Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Viêm bao hoạt dịch cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể chữa khỏi bằng cách tự chăm sóc tại nhà, kết hợp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu không được xử lý sớm và dứt điểm, bệnh sẽ tái lại nhiều lần, sau đó chuyển nặng, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, làm suy giảm chức năng vận động cổ tay, thậm chí liệt chi.
Viêm bao hoạt dịch khiến cổ tay đau nhức và sưng tấy
Viêm bao hoạt dịch cổ tay là tình trạng viêm hoặc kích ứng các bao hoạt dịch – túi nhỏ chứa chất lỏng nằm giữa xương, cơ, gân và da giúp bôi trơn khớp để tránh ma sát và cọ xát, giảm chấn thương khớp cổ tay khi cử động. Khi bao hoạt dịch bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy cổ tay đau nhức, gây khó khăn trong mọi chuyển động.
Bất kỳ hành động nào gây áp lực lên cổ tay cũng có thể làm tăng mức độ kích ứng và viêm bao hoạt dịch. Vì vậy, ngay khi nhận thấy có dấu hiệu viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay, mọi người cần hạn chế tác động lên cổ tay bằng cách điều chỉnh thói quen làm việc và sinh hoạt hàng ngày để bao hoạt dịch nhanh chóng bình phục.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay tương đối dễ nhận biết. Mọi người có thể phát hiện bao hoạt dịch ở cổ tay bị viêm sớm dựa vào những biểu hiện đặc trưng dưới đây:
Đau nhức xung quanh cổ tay, nhất là khi ấn vào cổ tay bị bẻ cong về phía sau.
Xuất hiện một cục u nhỏ ở cổ tay, khi chạm vào có thể mềm và ấm.
Cổ tay căng cứng, khiến khả năng và phạm vi chuyển động bị hạn chế.
Phần mềm cổ tay sưng tấy, đỏ và ấm.
Đôi khi kèm theo hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt và ớn lạnh.
Cổ tay là khớp linh hoạt, có tần suất cử động liên tục nên nguy cơ viêm bao hoạt dịch cao. Mọi người hãy chú ý những dấu hiệu kể trên để chủ động kiểm soát cũng như chữa trị, tránh bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của cổ tay.
Viêm bao hoạt dịch cổ tay xảy ra do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là cơ sở để bác sĩ đưa ra giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.
Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp phổ biến, đặc trưng bởi hiện tượng hao mòn lớp sụn bao bọc các đầu xương. Khi lớp sụn bị bào mòn, khả năng đệm lót giảm sút sẽ tăng áp lực lên các đầu xương và mô mềm quanh khớp cổ tay, đặc biệt là bao hoạt dịch, khiến túi chứa dịch nhờn này bị kích ứng dẫn đến viêm. Hơn nữa, bệnh thoái hóa khớp có thể thúc đẩy hình thành các gai xương. Trong quá trình cử động, gai xương cọ xát và chèn ép lên bao hoạt dịch cũng sẽ kích thích viêm.
Các hoạt động lặp đi lặp lại cũng là nguyên nhân chính gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Khi cổ tay làm việc liên tục sẽ gây căng thẳng, áp lực quá mức lên bao hoạt dịch. Theo thời gian, bao hoạt dịch sẽ bị tổn thương, tạo tiền đề cho phản ứng viêm xuất hiện, làm suy giảm chất lượng dịch nhờn.
Đánh máy hoặc di chuột liên tục cũng khiến cho bao hoạt dịch bị kích ứng và viêm
Những căn bệnh tự miễn điển hình như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, gút hay tiểu đường… là các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch ở cổ tay.
Virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể qua đường máu có thể tấn công bao hoạt dịch cổ tay, dẫn đến viêm. Trường hợp viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng thường sẽ đi kèm với hiện tượng sốt, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm suy giảm chức năng điều tiết dịch nhầy và độ đàn hồi của bao hoạt dịch cổ tay. Lúc này, bao hoạt dịch trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng viêm bởi các tác động bên ngoài.
Những chấn thương cổ tay trong sinh hoạt, tai nạn nghề nghiệp hoặc va chạm thể thao như gãy xương, trật khớp, bong gân… có thể tác động đến bao hoạt dịch, kích thích phản ứng viêm ở bộ phận quan trọng này.
Mỗi người bị viêm bao hoạt dịch theo những cách khác nhau. Do đó, bác sĩ cần phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra giải pháp điều trị viêm bao hoạt dịch cổ tay tối ưu nhất.
Ai cũng có thể bị viêm bao hoạt dịch cổ tay, không phân biệt tuổi tác và ngành nghề. Tuy nhiên, theo khảo sát, những đối tượng sau đây có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn:
Người lớn tuổi (trên 65 tuổi).
Vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao yêu cầu cử động khớp cổ tay liên tục như: Tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ…
Người làm công việc yêu cầu đánh máy và di chuột thường xuyên như hành chính văn phòng, thiết kế, giáo viên, game thủ…
Người từng có chấn thương ở cổ tay hoặc tiền sử thoái hóa khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp, gút…
Người có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
Ngoài ra, công nhân xây dựng, thợ thủ công, thợ cắt tóc, thợ may, lao công… cũng là những trường hợp cần cảnh giác cao độ với bệnh lý viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Tuy nhiên, JEX nhấn mạnh, dù không thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn vẫn cần chăm sóc khớp cổ tay cẩn thận, bởi vì bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.
Viêm bao hoạt dịch cổ tay hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị nội khoa mà không làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp cổ tay. Nhưng đây là trường hợp được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.
Đối với trường hợp phát hiện bệnh muộn hoặc điều trị không dứt điểm, viêm bao hoạt dịch tái phát nhiều lần, có thể hủy hoại cấu trúc khớp cổ tay, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Giảm chức năng và phạm vi cử động.
Teo cơ, yếu chi
Biến dạng cổ tay.
Liệt chi.
Viêm bao hoạt dịch có thể làm teo cơ giảm chức năng vận động của cổ tay
Lúc này, không chỉ khả năng lao động bị giảm sút, mà ngay cả những nhu cầu cá nhân cơ bản nhất như tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng… người bệnh cũng không thể tự thực hiện, buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Mất tự chủ cuộc sống chính là “mối nguy hiểm” lớn nhất đối với người bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay.
Nếu cổ tay bị đau nhức kéo dài (hơn 3 ngày), không thuyên giảm, kèm theo hiện tượng sưng tấy và căng cứng, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Dù không phải là bệnh viêm bao hoạt dịch, thì những dấu hiệu này cũng cho thấy, khớp cổ tay của bạn đang gặp một tổn thương hoặc một vấn đề nào đó, điển hình là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, bong gân, gãy xương…
Tuyệt đối không tùy ý uống thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hành động này chỉ mang tính đối phó tạm thời, góp phần khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bước thăm khám và chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay được tiến hành chi tiết và thận trọng. Dưới đây là những thủ tục bắt buộc để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất, tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp có dấu hiệu tương tự.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập những thông tin liên quan đến các triệu chứng bất thường mà người bệnh nhận thấy ở cổ tay thời điểm hiện tại thông qua việc đặt ra hàng loạt câu hỏi, bao gồm:
Mức độ và tần suất cơn đau cổ tay như thế nào?
Triệu chứng bất thường ở cổ tay bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
Điều gì khiến cảm giác đau ở cổ tay trở nên dữ dội hơn?
Cổ tay đã từng bị chấn thương trước đó hay không?
Bác sĩ sẽ kết hợp quan sát bằng mắt và sờ (cảm nhận) xương và mô mềm ở cổ tay để đánh giá các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch. Qua đây, bác sĩ cũng có thể xác định được những điều bất thường ở cổ tay, chẳng hạn như sưng tấy, dị dạng xương, teo cơ, nổi u, đỏ và ấm ở phần mềm quanh khớp…
Hình ảnh cấu trúc khớp cổ tay hiện rõ trên phim chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau cổ tay khác như gãy xương, gai xương, mòn sụn… Đây là bước chẩn đoán quan trọng được áp dụng cho hầu hết các bệnh lý về xương khớp.
Kiểm tra hình ảnh giúp bác sĩ biết được những bất thường ở khớp cổ tay
Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ dịch khớp để làm xét nghiệm. Việc xét nghiệm dịch khớp sẽ cho bác sĩ thêm cơ sở để nhận định bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay có phải do nhiễm trùng hay bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút… hay không.
Tổng hợp kết quả từ tất cả các bước chẩn đoán, bác sĩ có thể kết luận chính xác nguyên nhân khiến bao hoạt dịch cổ tay bị viêm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp giúp phục hồi chức năng và bảo tồn tối đa cấu trúc khớp cổ tay.
Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay sẽ thuyên giảm khi điều trị bảo tồn, chẳng hạn như nghỉ ngơi, chườm lạnh, bổ sung dưỡng chất ức chế viêm… Chỉ tình trạng viêm mạn tính, không thể phục hồi bằng cách điều trị bảo tồn, bác sĩ mới buộc phải tiến hành phẫu thuật, nhưng trường hợp này rất ít.
Điều trị bảo tồn là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau giúp phục hồi chức năng của bao hoạt dịch và cử động của cổ tay một cách tự nhiên.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi giúp giảm đau và giảm sưng trong giai đoạn đầu của bệnh viêm bao hoạt dịch. Trong thời gian nghỉ ngơi hồi phục, người bệnh cần tránh các hoạt động gây căng thẳng cho cổ tay cho đến khi cơn đau và tình trạng viêm lắng xuống.
Tuy nhiên, nghỉ ngơi hoàn toàn có thể gây ra tình trạng cứng khớp. Vậy nên, bên cạnh việc hạn chế các hoạt động cần cử động cổ tay, cẳng tay, ngón tay lặp đi lặp lại hoặc dùng nhiều lực, người bệnh vẫn cần duy trì những chuyển động nhẹ nhàng để cổ tay giữ được sự linh hoạt.
Chườm lạnh
Chườm lạnh rất hữu ích trong việc giảm đau và giảm sưng tấy, mang lại cảm giác dễ chịu cho cổ tay. Bạn có thể tham khảo cách chườm lạnh giảm đau chi tiết ở bài viết đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay chườm lạnh?
Đeo nẹp cổ tay
Đeo nẹp cố định để hỗ trợ khớp cổ tay trong các hoạt động thường ngày giúp giảm tác động lên bao hoạt dịch. Nhờ đó, bao hoạt dịch sẽ giảm viêm và nhanh bình phục hơn.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu tập trung vào mục đích kéo giãn, tăng cường sức mạnh và phạm vi chuyển động của khớp cổ tay. Sau thời gian tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, tình trạng viêm bao hoạt dịch cổ tay sẽ được cải thiện, trong khi đó vẫn đảm bảo khả năng vận động của khớp cổ tay.
Dùng thuốc
Khi bao hoạt dịch bị viêm, việc dùng thuốc chống viêm và giảm đau là điều cần thiết để xoa dịu cảm giác khó chịu và giảm nhẹ sự bùng phát của viêm. Ngoài thuốc uống, một số trường hợp sẽ được chỉ định tiêm cortisone trực tiếp vào cổ tay để giảm viêm, giảm đau nhanh.
Thuốc giảm đau, chống viêm chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và phải tuân thủ đúng liều lượng quy định. Nếu dùng quá liều hoặc dùng quá lâu, thuốc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Bổ sung dưỡng chất kiểm soát viêm từ thiên nhiên
Hiện nay, việc bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên có khả năng điều hòa miễn dịch, ức chế quá trình viêm tại khớp đang là xu hướng điều trị bảo tồn được chuyên gia khuyến khích. Một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho người bệnh viêm bao hoạt dịch, thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp đó là bộ tinh chất quý trong sản phẩm JEX thế hệ mới, gồm có: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…
Bổ sung JEX thế hệ mới giúp điều hòa miễn dịch, ức chế viêm, giảm đau và giảm sưng cổ tay, phục hồi bao hoạt dịch hiệu quả
Bộ dưỡng chất này đã được chứng minh về tác dụng ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, đồng thời làm giảm sản sinh các yếu tố tiền viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… Nhờ đó, kiểm soát tốt quá trình viêm tại bao hoạt dịch, bảo vệ xương khớp toàn diện.
Hơn nữa, những tinh chất ưu việt trong JEX thế hệ mới còn là nguồn nguyên liệu thiết yếu kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản, từ đó tăng cường tái tạo sụn, xương dưới sụn và nâng cao chất lượng dịch khớp. Đây là điều kiện cần và đủ để khớp cổ tay cũng như khớp toàn thân chuyển động trơn tru, dẻo dai và linh hoạt, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Phẫu thuật được xem là biện pháp chữa trị cuối cùng đối với bệnh viêm bao hoạt dịch cổ tay mạn tính, khi mà các phương pháp điều trị bảo tồn không còn phát huy hiệu quả. Một số giải pháp phẫu thuật được áp dụng là chọc hút lấy dịch nhờn ra ngoài hoặc cắt bỏ hoàn toàn bao hoạt dịch ở cổ tay.
Mặc dù chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay, thế nhưng bằng việc xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và ý thức chăm sóc khớp từ sớm sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những lưu ý JEX khuyên bạn nên làm để giữ cho khớp cổ tay nói chung và bao hoạt dịch nói riêng luôn khỏe mạnh:
Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày với những động tác kéo giãn cổ tay nhẹ nhàng.
Chủ động bổ sung dưỡng chất chăm sóc khớp từ thiên nhiên như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới để hỗ trợ tăng khả năng chống viêm cho khớp cổ tay.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó tăng cường rau xanh, trái cây tươi và tránh thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột tinh chế và đường.
Quản lý cân nặng ở mức hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp và kiểm soát quá trình viêm trong cơ thể.
Nên dành thời gian thư giãn khớp cổ tay xen kẽ trong 8 tiếng làm việc để giảm căng thẳng lên bao hoạt dịch.
Cùng với đó, mọi người nên đến bệnh viện thăm khám xương khớp định kỳ. Việc phát hiện sớm nguy cơ viêm bao hoạt dịch cổ tay hay thoái hóa cổ tay sẽ giúp điều trị kịp thời, bảo tồn khớp tối đa và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ