Thay khớp gối nhân tạo – Làm gì để phục hồi nhanh và duy trì lâu được lâu?

Không ai muốn sử dụng “đồ giả” nhưng trong một số trường hợp, dùng “hàng giả” là điều kiện bắt buộc, chẳng hạn như thay khớp gối nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối

Khớp gối nhân tạo là giải pháp “tái sinh” đầu gối cho những người bị thoái hóa nặng

Thay khớp gối hay tạo hình khớp gối là phương pháp “tái sinh” một phần hoặc toàn bộ khớp gối bị hư hỏng nặng bằng khớp nhân tạo làm từ vật liệu kim loại. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định thay khớp gối bán phần hoặc thay khớp gối toàn phần.

Nếu như thay khớp gối bán phần áp dụng phổ biến cho người trẻ, thì thay khớp gối toàn phần là lựa chọn lý tưởng cho người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Sau khi khớp giả được lắp đặt thành công, đầu gối sẽ hết đau nhức và có thể hoạt động bình thường.

Khớp gối nhân tạo sẽ được thiết kế riêng cho mỗi người dựa trên cân nặng, tuổi tác, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe tổng quát. Một ca phẫu thuật thay khớp diễn ra trong khoảng 90 – 120 phút, nhưng để đầu gối ổn định trở lại có thể phải mất hơn một tháng.

Giải pháp này chỉ được đưa ra khi sụn, xương dưới sụn của khớp gối bị hủy hoại không thể phục hồi. Lúc này, để đảm bảo cấu trúc và chức năng vận động của chân, bác sĩ buộc phải tiến hành thay khớp gối nhân tạo. Và tạo hình khớp gối thường được áp dụng cho những đối tượng cụ thể dưới đây:

  • Người bị thoái hóa khớp gối nghiêm trọng (sụn và xương dưới sụn gần như bị hư hỏng toàn bộ).

  • Người bị chấn thương đầu gối do tai nạn lao động hoặc tai nạn thể thao khiến sụn bị vỡ, không thể hồi phục.

  • Người đã phẫu thuật thay khớp gối trước đó nhưng không thành công, khiến đầu gối đau nhức và chân không thể đi lại được.

  • Người bị biến dạng khớp gối bẩm sinh hoặc do sự phát triển bất thường của xương.

Những trường hợp bác sĩ chỉ định thay khớp gối có nghĩa đã không còn cách điều trị phục hồi nào mang lại hiệu quả. Vậy nên, các bạn nên tiến hành tạo hình khớp nhân tạo càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Như đã chia sẻ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của sụn và xương, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc là thay khớp gối toàn phần hoặc là thay khớp gối bán phần:

Phương pháp thay khớp gối toàn phần áp dụng khi lớp sụn bao bọc các đầu xương ở khớp gối đã hư hỏng hoàn toàn khiến việc di chuyển của đôi chân gần như không thể thực hiện. Bác sĩ sẽ cắt bỏ những phần bị hư hại, rồi đưa khớp nhân tạo vào để tạo hình lại khớp gối hoàn chỉnh.

Phương pháp thay khớp gối

Thay khớp gối toàn phần áp dụng cho trường hợp bị thoái hóa nặng, sụn và đầu xương bị phá hủy nghiêm trọng

Khi khớp gối chỉ bị tổn thương một phần, chức năng vận động vẫn được đảm bảo và đầu gối không bị biến dạng nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành thay khớp gối bán phần. Việc thay khớp bán phần nhằm giảm đau và giảm áp lực lên phần khớp còn khỏe mạnh, từ đó di chuyển chân dễ dàng hơn cũng như tránh được rủi ro thay khớp toàn phần.

Việc phải thay khớp gối dù bán phần hay toàn phần đều là giải pháp cuối cùng, khi mà dùng thuốc hay tập vật lý trị liệu… không mang lại kết quả khả quan. Điều quan trọng là các bạn hãy cẩn thận lựa chọn cho mình một bệnh viện chuyên khoa uy tín để được tạo hình khớp gối chuẩn xác để phục hồi cấu trúc và chức năng khớp một cách tối đa.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo được xem là “phao cứu sinh” cho những bệnh nhân thoái hóa khớp nghiêm trọng, sụn và xương dưới sụn bị phá hủy gần như toàn bộ khiến khớp gối mất dần chức năng co duỗi và cử động. Tạo hình khớp nhân tạo giúp “tái sinh” đầu gối nhanh chóng với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Chấm dứt cơn đau thoái hóa khớp gối, tránh nguy cơ tàn tật cho người bệnh.

  • Thực hiện trơn tru chức năng vận động vốn có của đầu gối.

  • Phục hình chính xác hình dạng và cấu trúc đầu gối.

  • Hạn chế xâm lấn và tổn thương các mô mềm xung quanh khớp gối.

  • Thời gian hồi phục vết thương nhanh, không cần lưu trú lai bệnh viện quá lâu.

Mặc dù hội tụ những ưu điểm vượt trội, thế nhưng khớp gối nhân tạo không thể đạt độ vững chắc và thực hiện chức năng vận động như khớp gối nguyên bản. Do đó, việc phải hạn chế nhiều hoạt động, nhất là những hoạt động cần dùng lực manh là yếu điểm lớn nhất sau khi thay khớp gối nhân tạo.

Khớp gối nhân tạo cần thời gian để tương thích và ổn định. Trong thời gian chờ đợi “đầu gối mới” hoạt động bình thường, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức và cứng khớp. Để giải quyết tình trạng này, các biện pháp xử lý được đưa ra gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau (có thể uống hoặc tiêm).

  • Vật lý trị liệu có thể áp dụng sau khi thay khớp gối 1 ngày để kích thích lưu thông máu đến mô quanh đầu gối.

Thời gian bình phục có thể mất khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Và sau khi vết thương lành, khớp nhân tạo đã hoàn toàn tích hợp, một lộ trình tập vật lý trị liệu bài bản sẽ được bác sĩ thiết kế riêng cho mỗi người.

Hiện nay, bổ sung hoạt chất chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Peptide… có trong JEX thế hệ mới để hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn,  tăng cường “sức khỏe” cho các khớp còn lại trong cơ thể được xem là xu hướng mới được các chuyên gia xương khớp khuyến nghị.

Vật lý trị liệu đau khớp gối

Duy trì các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi thay khớp để đầu gối nhanh chóng hồi phục chức năng vận động

Trải qua hành trình vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động đều độ, khớp gối thay mới sẽ đạt được khả năng vận động tốt nhất. Để tránh biến chứng và tối ưu kết quả tạo hình khớp, các bạn cần nghiêm túc tuân thủ những chỉ dẫn cũng như khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.

Như đã đề cập, song song với lộ trình chăm sóc phục hồi chức năng y khoa, thì việc bổ sung các dưỡng chất quý sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn giúp duy trì “sức khỏe” cho các khớp còn lại trong cơ thể.

Hiện nay, các tinh chất nói trên đã được kết hợp trong sản phẩm JEX thế hệ mới. Đây là sản phẩm chăm sóc xương khớp đặc hiệu được sản xuất tại Mỹ, giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Không chỉ riêng thay khớp gối nhân tạo, mọi ca phẫu thuật y tế đều có thể xảy ra rủi ro (chủ yếu liên quan đến vấn đề chảy nhiều máu, đông máu và nhiễm trùng). Sau đây là những biến chứng liên quan đến tạo hình khớp gối:

  • Nhiễm trùng khớp gối.

  • Đầu gối nhân tạo mòn và lỏng lẻo dần theo thời gian.

  • Hình thành cục máu đông ở chân.

  • Khó thở (do gây mê).

  • Cứng đầu gối.

  • Tổn thương dây thần kinh ở đầu gối.

Trong đó, nhiễm trùng là mối e ngại hàng đầu của những người thay khớp nhân tạo. Nếu khớp gối bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đầu gối nhân tạo để điều trị nhiễm trùng, sau đó thực hiện tạo hình khớp gối thêm một lần nữa.

Để giảm thiểu tối đa biến chứng xấu, các bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như:

  • Ớn lạnh

  • Sốt trên 37,8°C

  • Mức độ đau, đỏ, sưng tấy ở đầu gối tăng sau phẫu thuật.

Nếu ca phẫu thuật diễn ra đúng tiêu chuẩn y khoa, rủi ro thay khớp gối nhân tạo hiếm khi xảy ra. Chính vì lẽ đó, các bạn chỉ nên “giao” khớp gối của mình cho những bệnh viện có chuyên khoa xương khớp thật sự tên tuổi và uy tín.

 

09:35 26/08/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ