Thoái hóa khớp vai – Dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai là bệnh thường gặp của thoái hóa khớp gây ra tình trạng đau mỏi khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Hiện tượng viêm quanh khớp vai cùng những vùng khớp như mỏm cùng, xương đòn, dây chằng, gân cơ và màng khớp… nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng như: biến dạng khớp, tê liệt cả vùng vai cổ, vôi hóa khớp vai…

Khớp vai có quan hệ chặt chẽ với dây thần kinh cổ và phần lưng trên, vùng khớp vai đảm nhiệm chức năng quan trọng là xoay chuyển và hoạt động quan trọng của cánh tay. Vì vậy, thoái hóa khớp vai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Thoái hóa khớp vai là gì

Thoái hóa khớp vai gây đau đớn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Dấu hiệu thoái hóa khớp vai

  • Cứng khớp vai: Đây là một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp, làm cho đôi vai bị cứng, không còn linh hoạt xoay chuyển, khó khăn khi cử động, nhấc cánh tay, xoay bả vai. Người bệnh không dễ dàng vòng tay qua phía sau. Khi chụp X-quang sẽ thấy rõ xương đầu cánh tay và xương bả vai cách xa nhau.
  • Khớp vai bị sưng: Khi thấy vùng khớp vai bị nóng và bả vai sưng lên đó chính là dấu hiệu của thoái hóa khớp vai, dấu hiệu này khó nhận biết hơn bệnh viêm khớp tay, khớp gối, thường phải sờ nắn mới nhận ra.
  • Khớp vai bị đau: Bả vai thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ hay dữ dội. Đau nhiều khi vận động và giảm bớt khi được nghỉ ngơi. Đau nhức tại vùng khớp vai rồi lan xuống bả vai, cổ và ức, cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc có thể diễn ra từng đợt.
  • Khó khăn khi vận động: Thoái hóa khớp vai khiến bệnh nhân đau và cứng bả vai nên khó khăn khi vận động như cúi xuống, với tay, xoay người… Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ vai, dễ teo cơ hoặc không còn rắn chắc như bình thường.
  • Phát ra tiếng kêu lạo xạo: Hiện tượng khớp vai có phát ra tiếng kêu lạo xạo khi xoay chuyển cũng là dấu hiệu của thoái hóa khớp vai.

Các giai đoạn của thoái hóa khớp vai

Giống như ở một số người, tình trạng thoái hóa khớp ở vai có thể xảy ra theo một mô hình dự kiến . Điêu nay bao gôm:
  • Sụn ​​của bạn bắt đầu mềm.
  • Các bất thường bắt đầu phát triển trên bề mặt sụn của bạn.
  • Bề mặt sụn của bạn bắt đầu bong tróc và mòn đi.
  • Sụn ​​của bạn bị mòn hoàn toàn, để lộ phần xương bên dưới.
Quá trình này có thể xảy ra ở các tốc độ khác nhau. Nhưng khi bạn sử dụng khớp vai càng nhiều , sụn của bạn càng có khả năng bị mòn nhanh hơn.

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai có nhiều nguyên nhân, có cả yếu tố bên trong và bên ngoài, cụ thể:

Có nhiều yếu tố làm thoái hóa khớp vai

Yếu tố bên ngoài:

  • Tính chất công việc: Với những người làm việc nặng như nông dân, lao động chân tay, công nhân… hoạt động cánh tay nhiều, khớp vai hoạt động liên tục rất có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai. Bởi hoạt động nhiều làm sụn khớp bị ăn mòn, làm phần xương dưới sụn gây đau đớn.
  • Chấn thương: Hoạt động thể thao quá sức, té ngã, va đập hoặc do tai nạn… cũng có thể gây thoái hóa khớp vai. Bởi những chấn động này làm khớp vai trở nên lỏng lẻo, sụn khớp bị bào mòn sẽ khiến sự linh hoạt và độ bền của khớp vai bị ảnh hưởng và rất khó phục hồi hoàn toàn.
  • Thói quen sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi vẹo vai, hay gồng gánh… cũng là nguyên nhân gây đau khớp vai. Nếu tình trạng này kéo dài khớp vai sẽ bị thoái hóa.

Yếu tố bên trong

  • Tuổi tác: Là tác nhân đáng sợ của xương khớp. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ theo thời gian, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp vai nhiều. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50.
  • Di truyền: Thoái hóa khớp vai còn xảy ra với những người sinh ra có cơ địa khớp vai không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường.
  • Ăn uống thiếu chất: Ăn uống thiếu chất, không khoa học có thể ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp vai. Việc uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp vai.

Xem thêm: Thoái hóa khớp cổ chân

Cách điều trị thoái hóa khớp vai

Hiện tượng thoái hóa khớp vai

Phát hiện ra bệnh thoái hóa khớp vai sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và tránh được những biến chứng về sau.

Điều trị thoái hóa khớp vai có nhiều phương pháp như: dùng thuốc Tây, thuốc Nam, phẫu thuật, châm cứu, dùng vật lý trị liệu… Thông thường, có hai hướng điều trị phổ biến sau.

Điều trị bằng Tây y

Để tiến hành điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng thuốc Tây, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Thông thường, thoái hóa khớp vai điều trị bằng thuốc chỉ với trường hợp nhẹ với những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Bệnh nhân thường sử dụng nhóm thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen… Có thể kết hợp với thuốc chống viêm steroid để kiểm soát hiện tượng viêm khớp.
  • Thuốc trấn tĩnh thần kinh: Người bệnh sẽ có chỉ định dùng Vitamin B liều cao và Gabapentin là hai loại thuốc phổ biến cho người thoái hóa khớp vai.
  • Thuốc giãn cơ: Giúp giãn cơ bắp, giải tỏa sự cơ cứng của khớp như Flexeril hoặc Diazepam.
  • Thuốc tiêm: Trường hợp bị đau dữ dội sẽ được chỉ định cho tiêm thuốc giảm đau cực nhanh như Diprospan, Hydrocortison, Depomedrol…

Bài viết liên quan: Tìm hiểu về thoái hóa khớp cổ tay

Phẫu thuật thoái hóa khớp vai

Phương pháp này áp dụng cho những người bị thoái hóa khớp vai nặng, đã sử dụng thuốc Tây nhưng vẫn không khỏi, bệnh nhân bị biến chứng, đau nhức vai dữ dội. Hiện nay, phẫu thuật thoái hóa khớp vai được tiến hành bằng phương pháp nội soi với khâu chóp xoay, bệnh nhân ít sang chấn, phục hồi nhanh, ít tái phát.

Thảo Nhi

14:43 19/09/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ