Thoái hóa khớp cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị bệnh

Thoái hóa khớp cổ tay phản ánh sự suy yếu của sụn, xương dưới sụn và giảm chất lượng dịch nhầy, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, căng cứng và sưng tấy. Đây là hệ quả của quá trình viêm đã âm ỉ tàn phá khớp trước đó và sẽ tiếp tục tiến triển theo thời gian. Nếu không có giải pháp kiểm soát viêm hiệu quả, khớp cổ tay sẽ bị hư hỏng nặng gây khó khăn cho việc cử động.


Thoái hóa khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay là gì?

Thoái hóa khớp cổ tay là một bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra khi sụn và xương dưới sụn vùng cổ tay bị bào mòn, do những tác động cơ học từ bên ngoài và quá trình viêm bên trong khớp. Khi lớp sụn bị mài mỏng, các đầu xương ở cổ tay (8 xương nhỏ cùng 2 xương lớn là xương trụ và xương quay) cọ xát với nhau, kèm theo tình trạng tiết dịch kém của bao hoạt dịch gây đau nhức, cứng khớp và giảm khả năng vận động cổ tay.

Những thay đổi bên trong khớp thường phát triển chậm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh thoái hóa chuyển nặng có thể hình thành các gai xương, teo cơ, biến dạng khớp cổ tay khiến nhiều người không còn khả năng lao động và làm các công việc hàng ngày.

Yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay

  • Nữ giới
  • Yếu tố di truyền
  • Do chấn thương trước đó
  • Thực hiện một số công việc thực hiện cổ tay thường xuyên

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay

Cổ tay là khớp nhỏ nhưng có cường độ hoạt động cao, thế nên sụn, xương và hệ thống hỗ trợ khớp gồm dây chằng, gân rất dễ tổn thương. Và khi bất kỳ thành phần nào của cổ tay bị hư hại cũng có thể châm ngòi cho sự khởi phát viêm, hình thành bệnh thoái hóa khớp cổ tay

1. Sự phát triển của các yếu tố gây viêm

Lao động sử dụng cổ tay thường xuyên, đến một thời điểm nào đó, dưới tác động của lực cơ học, lớp sụn khớp cổ tay sẽ xuất hiện những vi chấn thương, làm vỡ ra các mảnh sụn nhỏ. Những mảnh sụn nhỏ này sẽ được đẩy vào hệ bạch huyết và tuần hoàn. 

Vì chưa từng tiếp xúc với sụn khớp trước đó nên các tế bào miễn dịch mặc định sụn khớp là kháng nguyên lạ, điều động đội binh gây viêm (yếu tố gây viêm - cytokine) đến tấn công. Dưới sự tàn phá của các yếu tố viêm, lớp sụn khớp, xương dưới sụn và bao hoạt dịch sẽ bị giảm dần chất lượng lẫn số lượng, phá vỡ cấu trúc khớp cổ tay. Đây được cho là cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp tay - mấu chốt trong phác đồ phòng và điều trị thoái hóa khớp hiện nay.

2. Cử động lặp đi lặp lại 

Phần cổ tay đảm nhiệm vai trò điều khiển các cử động xoay, gập của bàn tay và khớp ngón tay. Biên độ vận động rộng lại thường xuyên phải thực hiện những hoạt động lặp đi lặp lại như đánh máy, giặt quần áo, lau nhà, sơn tường, chơi các môn thể thao như quần vợt, cầu lông… nên khớp cổ tay rất dễ bị tổn thương. Những tổn thương này ngày qua ngày tích tụ lại sẽ làm giảm kết cấu khớp cổ tay, dẫn đến tình trạng thoái hóa.

Nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay

Những hoạt động khiến cổ tay phải cử động lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ thoái hóa

 

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay khiến người bệnh không thể làm việc hay sinh hoạt như bình thường. Vậy nên cần điều trị sớm để giảm bớt ảnh hưởng của bệnh, đảm bảo chức năng vận...
Chi tiết

3. Lão hóa

Quá trình lão hóa khiến sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp cổ tay mòn dần theo năm tháng. Lúc này, sự tổng hợp, tái tạo không bù đắp được những hư hại, mất mát của sụn và xương dưới sụn làm thay đổi hình thái cũng như sinh hoá của khớp, thậm chí còn tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn.

4. Chấn thương

Những chấn thương như bong gân, trật khớp, đứt dây chằng, rách sụn, gãy xương… có thể làm thay đổi cấu trúc của khớp cổ tay. Vì vậy, những ai từng gặp chấn thương ở cổ tay sẽ nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay cao hơn người bình thường.

Bên cạnh đó, thoái hóa cổ tay còn có thể do di truyền; thường xuyên xách, bưng bê hoặc kéo đồ nặng; thói quen gập/bẻ cổ tay hoặc mắc bệnh hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain (viêm bao gân)...

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay

Giống như thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống… khi cổ tay bị thoái hóa sẽ xuất hiện triệu chứng chính là đau. Trong giai đoạn đầu của quá trình thoái hóa khớp, người bệnh thường cảm thấy cổ tay đau nhức khi cử động và nếu ngừng hoạt động, cơn đau sẽ giảm bớt. Bước sang giai đoạn sau, mức độ đau dữ dội hơn và ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh vẫn cảm nhận rõ cơn đau nhức ở cổ tay.

Ngoài cảm giác đau, các biểu hiện khác liên quan đến bệnh thoái hóa khớp cổ tay mà người bệnh cần chú ý, bao gồm:

  • Cứng khớp cổ tay, hạn chế phạm vi cử động.

  • Sưng phần mềm quanh cổ tay.

  • Phát ra tiếng kêu răng rắc khi cổ tay di chuyển.

Nếu không can thiệp điều trị sớm, các triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ phải chịu đựng cơn đau dai dẳng, triền miên quanh năm suốt tháng, người bệnh có thể bị teo cơ, giảm hoặc mất khả năng vận động cổ tay.

Thoái hóa khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Hầu hết các công việc lớn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày đều cần sử dụng đến đôi tay. Do đó, khi cổ tay bị thoái hóa gây đau, cứng và giảm sức mạnh sẽ cản trở người bệnh thực hiện các động tác cầm nắm, mở nắp chai lọ, mặc quần áo, cạo râu, đánh răng, giặt quần áo… Gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, giảm sút hiệu quả làm việc chưa phải là tất cả những gì người bị thoái hóa cổ tay phải trải qua.

Cổ tay bị thoái hóa

Cổ tay bị thoái hóa khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc và sinh hoạt

Nếu chữa trị chậm trễ hoặc sai cách, người bệnh có thể bị teo cơ, biến dạng khớp cổ tay, dẫn đến mất hoàn toàn khả năng cử động. Từ một người làm chủ cuộc sống, xử lý mọi việc một cách dễ dàng, nhiều người rơi vào hoàn cảnh thụ động, phải nhờ cậy sự giúp đỡ của người xung quanh. 

Chất lượng cuộc sống sụt giảm, ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất người bệnh. Đây chính là “mối nguy hiểm” mà người bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ tay nói riêng phải đối mặt.

Ngoài ra khi thoái hóa nặng có thể gây ra biến dạng khớp: Đây là tình trạng người bệnh có thể gặp phải khi phần sụn bị thoái hóa hoàn toàn khiến các xương cọ sát vào nhau gây đau nhức, viêm nhiễm hình thành nên các gai xương hoặc làm mất hoàn toàn khả năng vận động của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp cổ tay bắt đầu từ việc thu thập tiền sử bệnh, các triệu chứng và chấn thương cổ tay do người bệnh cung cấp. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe cổ tay để xem cổ tay cử động như thế nào, mức độ đau ra sao... 

Để đánh giá chính xác và cụ thể tổn thương ở cổ tay, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh chụp X-quang. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy những thay đổi bên trong cấu trúc khớp giúp bác sĩ xác định đúng tình trạng thoái hóa.

Ngoài ra, một số trường hợp cần làm thêm xét nghiệm máu để loại bỏ nghi ngờ về bệnh lý viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút. Bởi vì, hai căn bệnh này cũng ảnh hưởng đến khớp cổ tay và gây ra các triệu chứng đau, cứng và sưng khớp tương tự thoái hóa cổ tay.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng khắc phục phù hợp giúp kiểm soát quá trình thoái hóa, bảo tồn khớp cổ tay và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể sống thoải mái, sống khỏe mạnh nếu được chữa trị sớm và đúng hướng.

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay như thế nào?

Dựa vào giai đoạn tiến triển của bệnh lý, mức độ ảnh hưởng đến các khớp khác, tuổi tác và các tình trạng y tế hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. 

1. Điều trị bảo tồn khớp

Thông thường, các lựa chọn điều trị bảo tồn sẽ được áp dụng đầu tiên trong phác đồ chữa bệnh thoái hóa khớp cổ tay. Mục tiêu điều trị bảo tồn là giảm đau và cải thiện chức năng khớp, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thông qua các chỉ định cụ thể sau:

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Các loại thuốc giảm viêm, chống viêm sẽ giúp người bệnh giảm bớt đau nhức khi cử động cổ tay. Vì đem lại hiệu quả nhanh chóng, nên nhiều người bệnh có tâm lý phụ thuộc, thậm chí lạm dụng thuốc giảm đau. 

Thuốc giảm đau thoái hóa khớp cổ tay

Sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ

Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau thời gian dài hoặc tự ý tăng liều lượng có thể dẫn đến những tác dụng phụ khó lường như loét dạ dày, tổn thương gan và thận, tích nước, phù nề… Bởi vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ kê đơn của bác sĩ/dược sĩ khi sử dụng thuốc giảm đau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Băng/nẹp cổ tay

Băng hoặc nẹp cổ tay sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ khớp trước tác động ngoại lực, từ đó đem đến sự ổn định cho khớp, giảm căng thẳng, thúc đẩy sự liên kết khớp và phòng tránh chấn thương, biến dạng khớp. Thời gian đeo băng/nẹp bao lâu phụ thuộc vào tình trạng thực tế của khớp cổ tay. 

Lưu ý: Người bệnh cần đến bệnh viện tháo băng/nẹp đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu để quá lâu, cơ bắp sẽ yếu đi và cổ tay cũng thiếu linh hoạt.

Cải thiện thoái hóa khớp cổ tay

Cần tháo nẹp cổ tay đúng thời hạn quy định để tránh tình trạng yếu cơ

  • Vật lý trị liệu

Các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo căng khớp vừa giúp giảm nhẹ triệu chứng vừa cải thiện đáng kể chức năng cho khớp cổ tay. Kiên trì theo chương trình vật lý trị liệu bài bản với các bài tập và cường độ tập luyện được thiết kế riêng cho từng người sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt tiến trình phát triển của thoái hóa khớp cổ tay

Giải pháp bảo tồn khớp từ cơ chế điều hòa miễn dịch 

Cùng với những giải pháp cơ bản kể trên, hiện nay, việc đi sâu vào giải quyết quá trình viêm - cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp được đánh giá là cách bảo tồn khớp bền vững và lâu dài. Thông qua chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho khớp là các tinh chất quý từ thiên nhiên gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… sẽ hỗ trợ điều hòa miễn dịch, giảm hoạt động của cytokines (chất gây viêm), hỗ trợ bảo vệ sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch từ bên trong. Khi sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch được đảm bảo, tiến trình thoái hóa khớp cổ tay tất yếu sẽ phát triển chậm lại. 

Thoái hóa khớp cổ tay

Những dưỡng chất thiên nhiên quý hỗ trợ giảm đau và kiểm soát thoái hóa cổ tay

Đặc biệt, những dưỡng chất này khi đến mô liên kết tại sụn sẽ hỗ trợ kích thích tái tạo phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, cải thiện chất lượng dịch khớp. Nhờ cùng lúc kiểm soát được quá trình viêm, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy phục hồi những tổn thương của khớp nên cổ tay sẽ giảm đau rõ rệt, hoạt động trơn tru và chắc khỏe hơn.

2. Điều trị xâm lấn

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng dành cho những trường hợp bị thoái hóa khớp nặng, mất hoàn toàn chức năng vận động cổ tay. Để giúp người bệnh có thể cử động cổ tay và bàn tay trở lại, bác sĩ buộc phải can thiệp dao kéo nhằm sửa chữa sụn và xương dưới sụn, phục hồi khớp cổ tay.

3. Điều trị hỗ trợ

Song song với các chỉ định của bác sĩ, người bị thoái hóa khớp cổ tay nên chủ động giảm đau, bảo vệ xương khớp tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, chẳng hạn:

  • Hạn chế một số hoạt động gây áp lực: Khi bị thoái hóa, người bệnh nên duy trì cử động cổ tay, nhưng cần hạn chế những hoạt động mạnh và lặp đi lặp lại (tập xà, hít đất…) vì sẽ gây áp lực lên khớp cổ tay, làm gia tăng cơn đau và khiến tổn thương ở khớp lâu bình phục.

  • Chườm nóng và lạnh: Liệu pháp nhiệt có thể giúp giảm đau và sưng tấy cổ tay, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể tham khảo bài viết cách chườm nóng chườm lạnh khi bị đau xương khớp để biết dùng nhiệt như thế nào là tốt cho tình trạng thoái hóa cổ tay. 

  • Xoa bóp: Khi cơn đau thoái hóa cổ tay bùng phát, những động tác massage nhẹ nhàng sẽ phần nào xoa dịu cảm giác đau nhức. Thoa vài giọt tinh dầu lên cổ tay rồi xoa bóp sẽ cho kết quả tốt hơn.

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay là quá trình “dài hơi” (có thể là suốt đời), thế nên điều quan trọng nhất đối với người bệnh đó là tuân thủ phác đồ của bác sĩ, thăm khám định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh. Ngay cả khi cổ tay đã khỏe lại, cơn đau không còn “hành hạ” ngày đêm nữa, bác sĩ khuyến cáo người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì thói quen chăm sóc khớp khoa học và bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt để giảm tái phát đau và tổn thương khớp sâu hơn. 

Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa khớp cổ tay? 

Thoái hóa khớp cổ tay không thể ngăn ngừa hoàn toàn bởi bệnh lý này một phần là hệ quả của quá trình lão hóa, chấn thương và nhu cầu vận động hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh lý chế độ chăm sóc kỹ lưỡng, hạn chế tổn thương và kéo dài tuổi thọ cho xương khớp.

  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt

Giống như chăm da, chăm sóc xương khớp từ sớm bằng những dưỡng chất chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… (có trong JEX thế hệ mới) sẽ kiến tạo nền tảng vững chắc, hỗ trợ các khớp khỏe mạnh và dẻo dai dài lâu. Vì vậy, mọi  người nên chú trọng nuôi dưỡng xương khớp từ khi còn trẻ để góp phần ngăn ngừa thoái hóa cổ tay sớm và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Cùng với dưỡng chất chuyên biệt, việc cung cấp đầy đủ và cân bằng các nhóm chất thiết yếu như Beta Carotene, Omega - 3, vitamin D, E, K… thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng. Nếu băn khoăn không biết nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe xương khớp, bạn có thể sử dụng ngay 14 thực phẩm nên ăn và nên kiêng hỗ trợ trị thoái hóa khớp chúng tôi chia sẻ.

  • Tích cực tập luyện thể dục 

Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để tăng độ bền và linh hoạt cho toàn bộ hệ cơ xương khớp. Riêng đối với cổ tay, không tập các bài tập gây căng thẳng và buộc phải chịu tải trọng lớn, điển hình là tập tạ. Chỉ tập các động tác vận động khớp không có đối kháng.

  • Thư giãn cổ tay

Những công việc yêu cầu cổ tay cử động liên tục thì nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn khớp xen kẽ. Bằng các động tác xoay nhẹ cổ tay hay ép bàn tay vào sát cổ tay sẽ giúp khớp cổ tay bớt căng thẳng và nhức mỏi.

  • Bảo vệ cổ tay khi chơi thể thao

Chấn thương cổ tay khi chơi thể thao cũng là lý do đẩy nhanh tiến trình thoái hóa. Vậy nên, trước lúc vào sân chơi đá banh, bóng bàn… bạn nên trang bị băng thun bảo vệ cổ tay. 

Mỗi người cần dành thời gian đến bệnh viện uy tín kiểm tra xương khớp định kỳ để tầm soát nguy cơ thoái hóa khớp cổ tay. Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp bảo tồn tối đa cấu trúc khớp cổ tay, phòng tránh những biến chứng xấu làm gián đoạn cuộc sống của người bệnh.




Bài viết khác

14 Thực phẩm nên ăn và nên kiêng hỗ trợ trị thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp xương ở người trẻ tuổi

Khớp gối kêu lạo xạo là bệnh gì?

Làm sao để khớp lâu mòn?

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN