Viêm bao hoạt dịch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch có thể hủy hoại sụn, bào mòn đầu xương làm hạn chế chức năng vận động của khớp, thậm chí dẫn đến bại liệt. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh lý này bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này - Đừng bỏ qua nhé!


 

Khớp bị sưng do viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch khiến khớp sưng đỏ, đau nhức

Viêm bao hoạt dịch là gì?

Những túi chứa chất lỏng (dịch nhầy giàu collagen và protein) nằm trong các khớp đóng vai trò như lớp đệm lót và dầu bôi trơn giúp giảm ma sát cho các đầu xương, sụn, cơ, gân gọi là bao hoạt dịch. Khi những túi chất lỏng này bị viêm sẽ làm gia tăng mức độ cọ xát giữa các mô trong khớp gây sưng tấy, đau nhức và giảm vận động chính là viêm bao hoạt dịch.

Tình trạng này kéo dài sẽ hủy hoại sụn và bào mòn xương dưới sụn dẫn đến thoái hóa khớp khiến chức năng vận động bị suy giảm, thậm chí là bại liệt. Bệnh viêm bao hoạt dịch phổ biến ở những khớp chính, có tần suất cử động cao như vai, khuỷu tay, hông, đầu gối và gót chân.

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm bao hoạt dịch

Sự rõ ràng của các triệu chứng và dấu hiệu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm bao hoạt dịch. Tuy nhiên, những người mắc bệnh lý này sẽ xuất hiện những biểu hiện cơ bản dưới đây:

  • Đau và cứng khớp: Cảm giác đau sẽ gia tăng khi ấn vào khớp hoặc di chuyển.

  • Sưng tấy và đỏ vùng da quanh khớp.

  • Sờ vào khớp thấy nóng.

  • Sốt nhẹ và có thể phát ban.

  • Khó cử động, thậm chí không thể cử động khớp nếu bệnh chuyển nặng.

Như mô tả, viêm bao hoạt dịch mang những triệu chứng và dấu hiệu tương tự thoái hóa khớp, viêm khớp. Vậy nên, để chắc chắn khớp đang gặp phải vấn đề gì, các bạn nên đi kiểm tra tại các bệnh viện chuyên về xương khớp.

Nguyên nhân và các yếu tố tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch 

Nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch đó là các chuyển động hoặc tư thế lặp đi lặp lại gây áp lực lên khớp, chẳng hạn như quỳ gối, chống khuỷu tay, ném hoặc nâng đồ vật liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, những người làm vườn, thợ sơn, thợ mộc, vận động viên đánh golf, tennis, ném bóng bầu dục… dễ mắc phải căn bệnh này.

Bên cạnh đó, bệnh viêm bao hoạt dịch sẽ có xu hướng tăng cao do những yếu tố nguy cơ sau:

  • Chấn thương xương khớp bởi tai nạn hoặc va chạm.

  • Tiền sử bị bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gút, nhiễm trùng khớp...

  • Đứng hoặc ngồi sau tư thế.

  • Không giãn cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao.

  • Chấn thương đột ngột có thể gây viêm bao hoạt dịch.

Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch

Cử động lặp đi lặp lại như gõ máy tính có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch

Ngoài ra, tuổi tác, thừa cân béo phì và một số bệnh toàn thân khác (điển hình là tiểu đường) cũng có thể làm gia tăng nguy cơ viêm bao hoạt dịch. Đặc biệt, những người vốn có hệ xương khớp yếu hoặc đang bị thoái hóa cần cẩn trọng hơn ai hết trước mối đe dọa của bệnh lý này. 

Mối nguy hiểm từ bệnh viêm bao hoạt dịch

Nếu được điều trị sớm, tình trạng viêm bao hoạt dịch không đáng lo ngại. Nhưng nếu, phát hiện bệnh muộn, chữa trị chậm trễ, bao hoạt dịch bị viêm dẫn đến tăng giảm dịch nhầy bất thường gây áp lực lên sụn, xương và các mô trong khớp khiến cử động khớp bị hạn chế.

Nguy hiểm hơn, viêm bao hoạt dịch lâu ngày có thể tàn phá và hủy hoại khớp, đe dọa chức năng vận động của người bệnh và nguy cơ tàn phế là điều khó tránh khỏi. Một số trường hợp viêm bao hoạt dịch biến chứng, chuyển dạng thành u nang bao hoạt dịch gây cứng khớp.

Tốt nhất, khi thấy khó cử động khớp một cách bất thường và đau nhức dữ dội kèm theo cơn sốt nhẹ, sưng tấy quanh khớp, các bạn nên đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Bởi vì, với những triệu chứng này, dù không phải là viêm bao hoạt dịch thì chắc chắn khớp của bạn cũng đang gặp phải một vấn đề nào đó, cần được xử lý sớm.

Phòng ngừa bệnh viêm bao hoạt dịch như thế nào?

Không thể đảm bảo ngăn ngừa được tất cả trường hợp viêm bao hoạt dịch, nhưng phòng tránh đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời kiểm soát mức độ nghiêm trọng nếu bệnh lý này xảy ra.Và cách phòng ngừa viêm bao hoạt dịch hiệu quả chỉ là những yêu cầu đơn giản dưới đây:

  • Sử dụng miếng đệm quỳ

Sử dụng đệm lót để giảm áp lực lên đầu gối nếu bạn làm công việc hoặc tham gia hoạt động phải quỳ trong thời gian dài.

  • Hạn chế mang vác nặng

Cố gắng dùng công cụ hỗ trợ như xe đẩy khi phải khuân vác đồ vật nặng. Như vậy sẽ giảm áp lực lên các khớp, nhất là khớp vai và đầu gối. 

  •  Nghỉ giải lao thường xuyên

Khi làm bất kì công việc gì, nhất là những việc phải đứng ngồi liên tục, hoặc lặp đi lặp lại một cử động, các bạn nên thường xuyên nghỉ ngơi để các khớp được thư giãn.

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân béo phì tăng thêm lực đè ép gây căng thẳng nhiều hơn cho các khớp. Do đó, chú ý duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý ở mức BMI là 18.5 - 24.9 (BMI là chỉ số cơ thể được tính bằng cân nặng: [chiều cao]x2).

  • Tập thể dục điều độ

Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, tăng cường khả năng bảo vệ khớp bằng thói quen tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày).

  • Dùng dụng cụ bảo vệ khớp

Trước khi chơi thể thao, bạn hãy mang những dụng cụ bảo vệ khớp như băng gối, băng cổ tay, băng khuỷu tay… để hạn chế tổn thương khớp.

  • Tạo tư thế vận động đúng

Thói quen ngồi gù lưng, ngồi lệch vai sang một bên hay ngủ khom người, gối đầu lên tay khiến khớp phải chịu áp lực lớn hơn. Vậy nên, chúng ta cần điều chỉnh tư thế đúng cho cơ thể trong các sinh hoạt và làm việc như ngồi thẳng lưng, hai vai đều nhau, hai tay và người duỗi thẳng khi ngủ...


 Chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch

Như đã chia sẻ, không có giải pháp nào phòng tránh được 100% nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch, thế nên khi nhận thấy khớp xuất hiện những dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để thực hiện chẩn đoán:

  • Chụp X-quang hoặc MRI

Hình ảnh thu được từ chụp X-quang và siêu âm cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ loại trừ được các bệnh lý xương khớp khác và nhìn thấy rõ tình trạng bao hoạt dịch đang ảnh hưởng đến các mô trong khớp như thế nào.

  • Xét nghiệm dịch khớp

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm chất lỏng tức dịch nhầy ở bao hoạt dịch để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm và đau khớp. Tuy nhiên, chọc hút dịch khớp không được khuyến khích trong trường hợp bị viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng bởi vì có thể gây ra tình trạng viêm thứ cấp.

Phác đồ điều trị viêm bao hoạt dịch 

Chỉ định điều trị viêm bao hoạt dịch được đưa ra sau khi bác sĩ xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương cụ thể của khớp. Và một phác đồ chuẩn dành cho bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch gồm:

Dùng thuốc

Uống thuốc giảm đau chống viêm giúp khớp bớt sưng tấy và dễ chịu hơn. Một số trường hợp đau nhức dữ dội hơn, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp thuốc giảm đau vào vùng khớp đang chịu ảnh hưởng của viêm bao hoạt dịch.

Vật lý trị liệu

Khi bị viêm bao hoạt dịch, khớp sẽ bị căng cứng và hạn chế cử động. Do vậy, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ bắp linh hoạt hơn, vận động dễ dàng hơn. 

Vật lý trị liệu viêm bao hoạt dịch

Tập vật lý trị liệu tăng độ linh hoạt cho khớp khi bị viêm bao hoạt dịch

Phẫu thuật

Trường hợp bao hoạt dịch viêm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng lên sụn, xương dưới sụn và các mô mềm như dây chằng, gân… bác sĩ buộc phải phẫu thuật để dẫn lưu dịch nhầy ra ngoài, đồng thời hàn gắn tổn thương khớp. 

Trong tiến trình chữa viêm bao hoạt dịch, người bệnh vẫn phải thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học (như ở phần phòng ngừa). Không quên sử dụng kết hợp các dưỡng chất hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi sụn, xương dưới sụn các tinh chất thiên nhiên có trong JEX thế hệ mới để xương khớp mau chóng ổn định, bao hoạt dịch bị viêm sớm lành.




Bài viết khác

Nguyên nhân khiến mắt cá chân bị sưng, hướng dẫn cách xử lý tại nhà

Đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay chườm lạnh?

Đau khớp háng khi chơi thể thao - Cách xử trí ngay trên sân cỏ

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN