Cách phòng ngừa viêm khớp tay chân
Chào chuyên gia, ba mẹ cháu là công nhân dọn vệ sinh đã hơn 10 năm nay. Công việc thường ngày của ba là thức dậy sớm để đi quét đường, còn mẹ dọn vệ sinh cho các công ty gần nhà. Gần một tuần nay, ba cháu hay bị đau khớp chân, cụ thể là ở cả hai bàn chân trái và phải, phần khớp cổ tay phải cũng có những triệu chứng tương tự, đau và mỏi mỗi khi ba làm việc. Ba đi khám thì may mắn xương khớp vẫn còn tốt, nhưng hiện cơn đau vẫn còn. Với đặc thù công việc hiện tại, ba mẹ cháu phải làm gì để phòng ngừa bệnh viêm khớp tay chân và làm sao để khớp hết đau, mỏi? Xin chuyên gia tư vấn giúp, cháu rất cảm ơn. (duonghoangnam@...)
Chào bạn,
Viêm khớp tay chân là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh xương khớp thường tấn công các khớp ở tay và chân, điển hình như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đây là hai bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và những người làm công việc tay chân.
Đặc thù công việc của cha mẹ bạn, đôi tay phải hoạt động liên tục để làm công việc quét dọn, lau chùi, trong khi đôi chân cũng phải di chuyển thường xuyên nên rất dễ bị bệnh viêm khớp tay chân. Khi các khớp phải hoạt động liên tục trong nhiều giờ liền, lại phải chịu nhiều lực, lặp đi lặp lại, theo thời gian sẽ làm cho bề mặt sụn bị mòn, bong tróc, thậm chí làm trơ ra hai đầu xương dưới sụn gây bệnh thoái hóa khớp.
May mắn ba mẹ bạn không mắc bệnh xương khớp, nên cơn đau có thể là do lao động nhiều, không đúng cách. Để giảm đau khớp và phòng ngừa bệnh viêm khớp tay chân, ba mẹ bạn cần chăm sóc sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng, thông qua những việc làm sau:
Massage khớp giúp giảm đau: Mỗi ngày, ba mẹ bạn nên dành khoảng 30 phút (buổi sáng hay tối) để tập những động tác dành cho phần khớp cổ tay và bàn chân để kích thích khả năng lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ, gân xung quanh khớp, giúp khớp chắc khỏe, ít đau mỏi. Đồng thời, hai bác cũng nên dành thời gian để cho khớp được nghỉ ngơi giữa buổi (1 tiếng, nghỉ 5 phút), hạn chế lao động quá sức.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giúp hạn chế nguy cơ bệnh tật. Để làm được điều này, ba mẹ bạn cần được ngủ đủ giấc (7h – 8h/ngày), tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, tăng cường hoa quả, rau xanh để cơ thể được hấp thụ nhiều vitamin C, A, magie, sắt, kẽm, omega 3.... Kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất (nhưng hạn chế thịt hay hải sản có nhiều purines (hợp chất nitơ) như tim, gan, não, cật trong các món nhậu, cháo lòng).
Chúc ba mẹ bạn khỏe.
Trân trọng!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Câu hỏi khác
- Uống JEX thế hệ mới thì nên kiêng thức ăn nào?
- Một đợt điều trị cần uống bao nhiêu lọ JEX?
- Thuốc chữa bệnh mỏi đầu gối do chơi thể thao?
- Bài tập thể dục cải thiện bệnh đau, tê đốt sống cổ
- Đầu gối bị nhức, cẳng chân sưng về đêm là bị bệnh gì?
- Tiêu chí chọn thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp
- Thuốc chữa bệnh đau khớp gối khi chơi tennis
- Địa điểm mua JEX thế hệ mới ở Hải Phòng và Hà Nội
- Thuốc cải thiện hết bệnh sưng đầu gối
- Dùng JEX thế hệ mới trong bao lâu thì có tác dụng?
- Cách giảm đau do viêm khớp bàn tay, không ảnh hưởng gan, dạ dày
- JEX thế hệ mới có cải thiện được bệnh thoát vị đĩa đệm?