Thuốc trị thoái hóa cột sống: Đừng thờ ơ với tác dụng phụ!

Khi cột sống thoái hóa nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày,  bác sĩ có thể sẽ phải cho người bệnh dùng thuốc điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc này được khuyến cáo là có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí tăng nguy cơ suy tim, suy gan, thận, ảnh hưởng thần kinh…

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống

Dưới đây là tác dụng phụ của các loại thuốc chữa thoái hóa khớp cột sống
Thuốc cải thiện thoái hóa cột sống theo triệu chứng bao gồm thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ... kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.
 
- Thuốc giảm đau: Theo bậc thang tác dụng giảm đau của  thuốc điều trị thoái hóa cột sống mà WHO phân chia: đầu tiên là Paracetamol, tiếp theo là Paracetamol kết hợp với Codein hoặc kết hợp với Tramadol; tác dụng mạnh hơn nữa là Opiat và dẫn xuất của Opiat. WHO cũng đặc biệt khuyến cáo,  dùng nhiều các loại thuốc giảm đau, bệnh nhân thoái hóa cột sống có nguy cơ gặp các vấn đề về gan hoặc gây nghiện.
 
- Thuốc chống viêm không steroid điều trị thoái hóa cột sống: Bao gồm Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib... Bác sĩ cải thiện có thể cho dùng dạng ống tiêm bắp 2- 3 ngày đầu nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó mới chuyển sang dùng thuốc này dạng đường uống. Cần thận trọng khi dùng Celecoxib và Etoricoxib cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và người cao tuổi. Tuyệt đối không phối hợp các loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống trong nhóm này vì chúng có thể không tăng hiệu quả cải thiện mà còn khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ hơn (viêm loét tiêu hóa, gây độc gan, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, ù tai, lú lẫn, trầm cảm…). 
 
Có thể bệnh nhận được cho dùng thêm thuốc chống viêm điều trị thoái hóa cột sống bôi ngoài da như: Diclofenac gel, Profenid gel, xoa 2-3 lần/ngày tại vị trí đau.
 
Thuốc trị thoái hóa cột sống
 
Không phối hợp các loại thuốc kháng viêm điều trị thoái hóa cột sống.
 
- Thuốc giãn cơ: Eperison hoặc Tolperisone. tác dụng ngoại ý có thể xảy ra khi dùng thuốc là rối loạn chức năng gan, thận, phát ban, buồn ngủ hoặc mất ngủ, nhức đầu, co cứng cơ, run đầu chi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu...
 
- Thuốc cải thiện triệu chứng tác dụng chậm: Các loại thuốc này thường được dùng kéo dài trong nhiều năm.
+ Glucosamine sulfate và Chondroitin sulfate.
+ Thuốc ức chế IL1: Diacerhein.
Tác dụng phụ thường gặp là tăng huyết áp tạm thời, đau dạ dày, phù mi mắt, phù chi dưới, hen suyễn, đầy hơi, phân mềm, thấy khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, da bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
 
- Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng Hydrocortison Acetate, hoặc Methyl Prednisolon Acetate trong trường hợp đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính). Tác dụng phụ có thể gặp phải: viêm loét dạ dày tá tràng; đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp; hội chứng Cuhsing; tăng đường máu, giữ nước, mất kali, mất calci; tăng huyết áp, suy tim mất bù; kích thích hoặc trầm cảm; tăng nguy cơ nhiễm trùng; loãng xương, yếu cơ. Corticoid có thể gây ra “hội chứng cai” khi ngưng dùng thuốc đột ngột.
 

 




Bài viết khác

Để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm

Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau lưng do ngồi nhiều - nỗi khổ của căn bệnh thời đại

Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN