Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Thoái hóa đốt sống ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa đốt sống ngực không phổ biến, nhưng nếu bệnh xảy ra cũng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tê liệt chân, rối loạn chức năng đường ruột và bàng quang…
Vì vậy, khi biểu hiện đau nhức lưng giữa kèm theo tình trạng căng tức lồng ngực diễn ra trong hơn một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và làm các thủ tục chẩn đoán cần thiết.
Thoái hóa đốt sống ngực là một dạng thoái hóa cột sống ít phổ biến bởi đây là bộ phận có cấu trúc vững chắc và cử động hạn chế. Cột sống ngực gồm 12 đốt sống (đánh số thứ tự từ T1-T12), nối liền với các đầu xương sườn tạo thành khung xương lồng ngực bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi và tuyến ức.
Theo thời gian, những thay đổi tự nhiên của cơ thể cùng với hàng loạt tác động khác nhau từ bên ngoài lên cột sống khiến cho sụn, xương dưới sụn, đĩa đệm dần trở nên hao mòn và hư hỏng. Khi 3 thành phần này bị biến đổi hình dạng, không giữ được kích thước ban đầu sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa ở các đốt sống ngực.
Quá trình thoái hóa cột sống ngực cũng có thể phát triển và diễn ra nhanh hơn khi đốt sống hoặc dây chằng chịu tổn thương. Nếu không đưa ra giải pháp kiểm soát thoái hóa cột sống ngực hiệu quả mà trọng tâm là ức chế yếu tố gây viêm, tái tạo sụn và xương dưới sụn, khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí họ phải đối mặt với nhiều biến chứng không thể phục hồi.
Dù cấu trúc và chức năng vận động khác với các vị trí còn lại trên hệ thống cột sống, nhưng nguyên nhân khiến cột sống ngực (phần lưng giữa) bị thoái hóa có sự tương đồng với thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống thắt lưng:
Độ dẻo dai và vững chắc của xương khớp sẽ giảm dần theo năm tháng bởi quá trình thoái triển tự nhiên mà chúng ta thường gọi là lão hóa cơ thể. Lão hóa khiến sụn khớp và xương dưới sụn mòn dần, đĩa đệm khô (xẹp) lại làm “kiến trúc kiên cố” của cột sống trở nên lỏng lẻo, mất vững.
Thông thường, lão hóa xương khớp biểu hiện rõ nhất là ở giai đoạn sau 60 tuổi, nhưng hiện nay, xương khớp có xu hướng bị suy thoái sớm hơn, bắt đầu từ trước 30 tuổi do lối sống và thói quen sinh hoạt, vận động thiếu khoa học.
Vì vậy, để kéo dài thời gian lão hóa, ngăn không cho bệnh thoái hóa đốt sống ngực xảy ra khi tuổi đời còn trẻ, bạn nên chủ động bổ sung những dưỡng chất thiếu yếu giúp thúc đẩy cơ chế tái tạo sụn và sản sinh xương mới, duy trì cấu trúc cột sống bền chắc như Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới.
Bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp giúp phục hồi tổn thương, tái tạo sụn khớp từ bên trong
Những chấn thương trong lao động, tai nạn hay thể thao như gãy xương, trật khớp, đứt dây chằng… là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Đối với thanh thiếu niên – nhóm đối tượng có đốt sống vẫn đang phát triển (chưa hoàn thiện), chấn thương có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống ngực sớm.
Cột sống của chúng ta phải gánh chịu áp lực vô cùng lớn từ những hoạt động hàng ngày. Áp lực này dồn nén lại khiến cột sống bị căng thẳng quá mức gây ra nhiều vi chấn thương bên trong cấu trúc cột sống, điển hình như rạn nứt đĩa đệm, giãn dây chằng, mòn đốt sống…
Nếu chúng ta vận động sai tư thế (đứng và ngồi quá lâu, cúi khom lưng…); tập thể dục quá sức; thường xuyên khuân vác đồ nặng… sẽ khiến áp lực lên cột sống tăng theo cấp số nhân. Và đến một thời điểm nào đó – cột sống suy yếu, không thể “gồng gánh” áp lực, tiến trình thoái hóa tất yếu xảy ra.
Nguy cơ mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống ngực của bạn sẽ cao hơn người khác nếu cơ thể đang rơi vào những tình trạng sau:
Loãng xương.
Thừa cân, béo phì.
Dinh dưỡng mất cân bằng.
Dị tật bẩm sinh (cong vẹo cột sống).
Lưu ý: Thoái hóa cột sống ngực có thể là hậu quả của thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng. Vậy nên, những ai đang bị thoái hóa ở 1 trong 2 vị trí này, hãy cảnh giác với rủi ro thoái hóa cột sống ngực.
Các triệu chứng thoái hóa đốt sống ngực có thể khác nhau giữa những người bệnh, thậm chí một số trường hợp không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý. Tuy nhiên, khi căn bệnh này xảy ra, hầu hết người bệnh đều trải qua các biểu hiện sau đây:
Đau nhức: Cơn đau chạy dọc sống lưng và lan xuống cả hai chân. Cảm giác này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. Cơn đau tồn tại âm ỉ hay bộc phát dữ dội tùy thuộc vào mức độ tổn thương cột sống.
Tê bì: Cấu trúc cột sống bất ổn, nhất là khi đĩa đệm thoát vị sẽ chèn ép lên thần kinh khiến chân tay tê mỏi và ngứa ran. Đồng thời, người bệnh cũng có cảm giác châm chích (như kim châm) trên lưng, vùng bụng hoặc cánh tay.
Yếu cơ: Nhóm cơ ở sống lưng, tay và chân có xu hướng yếu đi, cử động khó khăn và hạn chế phạm vi hoạt động. Điều này một phần do cột sống mất vững, tăng áp lực lên những nhóm cơ hỗ trợ, một phần do dây thần kinh chạy qua cột sống bị kích thích làm yếu cơ.
Nếu chỉ dựa vào những biểu hiện kể trên, người bệnh rất dễ nhầm lẫn đó là bệnh thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa thắt lưng, chứ không phải vấn đề xảy ra ở cột sống ngực. Do đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh thêm 2 triệu chứng đặc trưng của thoái hóa đốt sống ngực để bạn có cơ sở phân biệt rõ ràng hơn:
Đau tức vùng ngực kèm theo tình trạng khó thở.
Đau nhói vùng mạn sườn (đau dây thần kinh liên sườn).
Đau nhói vùng mạn sườn là triệu chứng đặc trưng của thoái hóa cột sống ngực
Ngoài ra, khi cột sống ngực rơi vào trạng thái thoái hóa, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và đôi khi bị khó tiêu, đại tiểu tiện bất thường. Hãy đến bệnh viện thăm khám nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu này, nhất là khi chúng cản trở hoạt động hàng ngày và khiến bạn không thể ngủ ngon hay tận hưởng cuộc sống.
Ban đầu, người bệnh chỉ thấy đau nhức nhẹ, nhưng càng về sau, phản ứng viêm hoạt động càng mạnh mẽ, bào mòn sụn khớp và xương dưới sụn, phá vỡ hoặc làm biến dạng cấu trúc cột sống. Một số trường hợp có thể bị trượt đốt sống, rạn nứt đĩa đệm hoặc mọc gai xương gây chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tê yếu cơ, thậm chí teo cơ.
Lúc này, người bệnh sẽ không thể di chuyển tay chân và cử động sống lưng như bình thường. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị liệt chi hoặc bán thân bất toại, không thể làm việc và tự chủ cuộc sống, đến cả những nhu cầu tối thiểu như vệ sinh cá nhân hay ăn uống đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người xung quanh.
Cuộc sống thiếu tự chủ, phải phụ thuộc vào người khác là “nỗi buồn khó nói” của nhiều bệnh nhân xương khớp.
Không những thế, sự thay đổi về mặt cấu trúc của cột sống sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống xương sườn, gây ra các vấn đề nguy hiểm như khó thở, rối loạn nhịp tim… Đặc biệt, khi dây thần kinh bị tổn thương nặng có thể làm rối loạn chức năng của ruột và bàng quang, khiến sức khỏe toàn thân sa sút đáng lo ngại.
Lời khuyên: Đừng bỏ qua hay cố ý phớt lờ những biểu hiện bất thường ở cột sống. Chỉ cần nhận thấy đó là dấu hiệu lạ, dù là nhỏ nhất, bạn cũng nên ghi lại và theo dõi chúng sát sao. Nếu sau 1 tuần, những dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng ngờ này không biến mất, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Sau khi thu thập tiền sử bệnh lý và các dấu hiệu bất thường ở cột sống từ phía bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X- quang để xác định chính xác có phải thoái hóa đốt sống ngực hay không. Hình ảnh X- quang sẽ hiển thị cụ thể tình trạng hiện tại của sụn, xương cột sống, đĩa đệm và dây chằng giúp bác sĩ biết được quá trình thoái hóa đang ở giai đoạn nào.
Và đương nhiên, chẩn đoán thoái hóa cột sống không thể thiếu hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scan) và cộng hưởng từ (MRI). Bởi vì chỉ hai công nghệ hiện đại này mới có thể đem lại cái nhìn chi tiết về mức độ tổn thương của dây thần kinh, từ đó giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch chữa trị thích hợp nhất.
Phác đồ điều trị tổng thể bệnh thoái hóa đốt sống ngực là sự phối hợp song song giữa điều trị y khoa và chăm sóc tại nhà bằng những phương pháp sau:
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống ngực cần nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng giảm nhẹ và cơ thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, nằm hoặc ngồi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân, thế nên người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để đảm bảo độ linh hoạt của cơ bắp và khớp xương.
Nghỉ ngơi, thư giãn là liệu pháp giải tỏa căng thẳng cho cột sống, giảm nhẹ cơn đau thoái hóa
Những bài tập thể dục tại nhà đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh, chẳng hạn: Mở rộng phạm vi chuyển động khớp; tăng cường sức mạnh nhóm cơ cột sống và cơ bụng; ổn định cột sống; quản lý cân nặng; nâng cao thể lực… Tập luyện khi bị thoái hóa đốt sống ngực, bạn cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và dừng lại nếu thấy cột sống đau nhức.
Bài tập 1: Tăng cường cơ bụng
Nằm ngửa và uốn cong đầu gối.
Đặt bàn chân trên mặt sàn.
Hai tay kê dưới cổ.
Dùng cơ bụng để kéo rốn xuống về phía cột sống.
Giữ tư thế này trong 10 đến 15 giây và thư giãn.
Tập 3 hiệp/ngày và mỗi hiệp 10 lần.
Bài tập 2: Tăng cường cơ lưng
Sử dụng cơ ở mông và lưng để nâng hông lên trong khi cánh tay vẫn phẳng trên sàn.
Giữ như vậy trong 5 giây, rồi thư giãn và hạ thấp mông.
Lặp lại 3 hiệp/ngày, mỗi hiệp 10 lần.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm cũng như thuốc giảm đau để giúp bạn cảm thấy thấy dễ chịu hơn. Một vài trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc dùng để tiêm ngoài màng cứng.
Hãy chắc chắn rằng, các loại thuốc nào bạn đang dùng đều là chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu tự ý mua để dùng, sử dụng đơn thuốc người khác hay lạm dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống ngực, cơ thể của bạn có thể phải gánh chịu những tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, tích nước, phù nề và một số biến chứng xương khớp như mòn sụn, cứng khớp, dính khớp…
Kiểm soát quá trình viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả
Thoái hóa cột sống là sự mất ổn định cấu trúc và suy giảm chức năng vận động do sụn, xương dưới sụn bị bào mòn dưới tác động của các yếu tố gây viêm. Chính vì thế, đầu mối quan trọng trong điều trị thoái hóa cột sống ngực là kiểm soát quá trình viêm đi đôi với tái tạo sụn, xương dưới sụn.
Để đạt được cùng lúc 2 mục tiêu này, bên cạnh phác đồ y khoa, người bệnh nên cung cấp cho cơ thể những hoạt chất thiên nhiên chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate.
Bộ dưỡng chất gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate tạo ra cơ chế kép, tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh – ức chế quá trình viêm; đồng thời kích thích sản sinh chất căn bản, hỗ trợ thúc đẩy tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.
Hiện nay, những dưỡng chất này đã được đưa vào viên uống JEX thế hệ mới giúp người bệnh thoái hóa cột sống ngực có thêm sự trợ giúp đắc lực. Hơn nữa, JEX thế hệ mới có khả năng hỗ trợ giảm đau an toàn, rút ngắn thời gian sử dụng các loại thuốc giảm đau, phòng tránh tác dụng không mong muốn.
Sự kết hợp của nhóm tinh chất quý trong JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ kiểm soát viêm và tái tạo sụn, xương dưới sụn hiệu quả
Vật lý trị liệu là chương trình tập luyện nâng cao do bác sĩ vật lý trị liệu thiết kế riêng cho mỗi bệnh nhân nhằm tăng cường độ dẻo dai cho cột sống, cải thiện khả năng vận động và giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa. Bài tập vật lý trị liệu sẽ được điều chỉnh từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với từng giai đoạn bệnh lý cũng như thể chất của người bệnh.
Trong mọi trường hợp, bác sĩ luôn đặt ra mục tiêu điều trị bảo tồn, hạn chế chọn phương pháp phẫu thuật. Nhưng nếu dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ buộc phải áp dụng phẫu thuật để giảm áp lực, phòng ngừa biến chứng teo cơ, bại liệt. Và các lựa chọn phẫu thuật thường được đưa ra bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
Phẫu thuật loại bỏ các gai xương.
Phẫu thuật hợp nhất cột sống.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ phải đeo nẹp lưng để giữ ổn định cột sống giúp vết thương mau chóng hồi phục. Ở thời điểm hiện tại, nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ, việc phẫu thuật không còn phức tạp và gây đau đớn như trước đây nên bạn hãy yên tâm điều trị nhé!
Đối với thoái hóa cột sống, người bệnh chắn hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được làm sáng tỏ. Trong số đó, chúng tôi nhận thấy 3 câu hỏi sau đây là thu hút sự quan tâm nhiều nhất:
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất sẽ là lý tưởng nhất cho người bệnh thoái hóa cột sống. Cụ thể nên hạn chế và tăng cường thực phẩm nào, bạn có thể tham khảo ở bài viết: Thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì?
Thoái hóa cột sống ngực là bệnh xương khớp mạn tính, thế nên bạn cần xác định là một khi mắc phải căn bệnh này sẽ không có cách nào chữa trị dứt điểm. Thế nhưng, bạn đừng vội buông xuôi bởi nếu được chẩn đoán kịp thời, thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn, kết hợp thay đổi lối sống và bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương khớp chuyên biệt như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… bạn có thể tận hưởng cuộc sống gần như những người bình thường.
Tập thể dục giúp tăng cường độ dẻo dai, bền chắc cho cột sống và các nhóm cơ cốt lõi; đồng thời duy trì sự linh hoạt của đốt sống ngực. Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống ngực nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh lâu dài bao gồm đau, tê, yếu cơ và bại liệt. Bởi thế, hãy tìm sự hỗ trợ y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường ở cột sống để kịp thời điều trị nếu cột sống bị thoái hóa bạn nhé!
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ