Trang chủ - Bệnh xương khớp - Thoái hóa khớp - Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Cách cải thiện hiệu quả
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh không nên xem thường bởi bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và có nguy cơ dẫn đến tàn phế. Hãy cùng tìm kiếm đáp án cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có chữa được không thông qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối (Osteoarthritis) là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương do quá trình lão hóa, di truyền hoặc chấn thương. Bình thường, sụn có lớp ngoài trơn láng, cấu trúc xương ổn định có tác dụng hạn chế ma sát, giúp cho việc cử động của các khớp diễn ra dễ dàng hơn.
Theo thời gian hoặc dưới tác động của những tác nhân gây hại, các sụn khớp dần bị bào mòn và trở nên trở nên xù xì, giảm đi sự trơn láng, đồng thời các xương dưới sụn bị xơ hóa, khiến cho trong quá trình di chuyển, các xương cọ xát vào nhau và gây cảm giác đau nhức cho người bệnh. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa khớp còn đi kèm với viêm nhiễm và giảm chất lượng dịch khớp.
Những dấu hiệu thường thấy của thoái hóa khớp gối là đau nhức ở trước gối và cạnh đầu gối, tê ở đầu gối, biến dạng nhẹ ở khớp gối, việc đứng lên, ngồi xuống hay khuỵu gối gặp khó khăn.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp gây đau nhức kéo dài
Nhiều người bệnh thắc mắc liệu thoái hóa khớp gối có chữa được không?. Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như việc phát hiện bệnh sớm hay trễ mà hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục sẽ khác nhau đối với từng trường hợp.
Hiện nay, đa phần các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối chủ yếu tập trung vào giảm đau nhức, giảm viêm nhiễm và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp. Vậy việc trị dứt điểm bệnh lý này có dễ dàng hay không?
Các bác sĩ đã khẳng định, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể trị dứt điểm thoái hóa khớp gối, bởi bệnh lý này diễn ra do sự suy giảm chức năng ở sụn khớp. Do đó, việc phòng tránh bệnh lý này từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không? Dưới đây là những biện pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả và an toàn có thể được áp dụng hiện nay.
Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giúp hạn chế tình trạng đau nhức. Thuốc giảm đau có thể chia thành hai loại gồm thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn:
Trong trường hợp, thuốc không kê đơn không không mang lại hiệu quả điều trị hoặc mang đến tác dụng phụ, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc đặc hiệu khác.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và phải dùng thuốc đúng liều lượng, không nên sử dụng ít hoặc nhiều hơn. Việc sử dụng thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý như tăng huyết áp, viêm da, viêm loét dạ dày, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,… Nếu phát hiện triệu chứng lạ sau khi dùng thuốc, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để bảo vệ xương khớp từ bên trong, ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất từ thiên nhiên hỗ trợ cho việc điều trị thoái hóa khớp như: Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (Curcumin), Soy Lecithin Powder, Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng). Nhóm dưỡng chất này đã được các nhà khoa học Mỹ tìm ra và chứng minh có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe sụn khớp nên bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
Cụ thể, Collagen Type 2 không biến tính và Collagen Peptide thủy phân có thể giúp nuôi dưỡng sụn khớp và hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, nhờ đó làm chậm thoái hóa khớp.
Turmeric Root, Soy Lecithin Powder, Chondroitin Sulfate, Eggshell Membrane có vai trò trong việc giảm sản xuất các các cytokine tiền viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,… hỗ trợ giảm viêm nhiễm và đau nhức ở khớp.
Những tinh chất trên hiện có trong JEX thế hệ mới – sản phẩm viên uống đến từ Mỹ. Theo đó, chỉ cần sử dụng đều đặn 2 viên JEX mỗi ngày giúp hỗ trợ giảm đau nhức ở khớp gối và làm chậm quá trình thoái hóa, giúp tái tạo và bảo vệ sụn khớp khỏe mạnh.
JEX thế hệ mới không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện đau nhức khớp gối hiệu quả mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp
Vấn đề thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không không chỉ phụ thuộc vào việc điều trị bằng thuốc hay các phương pháp ngoại khoa khác mà còn liên quan rất nhiều đến cân nặng của bạn. Thừa cân có thể gây áp lực lên các khớp, khiến cho tình trạng thoái hóa khớp thêm nghiêm trọng. Trung bình cứ 1 pound trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ tương ứng với 3 pound áp lực lên đầu gối (theo Hiệp hội Viêm khớp – Arthritis Foundation).
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần thường xuyên đo chiều cao và cân nặng để xác định chỉ số BMI và điều chỉnh cân nặng ở mức cân bằng. Tham khảo ý kiến chuyên gia để áp dụng những phương pháp giảm cân khoa học, đảm bảo sức khỏe.
Đây là phương pháp giúp giảm đau nhức hiệu quả và đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu tại đầu gối, giúp giảm đau và hạn chế tình trạng căng cơ, cứng khớp. Bạn có thể thực hiện chườm nóng bằng cách tắm nước ấm hoặc lấy một chiếc khăn ngâm nước ấm (hay túi chườm) chườm lên phần đầu gối trong vòng 20 phút.
Ngoài ra, bạn còn có thể chườm lạnh, phương pháp này giúp làm co mạch, giảm đau và hỗ trợ kháng viêm hiệu quả. Chườm lạnh còn giúp bạn hạn chế tình trạng sưng tấy ở khớp.
Xoa bóp khớp gối thường xuyên là một cách giúp giảm đau nhức hiệu quả, nhờ tăng cường lưu thông máu và hạn chế áp lực lên đầu gối. Xoa bóp còn giúp bạn cảm thấy thư giãn các mô ở quanh khớp, giúp cho việc chuyển động dễ dàng hơn.
Theo nghiên cứu, những người được xoa bóp với cường độ vừa phải trong 4 tuần có thể cải thiện khả năng vận động so với những người chỉ được xoa bóp với cường độ nhẹ.
Tập luyện thể dục thể thao đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Một số bài tập đơn giản bạn có thể áp dụng chính là đi bộ, bơi lội hay những bài tập hỗ trợ khớp gối như:
Bài tập cơ gân kheo có thể hỗ trợ giảm đau ở khớp gối
Người bị thoái hóa khớp cần luyện tập thể dục với cường độ phù hợp trong ít nhất 30 phút mỗi ngày. Lưu ý, để hạn chế áp lực quá mức làm khớp gối tổn thương thêm, bạn cần tránh những môn thể thao cường độ cao như chạy bộ, quần vợt, leo núi, leo cầu thang,…
Vật lý trị liệu có thể được áp dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị nếu tình trạng viêm khớp gối không quá nghiêm trọng. Những thiết bị mà người bệnh có thể sử dụng để tiến hành trị liệu là: xung điện, đèn hồng ngoại, thiết bị sóng xung kích, tia laser, máy giảm áp,…
Ngoài ra, người bệnh còn có thể tập luyện một số bài tập theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế để giảm đau nhức và hỗ trợ các cơ quanh khớp gối như bài tập giãn cơ, bài tập dưới nước, luyện tập với dụng cụ,… Bạn cần luyện tập theo hướng dẫn của chuyên gia để áp dụng những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng cơ thể, đồng thời giảm rủi ro do luyện tập sai phương pháp.
Một giải pháp khác cho vấn đề thoái hóa khớp gối có chữa được không chính là phương pháp tiêm nội khớp với những dạng phổ biến như:
Các phương pháp tiêm nội khớp thường đi kèm với một số tác dụng phụ nên người bệnh cần chú ý khi thực hiện và tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như thăm khám thường xuyên.
Việc sử dụng nẹp có thể giúp giảm đau nhức nhờ giảm thiểu được áp lực của trọng lượng cơ thể lên sụn khớp, đồng thời, giúp cố định vị trí của các khớp, giảm đau đớn hay tổn thương khi các khớp chuyển động không đúng cách.
Những loại nẹp như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng,… có thể được chỉ định để hỗ trợ điều trị, phụ thuộc vào tình trạng thoái hóa khớp gối khác nhau. Bạn nên nẹp khớp dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo thực hiện đúng cách, tránh tác dụng ngược.
Nẹp khớp có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả hay tình trạng thoái hóa khớp đã ở mức nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật nội soi để giải quyết những tổn thương trong khớp, hoặc thực hiện phẫu thuật cắt xương giúp định hình lại xương và giảm áp lực lên khớp gối.
Tuy nhiên, sau thời gian dài nếu tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần thực hiện phẫu thuật thay khớp gối. Đây là phẫu thuật loại bỏ các mô và xương bị hỏng và tái tạo bề mặt khớp gối bằng khớp nhân tạo làm bằng kim loại và một số loại vật liệu sinh học khác.
Thay khớp khối có thể thực hiện bằng kỹ thuật phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Minimally invasive surgery). Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể quyết định người bệnh có nên thực hiện loại phẫu thuật này hay không.
Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh, làm biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế. Việc bảo vệ khớp từ sớm và thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở khớp có thể giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Khi phát hiện những dấu hiệu như đau nhức ở khớp gối dai dẳng đặc biệt là khi vận động, sưng đỏ, tê cứng khớp khiến việc co giãn khớp gặp khó khăn, khi di chuyển phát ra âm thanh lạo xạo,… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và được tư vấn cách điều trị cụ thể.
Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ 6 tháng/lần cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa thoái hóa khớp và giúp điều trị từ sớm nếu phát hiện những tổn thương ở khớp.
Bên cạnh tìm hiểu xem thoái hóa khớp gối có chữa được không, người bệnh cũng cần lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Một số bệnh viện có kinh nghiệm trọng việc khám thoái hóa khớp gối hiện nay là:
Đặc biệt, với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong điều trị thoái hóa khớp, khoa Nội cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh (cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM) là một địa điểm uy tín bạn nên đến thăm khám và điều trị các bệnh về xương khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Mặc dù thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và bổ sung tinh chất từ thiên nhiên bạn có thể “chung sống hòa bình” với bệnh lý này.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ