ngoài ra, quá trình thoái hóa còn ảnh hưởng đến đĩa đệm và màng hoạt dịch. Căn bệnh này không chỉ làm suy giảm sức khỏe, hoạt động đi lại, khả năng lao động mà còn làm biến dạng hình dáng cơ thể khiến đời sống tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống

Hình ảnh cấu trúc cột sống thắt lưng

2. Vai trò của cột sống thắt lưng

Cột sống ở phần thắt lưng có vai trò kết nối các xương với nhau giúp cơ thể thực hiện các hoạt động trơn tru và đa dạng hơn. Hơn nữa, bộ phận trung tâm này còn có nhiệm vụ nâng đỡ sức nặng của toàn cơ thể.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng đóng vai trò nâng đỡ sức nặng toàn thân

Và chức năng quan trọng hơn cả của đốt sống thắt lưng đó là bảo vệ tủy sống và gắn kết sườn tạo thành bộ áo giáp chắc chắn để các cơ quan nội tạng trong cơ thể bám vào. Vì vậy, nếu các cột sống ở thắt lưng bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của chúng ta.

Triệu chứng bệnh cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ trở thành mãn tính nếu không được can thiệp chữa trị đúng thời điểm. Vậy nên ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây, bạn không được chủ quan đâu nhé!

1. Đau âm ỉ

Những cơn đau do thoái hóa cột sống giai đoạn khởi phát thường bị nhầm lẫn là đau lưng thông thường. Tuy nhiên, mức độ đau thoái hóa sẽ tăng dần và âm ỉ không dứt kèm theo hiện tượng căng cứng các cơ cạnh cột sống. Bạn phải trải qua cảm giác đau nhức nhiều lần trong một ngày nếu cột sống thắt lưng bị chấn thương.

2. Đau khi cử động

Mọi cử động ngồi, xoay người hay thay đổi tư thế, thậm chí khi bạn chỉ di chuyển nhẹ nhàng cũng gây đau nhức. Do đó, không chỉ người làm công việc chân tay nặng nhọc mà ngay cả nhân viên văn phòng khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng cũng khó tránh được sự “giày vò” của những cơn đau.

3. Yếu chân

Cột sống giữ vai trò chống đỡ cơ thể, thế nên khi bộ phận này bị tổn thương sẽ gia tăng lực đè lên đôi chân. Đó là lý do giải thích vì sao khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, bạn sẽ cảm thấy đôi chân thường run rẩy và yếu hẳn đi, nhất là những lúc phải mang vác nặng.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không

Chân tay bị suy yếu khi đốt sống thắt lưng bị thoái hóa

4. Mất thăng bằng

Cột sống thắt lưng là nơi liên kết các xương với nhau tạo nên bộ khung vững chắc để chống đỡ và giữ cho cơ thể luôn ở thế cân bằng. Do vậy, khi các cột sống thắt lưng bị suy yếu do thoái hóa sẽ dẫn đến hiện tượng vẹo lưng hoặc đứng lệch hẳn sang một bên gây khó khăn cho việc di chuyển.

Ngoài những biểu hiện rõ nét kể trên, khi bị chấn thương cột sống thắt lưng, người bệnh còn thường gặp phải cơn co thắt, căng cứng cơ bắp và hay bị đau đầu. Bạn hãy chú ý, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, hãy đến ngay các bệnh viện xương khớp để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhé!

Nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng

Cột sống thắt lưng bị thoái hóa là do phải chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm, bắt nguồn từ tình trạng lão hóa của cơ thể nói chung, của sụn khớp nói riêng. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn và xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng bao khớp. Và những nguyên nhân chính yếu khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và thoái hóa đó là:

1. Nguyên nhân không thể can thiệp

Những tác động khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta nhưng cũng là nguyên nhân khiến cột sống thắt lưng bị suy giảm chức năng đó là tuổi tác, gen di truyền và dị dạng bẩm sinh.

  • Tuổi tác

Theo thời gian, chức năng và cấu trúc xương khớp của con người dần bị suy giảm đẩy chúng ta đứng trước nguy cơ thoái hóa cao, nhất là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Bước qua tuổi 40, bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng thoái hóa một cách rõ nét nhất.

  • Di truyền

Những ai có người thân tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp, thì nguy cơ bị thoái hóa đốt sống thắt lưng của họ cũng cao hơn người không bị di truyền bệnh lý này.

  • Dị dạng bẩm sinh

Một số người có cấu trúc xương khớp bị dị dạng bẩm sinh sẽ có thể bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống sớm hơn và trầm trọng hơn người bình thường.

2. Nguyên nhân có thể can thiệp

Ngoài những tác nhân dẫn đến quá trình lão hóa tự nhiên thì cột sống còn bị tổn thương do một số yếu tố và điều kiện chủ quan mà tự bản thân người bệnh gây ra như:

  • Béo phì

Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thừa cân béo phì gây ra áp lực lớn cho cột sống. Nếu vấn đề cân nặng không được cải thiện, trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của cột sống trong thời gian dài, nguy cơ thoái hóa xương khớp là điều khó tránh được.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Béo phì là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp

  • Dinh dưỡng không cân đối

Chất dinh dưỡng tham gia hỗ trợ vào quá trình hồi phục và tái tạo duy trì sự chắc khỏe cho xương khớp, nên chế độ dưỡng chất không hợp lý (thừa chất hoặc thiếu chất) đều có thể khiến cột sống thắt lưng dễ bị thoái hóa. Để đảm bảo sức khỏe xương khớp, bạn nên bổ sung đầy đủ Omega – 3, Canxi, Magie, Vitamin D, Vitamin C… và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ quá ngọt hoặc quá mặn…

Bạn cũng có thể xem thêm bài viết: Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì

  • Vận động sai tư thế

Ngồi làm việc sai tư thế (cong lưng hoặc lệch người sang một bên); nằm ngủ sai tư thế (ngủ nghiêng một bên quá lâu), mang vác sai tư thế (cúi gập người thường xuyên)… những tư thế vận động sai các này vừa tác động tiêu cực đến hệ xương khớp vừa ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ngoài ra, lối sống ít vận động, phải ngồi nhiều, đứng nhiều (thợ may, xưởng cưa, thợ làm tóc, móng, văn phòng)... làm tăng nguy cơ thoái hóa sớm.

  • Tai nạn

Tai nạn giao thông hoặc té ngã va đập mạnh khiến các đốt cột sống bị chấn thương nhưng không được chữa trị dứt điểm sẽ là tiền đề cho bệnh thoái hóa về sau.

Thoái hóa thắt lưng là hậu quả của nhiều yếu tố, trong đó tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu. Việc nắm bắt được những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng sẽ giúp chúng ta phòng tránh cũng như đưa ra phác đồ điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể xem thêm về vị trí đốt sống lưng dễ bị thoái hóa qua bài viết: Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5

Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thoái hóa và mức độ thoái hóa, các bác sĩ khoa xương khớp sẽ sử dụng những phương pháp dưới đây để chẩn đoán bệnh lý:

1. Khám lâm sàng

Bằng một số bước thăm khám cơ học như sờ nắn vùng thắt lưng và quan sát khả năng vận động của đốt sống thắt lưng như cúi thấp lưng, ngửa người ra sau… bác sĩ sẽ đoán biết được có phải bạn bị thoái hóa cột sống hay không? Tuy nhiên, độ chính xác của phương pháp này không cao bởi phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ, thế nên sau khi khám lâm sàng vẫn cần tiến hành chụp X – quang hoặc chụp MRI.

2. Chụp X – quang

Kỹ thuật này được áp dụng để chẩn đoán hầu hết các bệnh tật, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp, hô hấp và tim mạch. Hình ảnh X – quang cho phép bác sĩ thấy được các vấn đề đang xảy ra đối với cột sống thắt lưng.

Cải thiện thoái hóa cột sống cổ

Chụp X - quang chẩn đoán tình trạng thoái hóa cột sống

3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ được viết tắt là chụp MRI là công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tật tân tiến bậc nhất hiện nay. Hình ảnh có được sau khi chụp MRI không chỉ thể hiện rõ dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương… mà còn phân tích chi tiết trạng thái và mức độ thoái hóa cột sống giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chi tiết nhất.

4. Xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm máu là cơ sở để bác sĩ chắc chắn rằng các triệu chứng như đau nhức vùng thắt lưng, yếu chân tay và mất thăng bằng là do thoái hóa cột sống chứ không phải bất kỳ bệnh lý nào khác.

Dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ có thể dễ dàng xác định đúng bệnh, từ đó đưa ra giải pháp điều trị an toàn và thích hợp với mỗi người. Các bạn hãy đến những bệnh viện chuyên về xương khớp uy tín như bệnh viện Việt – Đức, Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Tâm Anh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình… để được sử dụng công nghệ chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng tân tiến nhất.

Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng khoa học

Mục đích là để giảm đau và ngăn chặn thiệt hại nhiều hơn, phòng ngừa những biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra. Bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch tốt nhất cho bạn, dựa trên các triệu chứng của bạn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Điều trị có thể bao gồm:

1. Uống thuốc giảm đau

Sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp chống viêm sưng và giảm nhẹ các cơn đau do thoái hóa gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ thoái hóa cột sống của mỗi người, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và loại thuốc giảm đau phù hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau không hề có công dụng điều trị căn nguyên của bệnh và việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây những tác dụng phụ (xem thêm) như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày...

2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến cần dùng lực mạnh được bác sĩ thiết kế theo từng giai đoạn của bệnh sẽ giúp cột sống thắt lưng mạnh mẽ và linh hoạt hơn.Bạn có thể cử động cột sống vùng thắt lưng tại nhà thông qua các bài tập vật lý trị liệu:

Tập cơ bụng

Nằm ngửa người trên đệm tập, rồi gập đầu gối tạo thành góc 90 độ. Tiếp theo, duỗi thẳng hai tay và nâng đầu từ từ về phía trước. Giữ như vậy khoảng 10 giây và lặp lại động tác 15 lần trong mỗi buổi tập.

Cách tập luyện thoái hóa cột sống

Tập luyện giúp cơ xương săn chắc và khỏe mạnh hơn

Tập cơ lưng

Ngược lại động tác cơ bụng, tư thế của bài tập cơ lưng là nằm sấp trên mặt đệm và duỗi thẳng 2 tay dọc theo cơ thể. Nhẹ nhàng nâng đầu và vai lên khỏi đệm rồi giữ như vậy trong vòng 10 giây. Lặp đi lặp lại 15 lần động tác này và duy trì 2 lần tập/ 1 ngày.

Tập chéo cơ bụng

Cũng là tư thế nằm ngửa và co đầu gối tạo góc 90 độ như bài tập cơ bụng, nhưng đối với bài tập chéo cơ bụng, bạn sẽ phải đưa tay trái chạm gối phải và tay phải chạm gối trái. Giống với 2 động tác trên, tập chéo cơ bụng nên lặp đi lặp lại khoảng 15 lần.

Kiên trì luyện tập vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào xương, tế bào sụn, tế bào khớp đốt sống thắt lưng. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn những bài tập thoái hóa cột sống thắt lưng và cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình nhé!

3. Tiêm thuốc giảm đau

Đối với trường hợp thoái hóa nặng, tiêm trực tiếp thuốc giảm đau vào vị trí đốt sống thắt lưng là cách giảm đau, giảm sưng và giảm viêm nhanh chóng.

4. Phẫu thuật cột sống thắt lưng

Nếu các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng kể trên đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, chúng ta có 4 phương pháp phẫu thuật được áp dụng để chữa thoái hóa cột sống:

Tùy vào độ mài mòn của đĩa đệm, bác sĩ có thể cắt bỏ 1 phần hoặc toàn phần đĩa đệm rồi thay thế đĩa đệm nhân tạo để phục hồi chức năng vận động của cột sống. Mặc dù, phương pháp này có ưu điểm vượt trội là điều trị dứt điểm bệnh lý, nhưng do chi phí tương đối cao nên nhiều bệnh nhân chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Với sự trợ giúp của máy móc thiết bị hiện đại, bác sĩ không cần mở đường mổ lớn tại vùng cần điều trị nhưng vẫn có thể thực hiện các thao tác cắt mổ chính xác. Việc mổ nội soi giúp vết thương phục hồi nhanh và giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho trường hợp thoái hóa nhẹ và phạm vi tổn thương hẹp.

Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất và được người bệnh lựa chọn nhiều nhất bởi chi phí thấp hơn hẳn so với phẫu thuật nội soi. Những người bị cong vẹo cột sống là đối tượng thường được đề nghị mổ hở.

Phẫu thuật đặt ốc vít mang lại hiệu quả khôi phục cột sống cao nhưng người bệnh sẽ phải mất khá nhiều thời gian để dưỡng thương. Sử dụng ốc vít và dây kim loại cố định cột sống thắt lưng khắc phục triệt để tình trạng đĩa đệm bị lệch ra ngoài.

Phương pháp cải thiện thoái hóa cột sống

Phẫu thuật đặt ốc vít cố định cột sống thắt lưng

Lựa chọn cách điều trị phù hợp sẽ tối đa kết quả chữa thoái hóa cột sống thắt lưng. Chính vì vậy, một lần nữa khuyên bạn nên tìm đến một bệnh viện chuyên trị xương khớp uy tín – Nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị tân tiến để được tư vấn phác đồ trị thoái hóa cột sống thắt lưng dứt điểm.

Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Trong tủ thuốc dân gian có rất nhiều bài thuốc hồi phục chấn thương cột sống thắt lưng đã được sử dụng lâu như:

1. Ngải cứu

Ngải cứu vừa là thực phẩm vừa là thảo dược quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vì chứa hoạt chất kháng viêm và tinh dầu giảm đau, thế nên loài cây này được dùng làm nguyên liệu điều chế nhiều bài thuốc chữa viêm khớp, thoái hóa cột sống.

Bạn có thể xào ngải cứu với gừng thái lát mỏng để đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị thoái hóa. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ giúp những cơn đau thoái hóa, viêm khớp thuyên giảm rõ rệt.

2. Lá lốt

Theo Y Học Cổ Truyền, lá lốt có tác dụng kháng viêm giảm sưng nên là bài thuốc chữa viêm khớp, thoái hóa khớp rất tốt. Bạn chỉ cần lấy khoảng 30g lá lốt tươi đã rửa sạch cho vào nồi nấu với 2 chén nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi chỉ còn khoảng ½ chén nước thì tắt bếp.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Uống nước cốt lá lốt giúp giảm đau thoái hóa khớp

Uống nước cốt lá lốt sau bữa ăn sẽ giúp làm dịu cơn đau viêm sưng khớp và thoái hóa cột sống. Dùng liên tục trong khoảng 15 ngày, mỗi ngày 1 lần để đạt được kết quả cao nhất bạn nhé!

Các bài thuốc dân gian dễ làm, chi phí thấp và an toàn khi sử dụng nhưng phải mất một khoảng thời gian tương đối lâu dài và phải kiên trì thực hiện mới thấy được kết quả. Vậy nên, bạn hãy tham khảo các loại sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ tinh chất thiên nhiên nhưng có công hiệu giảm viêm giảm đau nhanh chóng và tiện lợi
 

Phòng ngừa bệnh thoát hóa đốt sống thắt lưng

Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ bị viêm khớp, thoái hóa cột sống bất cứ lúc nào. Vậy nên, việc xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học là điều mà tất cả mọi người cần hết sức chú trọng:

1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt và rau củ có thể giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin, omega – 3 và tránh đồ ăn nhiều đường, nhiều muối và nhiều dầu mỡ.

2. Vận động đúng tư thế có lợi cho xương khớp

Tư thế làm việc, tư thế ngủ và tư thế di chuyển đúng cách giúp giảm áp lực lên cột sống. Cùng với đó, bạn nên hạn chế đi giày cao gót (nếu không cần thiết); không mang vác quá nặng để phòng ngừa hiện tượng cong vẹo cột sống.

Lời khuyên chọn giày cao gót dành cho người bị bệnh xương khớp: giày cao gót là phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái đẹp, thế nhưng để tốt cho hệ xương khớp thì chị em nên lựa những đôi giày thấp hơn 7cm, đế xuồng làm bằng chất liệu cao su và có quai đeo ôm lấy cổ chân. Bên cạnh đó, khi chọn giày cao gót chị em nhớ chọn những đôi giày có kích cỡ phù hợp, ôm gọn lấy chân, không nên quá rộng và cũng không nên quá chật.

3. Nói không với rượu bia và thuốc lá

Không những làm suy giảm chức năng của các cơ quan nội tạng, rượu bia và thuốc lá còn thúc đẩy sự thoái hóa của cột sống và các khớp trên cơ thể. Đối với thuốc lá thì nên bỏ hẳn, còn đối với rượu bia - Nếu chưa thể bỏ ngay được, các bạn cố gắng hạn chế xuống mức thấp nhất (khoảng 2 – 3 ly bia / 1 tuần và 10 – 20 ml rượu mỗi ngày, tốt nhất nên uống rượu ngâm tỏi hoặc rượu ngâm mè…).

Điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả

Hút thuốc lá đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp

4. Tập thể dục thể thao mỗi ngày

Tập luyện gia tăng sức mạnh cơ bắp và xương khớp giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống. Mỗi ngày, bạn hãy chăm chỉ rèn luyện cơ thể bằng các động tác thể dục đơn giản như chạy bộ, đạp xe hoặc tập tạ… để củng cố và xây dựng hệ cơ xương vững chắc nhất.

Thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ làm mất dần khả năng vận động mà còn khiến cột sống bị cong vẹo, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống của chúng ta. Chính bởi vậy thông qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe xương khớp để phòng tránh cũng như kịp thời chữa trị nếu bệnh lý xảy đến với bản thân.
 

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex




Bài viết khác

Đau lưng do ngồi nhiều - nỗi khổ của căn bệnh thời đại

Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi bệnh?

Những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả tại nhà

Thoát vị đĩa đệm nên ăn và nên kiêng ăn gì



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN