Gai gót chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Gai gót chân là hiện tượng hình thành những gai xương trên xương gót chân do canxi lắng đọng lâu ngày. Các gai xương này gây đau đớn khi đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy gai gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với các chuyên gia JEX qua bài viết dưới đây!

Gai gót chân là bệnh gì?

Gai gót chân hay còn được gọi là gai xương gót chân, là tình trạng lắng đọng canxi gây lồi xương ở mặt dưới của xương gót chân. Trên phim chụp X-quang, cựa gót chân có thể kéo dài ra phía trước tới 0,5 inch (1,27cm). Nếu chụp X-quang không phát hiện gai gót chân, tình trạng này sẽ được gọi là Hội chứng gai gót chân.

Gai gót chân thường liên quan đến viêm cân gan chân, tình trạng viêm đau của dải gân cơ (cân gan chân) chạy dọc theo lòng bàn chân, có tác dụng kết nối xương gót với ngón chân. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân.

Hình ảnh gai gót chân

Gai gót chân

Hình ảnh gai gót chân

Hình ảnh phim chụp của gót chân xuất hiện xương gai

Triệu chứng của gai gót chân

Khi bị gai gót chân, người bệnh sẽ cảm thấy:

  • Đau nhói như dao đâm vào gót chân khi đứng dậy vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi nghỉ ngơi lâu.

  • Cơn đau có thể khởi phát sau khi thực hiện một động tác vận động mạnh đột ngột, như đạp chân lấy đà để chạy.

  • Cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ ở gót chân bị ảnh hưởng. Cơn đau tăng lên khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc bê vác đồ vật nặng.

  • Đau khi đi chân trần.

  • Viêm, sưng ở dưới gót chân hoặc vị trí có cựa. Khi sờ vào vực bị ảnh hưởng sẽ thấy ấm nóng.

  • Một số trường hợp có thể nhìn thấy phần nhô ra giống như xương ở gót chân.

Nguyên nhân gai gót chân

Nguyên nhân dẫn đến đến gai gót chân được cho là do sức nặng của cơ thể đè quá mức vào vùng bắp chân và gân cơ Achille, tập trung vào vùng gót chân. Khi cơ cẳng chân và gân Achilles bị quá tải sẽ làm căng dây chằng dẫn đến viêm gân, thậm chí làm đứt gân cơ. Để chống lại các tổn thương này, cơ thể tự bồi phụ một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân, từ đó vô tình hình thành gai xương gót chân.

Yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gai gót chân

Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy phát triển bệnh gai gót chân như:

  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cân gan bàn chân.

  • Thường xuyên mang giày cao gót nhưng không có miếng đệm.

  • Thường xuyên đi bộ, chạy hoặc nhảy trên bề mặt cứng làm mòn gót chân.

  • Bị căng đột ngột ở gan bàn chân do đi bộ lên cầu thang hoặc đi nhón chân.

  • Thường xuyên mang giày, dép không vừa chân.

  • Mắc bệnh lý viêm cân gan chân, viêm khớp, bàn chân bẹt.

  • Người lớn tuổi; vận động viên thể thao; người lao động nặng, thường xuyên mang vác trong thời gian dài; người có tiền sử chấn thương gót chân, viêm gân Achilles… là những đối tượng dễ mắc gai gót chân.

Nguyên nhân gây gai gót chân

Thường xuyên đi giày cao gót, mang giày không vừa chân có thể làm tăng nguy cơ gây gai gót chân

Gai gót chân có tự khỏi được không?

Gai gót chân không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh không thể tự khỏi được. Đáng lo ngại hơn, gai xương gót chân nếu để kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách có thể trở thành bệnh mãn tính.

Bệnh không chỉ gây đau nhức khó chịu mỗi khi vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống, còn tác động làm dáng đi thay đổi bất thường, khiến một số bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ cơ thể như khớp gối, cột sống thắt lưng tổn thương.

Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu gai xương gót chân, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Cách chẩn đoán gai gót chân

Hiện nay, để chẩn đoán gai gót chân, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, dùng ngón tay cái ấn vào gót chân của người bệnh và yêu cầu người bệnh đứng bằng gót chân. Đồng thời, chỉ định người bệnh chụp X-quang vùng gót chân, thông qua hình ảnh thu được bác sĩ sẽ biết được độ lớn của gai xương, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra chỉ định điều trị thích hợp.

Cách điều trị gai gót chân

Cách điều trị gai gót chân tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị gai gót chân:

Nghỉ ngơi, thư giãn bàn chân: Để làm dịu cơn đau do gai gót chân gây ra, người bệnh nên nghỉ ngơi, chườm đá lạnh khoảng 15 – 20 phút lên vùng gót chân. Ngoài ra, người bệnh có thể massage nhẹ nhàng gót chân để tăng cường lưu thông máu, giảm đau.

Vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu như chiếu tia hồng ngoại, sử dụng sóng ngắn hoặc sóng siêu âm, luyện tập các bài tập bệnh lý gai xương gót… có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh gai gót chân.

Dùng thuốc: Nếu gai xương chỉ gây ra cơn đau nhẹ và không thường xuyên, thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Acetaminophen,… có thể là lựa chọn hữu ích. Trường hợp nặng, dùng thuốc giảm đau dạng uống không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm Corticoid vào vùng viêm.

Lưu ý: Khi điều trị bằng thuốc giảm đau, người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định. Lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, hại gan thận, trữ nước khiến cơ thể phù nề…

Để giảm đau xương khớp an toàn, phòng ngừa biến chứng, bạn nên tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, điển hình như JEX thế hệ mới. Đây cũng là giải pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp được chuyên gia khuyến khích.

Sở hữu bộ công thức đột phá, kết hợp nhiều tinh chất quý từ thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… JEX thế hệ mới có khả năng ức chế các yếu tố gây viêm, giúp giảm đau, tái tạo sụn và xương dưới sụn, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

Jex hỗ trợ cải thiện bệnh xương khớp

JEX thế hệ mới với thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên, giúp giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả

Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, thường được chỉ định cho trường hợp bệnh chuyển nặng, đau nhức dai dẳng nhưng điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên, biện pháp này có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như tê vùng vĩnh viễn, đau dây thần kinh, đau tái phát,… Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được nghỉ ngơi, nâng cao bàn chân, chườm lạnh để sớm hồi phục.

Cách phòng ngừa gai gót chân

Gai gót chân ảnh hưởng rất lớn đến vận động bàn chân. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng tránh được nếu mọi người lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Đi giày có kích cỡ vừa chân, đế giày không quá mềm hoặc quá cứng để đôi chân thoải mái nhất trong lúc di chuyển. Riêng chị em là “tín đồ” trung thành của giày cao gót, nên lựa chọn những đôi giày có chiều cao vừa phải, sử dụng miếng lót giày để đệm gót chân.

  • Trước khi chơi thể thao cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân để hạn chế chấn thương xảy ra. Sau khi chơi thể thao xong, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách dùng tay massage lòng bàn chân.

  • Hạn chế di chuyển bằng chân đất, ngồi xổm, đứng lâu trong một thư thế.

  • Tránh mang vác vật nặng quá sức chịu đựng.

  • Tập luyện giảm cân để giảm áp lực lên đôi bàn chân nếu thừa cân, béo phì

  • Trong quá trình đi bộ hoặc chạy bộ, bạn nên đi bộ hoặc thực hiện cuộc chạy nhiều với khoảng cách ngắn, bước chạy chậm rồi sau đó tăng dần tốc độ.

  • Luyện tập thể thao vừa sức, tránh tình trạng gắng sức khiến gân cơ, bắp chân và gót chân bị tổn thương.

  • Ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và tăng cường thực phẩm có lợi cho xương khớp.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về gai gót chân nguyên nhân và cách điều trị ở trên giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị đúng cách khi không may mắc phải.

11:12 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ