Tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Tiêm ngoài màng cứng là cách điều trị các tổn thương ở cột sống phổ biến, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Vậy, phương pháp này được tiến hành như thế nào và khả năng hồi phục đĩa đệm bị thoát vị có cao không? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể.

Tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau và giảm viêm dây thần kinh, mô mềm quanh đĩa đệm thoát vị

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp giảm đau cổ, cánh tay, lưng và chân do các dây thần kinh cột sống bị chèn ép bởi phần nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài. Thuốc được đưa đến khoang ngoài màng cứng (màng cứng là lớp màng ngoài cùng, hình ống, bao bọc quanh tủy sống) có thể kéo dài hiệu quả vài ngày, thậm chí vài năm.

Thuốc dùng để tiêm ngoài màng cứng là thuốc chống viêm chứa steroid(1)(sẽ được tiêm cùng thuốc gây tê cục bộ) nhằm mang lại những lợi ích sau:

  • Kiểm soát cơn đau nhờ giảm phản ứng viêm trong và xung quanh rễ thần kinh bị chèn ép.

  • Cải thiện khả năng vận động ở lưng (nhất là thắt lưng) và chân hoặc tay bị ảnh hưởng.

  • Giảm đau giúp bệnh nhân có thể tiếp nhận chương trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng một cách dễ dàng hơn.

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng được sử dụng sau khi đã áp dụng các biện pháp chữa trị không phẫu thuật như uống thuốc hay vật lý trị liệu, và trước khi quyết định có cần thiết phải phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, tiêm steroid không phải lựa chọn phù hợp với tất cả các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm.

Tìm hiểu thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là gì?

Mặc dù không xâm lấn và không yêu cầu quy trình chữa trị phức tạp, thế nhưng tiêm ngoài màng cứng cũng có giới hạn đối tượng áp dụng, cụ thể như sau:

1. Đối tượng chỉ định

  • Hầu hết người bị thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh.

  • Thoát vị đĩa đệm gây hẹp cột sống và tổn thương mô xung quanh.

  • Người bị thoát vị đĩa đệm cần giảm đau nhanh để tập vật lý trị liệu.

2. Đối tượng chống chỉ định

  • Người có cơ địa dị ứng với thuốc gây tê

  • Người gặp vấn đề về đông máu

  • Người bị nhiễm trùng

  • Người mắc bệnh tiểu đường

  • Người đang dùng một số loại thuốc có thể phản ứng với steroid

  • Người đang chịu tổn thương cột sống nghiêm trọng do thoái hóa, ung thư…

Chẩn đoán tiêm ngoài màng cứng

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương khớp và sức khỏe tổng quát trước khi quyết định bạn có phù hợp với biện pháp tiêm màng cứng không

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra cách giảm đau tốt nhất hoặc đợi đến thời điểm thích hợp hơn để tiến hành tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm. Việc cân nhắc cẩn thận đối tượng nên và không nên tiêm thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Phương pháp chữa trị nào cũng có ưu nhược điểm riêng và tiêm ngoài màng cứng cũng vậy. Do đó, hiểu rõ được lợi thế và hạn chế của tiêm thoát vị đĩa đệm là gì sẽ giúp người bệnh thoải mái và an tâm hơn khi bước vào ca điều trị.

1. Ưu điểm

Thế mạnh nổi bật nhất của tiêm thuốc vào màng cứng đó là kiểm soát hiệu quả quá trình sản xuất các chất gây viêm và làm giảm độ nhạy của dây thần kinh, giúp cơn đau nhanh chóng được xoa dịu. Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể hạn chế (hoặc bỏ hẳn) uống thuốc giảm đau, chống viêm.

Ngoài ra, tiêm thuốc giảm đau cho phép bệnh nhân thoải mái tiếp nhận và đáp ứng được chương trình vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Và nếu tập vật lý trị liệu cho kết quả khả quan, người bệnh có thể tránh được nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.

2. Nhược điểm

Điểm yếu của tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Và nếu thực hiện sai kỹ thuật hoặc yếu tố vô khuẩn không được đảm bảo đúng tiêu chuẩn y tế, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương dây thần kinh…

Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể làm suy yếu xương cột sống, các cơ và mô mềm lân cận. Việc lạm dụng loại thuốc này trong nhiều năm có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm như:

  •  Mỏng da, mất màu da và gây đỏ mặt.

  •  Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và tăng lượng đường trong máu.

  • Thủng màng cứng, nhiễm trùng.

  • Tổn thương dây thần kinh.

  • Tăng nguy cơ đột quỵ.

Tác dụng phụ của tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, mất ngủ hoặc tăng nguy cơ đột quỵ

Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ tỷ lệ thuận với số lần tiêm steroid của bạn. Bạn cần lưu ý: Nếu nhận thấy những triệu chứng liệt kê bên dưới sau khi tiêm ngoài màng cứng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời:

  • Đau đầu dữ dội khi ngồi xuống hoặc đứng dậy (có thể đây là biểu hiện của thủng màng cứng).

  • Sốt cao do nhiễm trùng.

  • Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

  • Cảm thấy tê và yếu ở tay hoặc chân bởi dây thần kinh bị tổn thương.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, trước khi tiến hành tiêm ngoài màng cứng, công tác chuẩn bị được triển khai một cách bài bản, theo đúng tiêu chuẩn y tế. Bạn có thể tham khảo quy trình tiêm chữa thoát vị đĩa đệm bên dưới:

1. Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Thăm khám và kiểm tra tình trạng cột sống, cũng như sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

  • Vô khuẩn dụng cụ tiêm và phòng tiêm kỹ càng.

  • Trao đổi cụ thể các bước điều trị với bệnh nhân để họ có tâm lý thoải mái và an tâm trước khi lên giường bệnh.

2. Tiến hành tiêm ngoài màng cứng

  • Sau khi hướng dẫn người bệnh nằm đúng tư thế và xác định cụ thể vị trí tiêm, điều dưỡng sẽ làm thủ tục sát khuẩn.

  • Bác sĩ dùng tay ấn để định vị nơi đặt mũi tiêm, rồi nhẹ nhàng bơm thuốc vào cơ thể.

  • Rút kiêm tiêm, băng vết thương và để người bệnh nghỉ ngơi thư giãn trên giường khoảng 15 phút.

Tiêm xong, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để nếu có bất kì trục trặc nào xảy ra kịp thời khắc phục. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện tên tuổi để được tiêm ngoài màng cứng đúng kỹ thuật, tránh tối đa rủi ro.

Tiêm ngoài màng cứng không đơn giản như những mũi tiêm thông thường, bởi chỉ cần xác định sai vị trí tiêm hoặc tiêm mạnh tay một chút là có thể gây tổn thương khu vực xung quanh. Vì vậy, điều quan trọng trước tiên chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, đó là bạn hãy dành thời gian tìm hiểu kĩ càng để chọn được bệnh viện thật sự uy tín – nơi có đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp, đảm bảo tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm đúng kỹ thuật, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn nên chăm sóc xương khớp (cột sống) cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa cột sống bằng cách:

  • Bổ sung dưỡng chất nuôi xương khớp chắc khỏe

Cột sống vững chắc và linh hoạt vừa giúp đĩa đệm hồi phục tốt hơn, vừa giảm áp lực lên đĩa đệm, ngăn không cho phần đĩa đệm bị thoát vị nặng thêm. Và dinh dưỡng là một trong những yếu tố tiên quyết giúp cột sống khỏe mạnh.

Cùng với chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất… bạn nên bổ sung thêm các dưỡng chất có khả năng tác động trực tiếp lên xương khớp, chẳng hạn Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… ( trong JEX thế hệ mới). Đây là những tinh chất cao cấp, tinh chiết kỹ lưỡng, giữ được đặc tính sinh học cao nên khi được cơ thể hấp thu sẽ nhanh chóng đi đến mô liên kết ở khớp xương.

Tại mô liên kết của khớp xương, chúng kích thích sản sinh chất nền (collagen và aggrecan), hỗ trợ thúc đẩy tái tạo sụn và xương dưới sụn giúp duy trì cấu trúc cột sống chắc khỏe. Cột sống dẻo dai và ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục của đĩa đệm, từ đó hỗ trợ giảm đau lưng, tăng khả năng vận động và đặc biệt còn hỗ trợ làm chậm tiến trình thoái hóa cột sống.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?

Bạn cần hạn chế những hoạt động mạnh khi đĩa đệm bị thoát vị, nhưng vẫn phải duy trì vận động điều độ thông qua chương trình vật lý trị liệu của bác sĩ và một số bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà. Tuyệt đối không tập luyện hoặc làm việc quá sức, bạn nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn, giảm tối đa áp lực lên cột sống.

Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hoặc cảm thấy vị trí tiêm bị đau và sưng, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được trợ giúp. Bạn không được tự ý chườm đá hay thoa thuốc bởi sẽ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng hoặc biến chứng nặng hơn.

09:03 01/04/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ