Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y: Cẩn thận “hàng dỏm”
Có một số vấn đề đáng lưu ý liên quan đến các loại dược liệu trong cải thiện thoái hóa khớp gối bằng đông y, người bệnh cần cẩn trọng tìm hiểu trước khi sử dụng, tránh nguy hại sức khỏe và càng làm bệnh thoái hóa khớp gối trở nên nặng hơn.
Chữa thoái hóa khốp bằng thuốc Đông y: Hãy cảnh giác
Chất lượng dược liệu chữa thoái hóa khớp theo đông y cần cảnh giác
- Nhiều thảo dược chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y tràn lan trên thị trường là “hàng giả”
Một dược liệu đúng là dược liệu đó phải đúng tên, đúng loài, đúng giống, đúng bộ phận dùng, phải tiêu chuẩn hóa về các hình thái, vi phẫu, bột và các phản ứng đặc trưng của hoạt chất hoặc “chất đặc trưng" tiêu biểu cho dược liệu đó. Tuy nhiên, trên thực tế do thiếu hiểu biết hoặc cố tình "treo đầu dê bán thịt chó”, nhiều thương gia đã đánh tráo dược liệu chữa thoái hóa khớp (thoái hóa khớp gối) bằng đông y để trục lợi.
Chẳng hạn, một số cao xương từ các loại động vật như trâu, bò, lợn... được mạo danh là cao hổ cốt (dù cao hổ cốt thực sự có tác dụng khắc phục bệnh thoái hóa khớp hay không thì còn phải bàn và nghiên cứu). Với các kỹ xảo tinh vi phù phép, đánh bóng, gọt dũa, người ta có thể tạo ra những bộ xương hổ "“rởm" từ các loại xương động vật khác để trục lợi, trong đó xương gấu thường được dùng nhiều hơn cả vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn lại dễ chế tác.
Cao hổ cốt dễ bị làm giả
- Dược liệu không tốt, không đảm bảo tính sạch, tinh khiết
Dược liệu tốt là dược liệu được nuôi trồng đúng tiêu chuẩn, thu hái đúng thời gian, phơi sấy chế biến đúng phương pháp, không bị mốc, mọt, thối, bị sâu bọ ăn… và đạt quy chuẩn về quy cách, định tính, định lượng hoạt chất hoặc chất đặc trưng (còn gọi là chất chủ đạo) định lượng cao tan (chất chiết dược), thậm chí còn phải được tiêu chuẩn hóa các tác dụng sinh học theo những mô hình kiểm tra nhất định.
Tuy nhiên với tình trạng hiện nay, nhiều loại thuốc chữa thoái hóa khớp (thoái hóa khớp gối) bằng đông y không đảm bảo tiêu chuẩn dược liệu tốt: bị nấm mốc và không đảm bảo chất lượng. Đối với một số dược liệu quý nhập ngoại thường bị chiết xuất gần hết các hoạt chất chính làm nên tác dụng đăc trưng của nó (như ba kích, nấm linh chi...).
Ba kích - Dược liệu đắt tiền này khi đến tay người dùng có nguy cơ cao không còn chứa thành phần có tác dụng chữa bệnh đặc trưng ban đầu
Do đó, người bệnh khi tìm đến phương pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y cần hết sức cẩn trọng. Nếu mua phải loại thuốc đông y chữa thoái hóa khớp gối không đảm bảo thành phần hoạt chất, an toàn hoặc chưa được khoa học nghiên cứu rõ ràng về thành phần tác dụng, người bệnh có thể tự làm hại gan, thận, tim mạch... của mình và khiến tình trạng thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng.
Xem thêm: Lưu ý khi chọn thực phẩm chức năng cho người thoái hóa khớp
Nên làm gì với thoái hóa khớp gối?
Chuyên gia đã chỉ ra cơ chế của bệnh thoái hóa khớp là do rối loạn miễn dịch (tế bào miễn dịch nhầm lẫn sụn khớp là kháng nguyên lạ, xâm nhập vào hệ tuần hoàn làm hại cơ thể nên “điều động” tự kháng thể và các yếu tố tiền viêm là TNF-α, interferon gamma, interleukin 1, interleukin 6... tiêu diệt sụn khớp, dẫn đến phản ứng viêm ở màng hoạt dịch và làm tổn thương mô sụn và xương dưới sụn). Quá trình viêm kéo dài khiến sụn khớp bị bào mòn, không còn giữ được sự chắc khỏe, trơn bóng mà dần bị nứt, bong tróc làm trơ ra hai đầu xương.
Song song với những tổn thương ở sụn khớp, phần xương dưới sụn cũng bị biến đổi cấu trúc, hình thành và phát triển nên các gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau nhức cho người bệnh. Các cơn đau tăng nặng khi người bệnh cử động, làm hạn chế vận động hiệu suất làm việc, thậm chí có thể gây tàn phế.