Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng

Đau nhức xương khớp chủ yếu gặp ở người trung niên, người cao tuổi, người lao động nặng và người hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết hay ngồi và làm việc sai tư thế… mà còn là bởi những căn bệnh xương khớp nguy hiểm gây ra nên cần được chẩn đoán sớm để kịp thời điều trị, phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là cảm giác khó chịu phát sinh từ bất kì khớp xương nào trên cơ thể, nhất là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Nếu như “viêm khớp” gây đau kèm theo hiện tượng nóng, đỏ và sưng thì “đau khớp” có thể chỉ đau mà không sưng viêm hoặc có thể vừa đau vừa viêm – Các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Trước đây, tình trạng này thường chỉ xảy ra với người trung niên (từ 40 tuổi trở lên), thế nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này. Đau khớp được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính:

Đau nhức xương khớp cấp tính

Đau nhức xương khớp cấp tính là do các khớp xương bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Khi bị nhức khớp cấp tính sẽ kèm theo hiện tượng sưng đỏ ở ở các khớp, điển hình là khớp ngón tay, khớp gối, khớp khuỷu tay…

Đau nhức xương khớp mãn tính

Đau nhức xương khớp mãn tính xảy ra bởi sụn bị thoái hóa (sụn bị mòn mỏng và xù xì) khiến các đầu xương cọ sát vào nhau khi vận động gây ta cảm giác đau nhức. Khi bị đau nhức mãn tính, nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm khớp, thoái hóa khớp… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp ở người trẻ

Các khớp xương chính dễ bị tổn thương

Các bệnh đau nhức xương khớp thường gặp

Các khớp xương chính trên cơ thể

Xương khớp và các cơ tạo nên hệ vận động hoàn chỉnh mang lại cho con người hình dáng, khả năng di chuyển và những cử động biểu lộ cảm xúc. Dưới đây là cấu tạo của các khớp xương trọng yếu – Bạn có thể tham khảo để hiểu hơn cơ chế hoạt động của cơ thể mình!

Khớp xương vai

Khớp xương vai đảm nhiệm các hoạt động diễn ra ở vai và cánh tay với cấu trúc tương đối phức tạp:

  • Xương quanh vai gồm xương bả vai, xương cánh tay và xương đòn.
  • Khớp vai gồm các khớp nhỏ là khớp ổ chảo, khớp ức, khớp bả vai và khớp cùng vai.
  • Vòng bít gồm các gân và cơ bao quanh khớp.
  • Sụn ở vai giúp giảm cọ xát giữa các khớp.
  • Cơ bắp vai có vai trò bảo vệ xương khớp vai.
  • Viên nang vai chứa dịch khớp làm lớp đệm cho sự vận động của khớp.

Khớp xương háng

Khớp háng có cấu trúc vững chắc và có độ lõm khá đặc biệt giúp chịu được lực tác động lớn từ những hoạt động của chi dưới như chạy nhảy, đi lại, đứng ngồi… Vùng khớp xương này gồm ổ chảo xương chậu và chỏm xương đùi tạo thành với những bộ phận cụ thể sau:

  • Ổ chảo được bao bọc bởi sụn viền giúp ổ chảo sâu hơn và khớp háng vững chắc hơn.
  • Chỏm xương đùi hình cầu và cũng được bọc bởi một lớp sụn dày.
  • Bao khớp háng gồm bao hoạt dịch và bao xơ.
  • Hệ thống dây chằng khớp háng gồm dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp.

Khớp đầu gối

Khớp xương đầu gối vừa hỗ trợ chức năng di chuyển vừa đảm nhiệm “trọng trách” nâng đỡ cơ thể với cấu trúc gồm 3 phần:

  • Phần xương bao gồm xương bánh chè, xương cầu đùi và mâm chày.
  • Phần sụn giúp giảm ma sát giữa các đầu xương.
  • Hệ thống dây chằng gồm dây chằng bên và dây chằng chéo.

Khớp xương khuỷu tay

Khuỷu tay là trung tâm điều khiển giúp cẳng tay thực hiện các cử động như gấp, duỗi, sấp và ngửa một cách trơn tru. Cấu trúc khớp xương khuỷu tay bao gồm các bộ phận như sau:

  • Xương khuỷu tay gồm 3 phần nhô ra để các gân bám dính vào.
  • Mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm trên lồi cầu trong để các cơ bám vào.
  • Bao khớp khuỷu tay có chức năng bảo vệ các mặt của khớp.
  • Dây chằng khuỷu tay giữ cố định khớp khuỷu tay.

Cảnh giác với đau nhức xương khớp

Khớp tay là vị trí rất hay bị đau nhức và tê mỏi

Cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là cơ quan vận động trung tâm có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể gồm 5 đốt sống nằm giữa xương chậu và xương sườn với cấu trúc như sau:

  • Khớp đốt sống gồm sụn, hoạt dịch, bao hoạt dịch và bao khớp.
  • Đĩa đệm gian sống gồm mâm sụn, vòng sợi và nhân nhầy.
  • Lỗ ghép thắt lưng là nơi các dây thần kinh đi qua.
  • Dây chằng thắt lưng gồm dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng vành, dây chằng liên gai và trên gai.
  • Ống sống thắt lưng gồm màng cứng, bao màng cứng và rễ thần kinh.
  • Rễ và dây thần kinh tủy sống gồm rễ vận động và rễ cảm giác.
  • Đoạn vận động đốt sống gồm khớp đốt sống, khoang gian đốt và dây chằng.

Khớp bàn chân

Là nơi điều khiển và thực hiện các bước di chuyển của cơ thể, bàn chân tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cấu trúc của bàn chân vì thế mà phức tạp không kém các khớp xương lớn khác:

  • Xương bàn chân gồm xương bàn chân trước, xương bàn chân giữa và xương bàn chân sau
  • Khớp bàn chân gồm khớp cổ chân và khớp dưới sên.
  • Trục quay khớp quay sấp gồm vặn ngoài xương gót, dạng và gập mu bàn chân.
  • Trục quay khớp quay ngửa gồm vặn trong xương gót, khép và gập lòng.

Những khớp nêu trên là những vị trí giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên cơ thể. Và đây cũng là những khớp dễ bị đau nhức nhất. Vậy nguyên nhân khiến xương khớp đau nhức là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Là tình trạng sức khỏe thường gặp, thế nhưng các bạn có biết nguyên nhân nào gây ra cảm giác đau nhức xương khớp không? Chuyên gia sẽ giúp chúng ta  trả lời câu hỏi này một cách chi tiết ngay sau đây.

1. Đau nhức xương khớp do bệnh lý

Triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cơn đau kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín vì triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp.

Thoái hóa khớp

Triệu chứng đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra và thoái hóa khớp là “đối tượng nghi vấn” đầu tiên. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn theo thời gian.

Thoái hóa xương khớp thường gặp

Thoái hóa xương khớp là nguồn cơn của cơn đau nhức

Cách phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những căn bệnh khác là dựa vào đặc điểm triệu chứng đau. Cơn đau thường tăng nặng mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi.

Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, đồng thời luyện tập nhẹ nhàng cơ bắp để hạn chế cứng khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Ngoài thoái hóa khớp, triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng khớp và làm mất khả năng lao động, thậm chí gia tăng nguy cơ tàn phế.

Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như: đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng và đỏ.

Ngoài ra, người bệnh còn bị cứng khớp, khó cử động vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và hiện tượng này thường kéo dài hàng giờ. Đi kèm với các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, xanh xao, gầy sút và sốt.

Gout

Người mắc bệnh gút cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa Acid Uric khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Bệnh thường gây đau nhức kèm sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu và mệt mỏi.

Loãng xương

Đối với người bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương, thế nên dấu hiệu rất mơ hồ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện cảm giác đau nhức do loãng xương thông qua triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay cảm thấy đau mỏi dọc theo các xương dài (cột sống thắt lưng, đùi), đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.

Loãng xương thường gặp

Đau nhức xương khớp có thể là do bạn bị loãng xương

Một triệu chứng khác của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Thêm vào đó, đau nhức xương khớp do loãng xương có thể kèm theo hiện tượng co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp là căn bệnh do vi khuẩn của người hoặc bò tấn công vào hệ xương khớp. Các khớp xương lớn và chịu sức nặng nhiều như khớp háng, cột sống và khớp gối có nguy cơ mắc lao xương khớp cao.

Các khớp bị vi khuẩn lao tấn công thường bị đau nhẹ và sưng to (nhưng không nóng, không đỏ), khiến cho các hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi và không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, thậm chí bị liệt.

2. Đau nhức xương khớp do các yếu tố bên ngoài

Những tác động bên ngoài như chấn thương, béo phì, lao động nặng hay ngồi sai tư thế… cũng là nguyên nhân khiến xương khớp của bạn bị đau mỏi:

Chấn thương

Di chấn để lại sau sự cố va đập mạnh hay tai nạn giao thông khiến xương khớp đau nhức khi làm việc quá sức hoặc thay đổi thời tiết…

Ít vận động

Ít đi lại, lười tập thể dục và ngồi một chỗ nhiều làm cho cơ khớp và dây chằng bị căng cứng dẫn đến đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra với những người làm công việc văn phòng, thợ mộc…

Bưng vác đồ nặng

Mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài gây áp lực lớn lên hệ vận động, thế nên đau nhức xương khớp là điều khó tránh khỏi.

Béo phì

Trọng lượng cơ thể trực tiếp đè nén lên xương khớp và các đốt sống, thế nên việc thừa cân béo phì không khác nào việc bạn phải bê vác đồ nặng trên người. Do đó, người bị béo phì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khá cao.

Đau do sai tư thế

Triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp

Tư thế ngồi làm việc sai cách khiến xương khớp bị đau mỏi

Thói quen ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng hay ngồi nghiêng vai sang 1 bên) lâu dần sẽ có thể gây đau mỏi và làm biến dạng xương khớp. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen cũng như cường độ làm việc để phòng tránh đau xương khớp nhé!

Đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Thời tiết đang nóng chuyển lạnh hoặc đang lạnh chuyển nóng đột ngột sẽ gây ra những thay đổi lớn bên trong xương khớp, chẳng hạn như: cơ gân bị co lại, máu lưu thông đến các khớp xương giảm sút, sụn bị khô và mỏng khiến các đầu xương bị cọ xát mạnh khi vận động gây đau nhức. Người lớn tuổi là đối tượng chịu đau nhức xương khớp do thời tiết rõ rệt nhất.

Đau nhức xương khớp toàn thân thường do nguyên nhân gì?

Khi mệt mỏi hoặc có dấu hiệu cảm sốt, sáng thức dậy chúng ta có thể thấy đau nhức xương khớp toàn thân. Đây là triệu chứng bình thường và chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ thì tình trạng này sẽ khỏi.

Tuy nhiên, khi gặp phải các triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân kéo dài quá 1 tuần thì dù là ở người trẻ hay người già, bạn cũng nên đến bệnh viện các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thăm khám. Nếu mắc các bệnh lý khớp như thoái hóa khớp, loãng xương hay viêm khớp… thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân ở bài viết dưới đây.

Cách điều trị đau nhức xương khớp khoa học

Như đã phân tích ở trên, triệu chứng đau mỏi và tê nhức xương khớp do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy nên, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ đau nhức xương để đưa ra một trong các biện pháp chữa trị sau:

Uống thuốc giảm đau, kháng viêm

Nếu cơn đau xương khớp không phải do viêm khớp, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám bởi rất có thể xương khớp của bạn đã bị viêm, cần được bác sĩ kê đơn thuốc chữa viêm phù hợp.

không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Không được lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp

Cơn đau khớp xảy ra khiến bạn “mất ăn mất ngủ”, nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp khi chưa được sự đồng ý hoặc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng các loại thuốc này chỉ giúp bạn cắt được cảm giác đau tức thời, chứ hoàn toàn không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc.

Hơn thế nữa, uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây hại cho dạ dày và hệ thần kinh. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có thành phần đã được kiểm chứng an toàn và hiệu quả cho xương khớp như JEX thế hệ mới.

Được tuyển chọn từ Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… và nhiều tính chất quý khác, JEX thế hệ mới có khả năng tác động vào cơ chế bệnh sinh, hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc xương khớp một cách toàn diện hơn bằng cách:

  • Hỗ trợ găn và không làm viêm tiến triển bằng cách ức chế sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp. Đồng thời, sự kết hợp của các tinh chất này còn làm giảm các yếu tố tiền viêm như TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma… cho sụn khớp chuyển động trơn tru, hỗ trợ giảm đau khi vận động và bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

  • Hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (như Collagen và Aggrecan) để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

 Sản phẩm Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới – Giải pháp ngăn chặn các tác nhân xâm hại xương khớp, hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ tái tạo sụn và xương dưới sụn.

Tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp

Đây là 1 trong những giải pháp giảm đau giảm viêm hiệu quả, nhanh chóng và có thể duy trì tác dụng lên đến nửa năm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ viêm nhiễm, biến chứng, các bạn cần lưu ý 2 điều dưới đây khi tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp:

Không được tự ý tiêm thuốc tại nhà mà phải đến bệnh viện uy tín để thực hiện.
Tiêm thuốc giảm đau chỉ áp dụng đối với trường hợp bị viêm khớp, thoái hóa khớp và gout.

Phẫu thuật chỉnh sửa khớp

Xương khớp bị tổn thương, hư hỏng nặng gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng và giảm khả năng vận động. Lúc này, nếu chỉ uống thuốc hay tiêm thuốc sẽ không giải quyết được dứt điểm bệnh lý mà phẫu thuật mới là lựa chọn lý tưởng.

Phẫu thuật nội soi khớp

Phương pháp này cho phép các bác sĩ sửa chữa những phần hư hỏng của khớp như loại bỏ sụn xù xì, làm mịn bóng bề mặt xương… mà không cần mở đường mổ lớn. Phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến cho khớp đầu gối và khớp vai.

Phẫu thuật thay thế khớp

Khi các khớp bị hư hỏng nặng và không có khả năng phục hồi được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp hông và khớp đầu gối là những vị trí thường được phẫu thuật thay khớp nhân tạo, nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể áp dụng với cả khớp ngón tay, khuỷu tay và khớp lưng.

Phẫu thuật điều trị bệnh xương khớp

Phẫu thuật điều chỉnh và phục hồi xương khớp

Cắt bỏ xương

Thủ thuật cắt xương giúp điều chỉnh và phân phối lại trọng lượng xương trong khớp, từ đó ổn định lại hoạt động cho các khớp. Những người trẻ nên áp dụng phương pháp này thay vì phẫu thuật thay thế khớp.

Hợp nhất khớp

Bản chất của kỹ thuật này là hợp nhất hai đầu xương ở mỗi khớp mà không cần sự tồn tại của khớp nữa. Giải pháp này được sử dụng khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng hoặc vị trí không thể tiến hành thay khớp nhân tạo như khớp mắt cá chân.

Phẫu thuật xương khớp yêu cầu kỹ thuật cao, thế nên chỉ bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới đủ điều kiện thực hiện ca điều trị này. Bạn hãy đến những bệnh viện xương khớp uy tín để được đội ngũ bác sĩ giỏi tiến hành sửa chữa và thay thế khớp an toàn, chính xác.

Một số bài thuốc dân gian hỗ trợ giảm đau xương khớp tại nhà

Vẫn biết rằng, các bài thuốc dân gian không thể chữa trị dứt điểm bệnh lý, song ít nhiều sẽ giúp chúng ta giảm bớt phần nào cảm giác đau nhức tạm thời nhất là khi dạ dày của bạn không “chịu nổi” thuốc tây. Do đó, không nên đặt kỳ vọng quá nhiều nhưng bạn cũng nên thử kiên nhẫn với một số bài thuốc cổ truyền này nhé!

Bài thuốc từ cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn được gọi với cái tên dân dã cây xấu hổ là một dược liệu quý trong sách Đông Y. Vì có tác dụng xoa dịu cảm giác đau nhức và chống viêm nên loài cây này trở thành nguyên liệu chính trong bài thuốc chữa đau sưng khớp với công thức cụ thể như sau:

Bước 1: Rửa sạch 30g rễ trinh nữ đã thái lát mỏng rồi để ráo nước.

Bước 2: Trộn rễ trinh nữ đã khô với 1 chút rượu (khoảng 1 ly rượu nhỏ).

Bước 3: Cho rễ cây vào nồi với 400ml nước và đun sôi.

Bước 4: Giữ lửa nhỏ và đun cho đến khi thấy nước sền sệt lại thì tắt bếp.

Sắc cây trinh nữ bằng nồi đất là tốt nhất bởi sẽ giữ được nguyên vẹn tinh chất của thảo dược này. Bạn có thể sắc lượng lớn để dùng cho cả tuần bằng cách bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Bài thuốc từ quả cà tím

Cà tím chứa Vitamin B và chất chống Oxy hóa, nên có tác dụng giảm viêm sưng và đau nhức khớp. Nếu bị đau và tê xương khớp, bạn có thể nấu nước cà tím để uống theo hướng dẫn dưới:

Bước 1: Chuẩn bị 1 quả cà tím thật tươi, không quá già cũng không quá non rồi rửa sạch và thái lát mỏng (0,5cm).

Bước 2: Cho cà tím vào nồi nước đã đun sôi (khoảng 300ml).

Bước 3: Đun sôi lại khoảng 3 phút thì tắt bếp.

Bước 4: Để cà tím trong nồi và đậy kín vung cho đến khi nước nguội thì lọc lấy nước để uống.

Bạn nên uống nước cà tím 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ. Trước khi nấu nước cà tím, bạn hãy ngâm cà với nước muối loãng khoảng 5 phút để bớt vị hắc của cà tím nhé!

Cà tím tốt cho xương khớp

Giảm đau xương khớp bằng nước cà tím

Một lần nữa, các chuyên gia nhấn mạnh: Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng giảm bớt cảm giác đau nhức xương khớp, chứ hoàn toàn không thể trị dứt bệnh. Do vậy, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem triệu chứng đau nhức là bệnh lý xương khớp nào, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị đau xương khớp

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng đau nhức mà còn hỗ trợ tái tạo và phục hồi tế bào xương khớp. Dưới đây là gợi ý về nhóm dinh dưỡng cùng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị đau nhức xương khớp.

Những nhóm dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho việc ngăn ngừa lão hóa sụn khớp và hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào xương khớp bao gồm:

Vitamin D

Những loại thực phẩm giàu Vitamin D là cá hồi, tôm, trứng, đậu hũ, hạt đậu nành…Bạn cũng có thể tăng cường Vitamin D cho khớp bằng việc tắm nắng trước 8 giờ sáng.

Vitamin C

Vitamin E có nhiều trong các loại trái cây như cam, ổi, dâu tây, bưởi, súp lơ, cải xanh, cà chua…

Vitamin K

Cùng với Vitamin D, Vitamin C – Vitamin K cũng trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi dưỡng xương khớp. Bạn có thể “nạp” Vitamin K bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như rau bina, rau diếp, cải xoăn…

Beta Carotene

Có thể bạn ít khi nghe nhắc đến khoáng chất này, nhưng Beta Carotene có nhiều trong các loại thực phẩm vô cùng quen thuộc như rau bina, lá bạc hà, cà chua, măng tây, khoai lang,dưa lưới…

Axit Omega 3

Loại axit không bão hòa này vừa hỗ trợ làm chậm tiến trình lão hóa vừa ngăn ngừa các tác nhân phá hủy sụn khớp hiệu quả. Những loại thực phẩm giàu Axit Omega 3 là cá hồi, cá thu, hàu, hạt chia, quả óc chó…

Bổ sung omega-3 tốt cho xương khớp

Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho xương khớp

Bioflavonoid

Bioflavonoid là chất chống viêm giảm đau xương khớp công hiệu không hề thua kém một số thuốc giảm đau giảm viêm Aspirin, Ibuprofen. Loại chất này có hàm lượng lớn trong các loại thực phẩm như việt quất, nho đen táo, cà chua bi, hành tây trắng…

Thực phẩm cần tránh khi đau nhức khớp

Dù thèm đến mấy, khi bị đau nhức xương khớp – Bạn cần tránh hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm như bánh kẹo nhiều đường, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối, bánh mì trắng, mỳ ống, ngũ cốc tinh chế đóng gói, đồ uống chứa chất kích thích…

Để biết chính xác những nhóm dinh dưỡng và thực phẩm tốt cho xương khớp nên ăn mỗi ngày bao nhiêu? Bạn có thể tham khảo ở bài viết 14 thực phẩm nên ăn và nên kiêng hỗ trợ trị thoái hóa khớp ngay dưới đây nhé!

Phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả bằng JEX thệ mới

Mỗi người cần chủ động bổ sung các dưỡng chất từ thảo dược thiên nhiên để nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh, giúp phòng ngừa các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa khớp, gout… Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với những nhóm dinh dưỡng như trên, xu hướng mới hiện nay là sử dụng JEX thế hệ mới có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm.

Kết quả nghiên cứu Jex thế hệ mới

Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Khoa Y, trường ĐH Quốc gia Davis – Hoa Kỳ cho thấy: Sau 90 ngày sử dụng, Collagen Type II có trong JEX thế hệ mới giúp giảm 40% tình trạng đau khớp nói chung.

Đồng thời, tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả của các tinh chất quý khác như chiết xuất từ màng vỏ trứng Eggshell Membrane, Chondroitin Sulfate, chiết xuất từ vỏ cây liễu White Willow Bark, chiết xuất từ nghệ Turmeric Root… cũng được nghiên cứu chứng minh tại các trường Đại học lớn tại Canada, Ý, Tây Ban Nha, Pháp…

Gần 30 năm trực tiếp khám và điều trị, tôi tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân bệnh khớp nặng chỉ mong có thể đứng trên đôi chân của chính mình và tự tay làm điều mình muốn nhưng không thể vì điều trị quá trễ.

Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…. Nên khám sức khỏe xương khớp định kỳ để chủ động bảo dưỡng hệ cơ xương khớp.

Mọi thông tin liên quan đến sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu tại đây hoặc liên hệ đến Hotline (miễn cước) 1800 556 889 để được Chuyên viên y khoa của JEX thế hệ mới tư vấn kỹ lưỡng nhé!

10:06 03/05/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ