Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Có trị dứt điểm hoàn toàn?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, giữ vai trò quan trọng trong việc chịu áp lực mà cột sống đè lên và cung cấp tính linh hoạt cho hệ thống cột sống. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào các rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê bì và đau nhức. Vậy, thoát vị đĩa đệm có chữa được không và làm sao để điều trị?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Tổng quan về thoát vị đĩa đệm

Cột sống được tạo thành từ một loạt các xương đốt sống xếp chồng lên nhau và ngăn cách bởi các đĩa đệm. Các đĩa đệm này rất chắc, hơi xốp và có khả năng đàn hồi, hoạt động như một bộ giảm xóc, giúp cột sống dẻo dai, thực hiện các động tác uốn cong lưng, xoay, nghiêng… Đĩa đệm được bao bên ngoài bằng collagen và trung tâm của đĩa được gọi là nhân nhầy. Nhân nhầy đĩa đệm được tạo thành từ 80% nước và tỷ lệ này giảm dần khi chúng ta già đi.

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng đĩa đệm bị trượt ra khỏi cấu trúc cột sống, đặc biệt là ở khu vực cột sống cổ và cột sống lưng. Hai đĩa đệm ở đáy cột sống, được gọi là L5/S1 và L4/L5 là nơi thường bị thoát vị nhất.

Thoát vị đĩa đệm không gây đau mà thay vào đó, nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm sẽ chèn ép, gây viêm hoặc tổn thương dây thần kinh gần đó, gây đau rễ thần kinh. Đau rễ thần kinh mô tả những cơn đau nhói, lan ra các bộ phận khác của cơ thể, thường gặp là đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân hoặc từ cổ xuống cánh tay.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Khoảng 90% trường hợp cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ tự biến mất trong vòng 6 tháng. Nhưng thoát vị đĩa đệm không khỏi hẳn, nếu người bệnh vận động không đúng cách, sai tư thế… gia tăng sức ép cho đĩa đệm, nguy cơ tái thoát vị đĩa đệm rất cao.

Chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào

Thoát vị đĩa đệm không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến yếu chi, giảm khả năng vận động

Một số phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc vào độ tuổi phát hiện, mức độ của bệnh và phương pháp điều trị. Mặc dù cơ thể có thể phục hồi nếu tổn thương đĩa đệm không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, đoạn cột sống không cử động được và theo thời gian nó có thể trở nên cứng, bất động.

1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau không quá mức bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen natri .
  • Thuốc chữa bệnh thần kinh: Những loại thuốc này tác động đến các xung thần kinh để giảm đau, một số nhóm thuốc được sử dụng là gabapentin, pregabalin, duloxetine hoặc venlafaxine.
  • Thuốc giãn cơ: Bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc này nếu bị co thắt cơ cột sống. Tuy nhiên, có thể gặp tác dụng phụ là an thần và chóng mặt.
  • Thuốc Opioids: Vì opioid có nhiều tác dụng phụ và khả năng gây nghiện nên nhiều bác sĩ ngần ngại kê đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu các loại thuốc khác không làm giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, có thể cân nhắc sử dụng opioid trong thời gian ngắn.

2. Tiêm Cortisone

Khi cơn đau thoát vị đĩa đệm không thuyên giảm dù đã uống thuốc, bác sĩ có thể dùng corticosteroid để tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống để giảm đau cho bệnh nhân.

Đối với thoát vị đĩa đệm thắt lưng và cột sống cổ, các phương pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) thường được áp dụng liên tục trong khoảng 4 đến 6 tuần để giúp giảm đau và giảm cảm giác khó chịu. Một quá trình điều trị có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc.

3. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Phần lớn, người bị thoát vị đĩa đệm đáp ứng tốt nhất với vật lý trị liệu. Do đó, thoát vị đĩa đệm có khỏi được không phụ thuộc vào thời điểm tập vật lý trị liệu, bài tập áp dụng… Các nhà vật lý trị liệu thiết kế các chương trình điều trị phù hợp với từng tình trạng để giúp những người bị thoát vị đĩa đệm lấy lại khả năng vận động bình thường, giảm đau và quay trở lại hoạt động thường ngày.

Dựa trên những phát hiện bất thường trong quá trình thăm khám, bác sĩ trị liệu sẽ chọn một loạt biện pháp can thiệp thích hợp để giải quyết cơn đau và cải thiện phạm vi chuyển động của cột sống. Các biện pháp can thiệp có thể giảm đau do thoát vị đĩa đệm thắt lưng bao gồm:

  • Trị liệu bằng massage: điều trị trực tiếp từ bác sĩ trị liệu.
  • Liệu pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh nhằm tăng cường lưu thông máu hoặc giảm viêm, giảm đau.
  • TENS: kích thích điện nhẹ nhàng đến cơ bắp để thúc đẩy thư giãn.
  • Liệu pháp kéo nhằm giảm trọng lượng trên đĩa đệm cột sống.
  • Siêu âm: áp dụng sóng âm thanh nhẹ nhàng vào các mô phản ứng để thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Cùng với những biện pháp can thiệp trên, bác sĩ trị liệu vật lý của bạn cũng sẽ kết hợp các bài tập khác nhau như:

  • Bài tập giãn cơ để cải thiện tính linh hoạt của cơ lưng.
  • Các bài tập tăng cường và ổn định để cải thiện sức mạnh cơ cốt lõi và hỗ trợ cho lưng.
  • Các bài tập giữ thăng bằng để nâng cao nhận thức về cách lưng bạn chuyển động trong các hoạt động khác nhau.

Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ trị liệu cũng sẽ hướng dẫn bạn cách tập luyện hàng ngày phù hợp để tránh tái chấn thương đĩa đệm. Khi cơn đau của bạn giảm bớt, họ sẽ kết hợp các bài tập và phương pháp tập luyện cụ thể để giúp bạn trở lại thói quen thông thường.

4. Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, có thể cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không thành công trong việc giải quyết cơn đau. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm, nếu nặng hơn cần thay đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật vi phẫu nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần nhỏ xương để tiếp cận ống sống (phẫu thuật cắt bỏ) và sau đó loại bỏ phần thoát vị đĩa đệm (cắt bỏ đĩa đệm). Trong những trường hợp này, đốt sống có thể cần được hợp nhất bằng ghép xương.

Để cho phép quá trình hợp nhất xương phải mất nhiều tháng, phần cứng kim loại được đặt vào cột sống để mang lại sự ổn định cho cột sống. Đôi khi, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị cấy một đĩa đệm nhân tạo. Một số trường hợp sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu.

Cung cấp dưỡng chất quan trọng cho xương và khớp

Việc bổ sung dưỡng chất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và cung cấp sức đề kháng cho hệ xương và khớp. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ dưỡng chất, nên xem xét bổ sung các tinh chất đặc biệt như Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng), Collagen type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (chiết xuất Củ nghệ), Chondroitin Sulfate… những thành phần này có trong sản phẩm JEX thế hệ mới.

Jex cải thiện thoát vị đĩa đệm

Những tinh chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo xương và khớp, đồng thời giúp làm chậm tiến trình thoái hóa. Khi hệ xương và khớp vững chắc, hoạt động trơn tru và linh hoạt, chúng có khả năng giảm áp lực đối với đĩa đệm và hỗ trợ ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tốt hơn.

Thoát vị đĩa đệm có trị dứt điểm được không?

Thoát vị đĩa đệm có thể được kiểm soát và điều trị thành công, nhưng khả năng phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị dứt điểm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm là:

  • Mức độ và vị trí của thoát vị: Nếu thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng và không gây ra tổn thương nặng nề cho dây thần kinh hoặc mô mềm xung quanh, thì bạn có khả năng điều trị thành công. Tuy nhiên, nếu thoát vị gây tổn thương nặng, điều trị có thể khó khăn hơn và mất nhiều thời gian.
  • Thời gian bắt đầu điều trị: Việc bắt đầu điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng và tăng khả năng phục hồi hoàn toàn. Điều này bao gồm việc tham khảo với bác sĩ, chuyên gia thể chất trị liệu hoặc bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
  • Phương pháp điều trị: Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm giảm đau, tập thể dục cơ bắp, trị liệu vật lý, và trong một số trường hợp, phẫu thuật. Quyết định về phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn và đánh giá của bác sĩ.
  • Tuân thủ và chăm sóc sau điều trị: Để có khả năng phục hồi hoàn toàn, quá trình điều trị cần phải được tuân thủ chặt chẽ và bạn cần duy trì chăm sóc sau điều trị để ngăn ngừa tái phát.

Bài viết liên quan:

Địa chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm tốt hiện nay

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số Việt Nam, để điều trị bệnh đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Vì vậy, quan trọng nhất là phải xây dựng thói quen sống khoa học, thận trọng trong các hoạt động hàng ngày để tránh chấn thương và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh là địa chỉ cung cấp chất lượng phục vụ tốt. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia đầu ngành và bác sĩ ngoại khoa có kinh nghiệm, như TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, ThS.BS Trần Anh Vũ, TS.BS Đỗ Tiến Dũng, TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… làm việc tận tâm và nhiệt tình. Trung tâm này dẫn đầu trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp, áp dụng kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu trên thế giới.

Ngoài ra, BVĐK Tâm Anh trang bị hệ thống máy móc và trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm… cùng với hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss và bàn mổ Meera-Maquet. Điều này giúp phát hiện tổn thương sớm và thực hiện phẫu thuật hiệu quả cho các bệnh lý cơ xương khớp.

BVĐK Tâm Anh cũng sở hữu các phòng khám khang trang và khu nội trú cao cấp, kèm theo khu vực phục hồi chức năng hiện đại và quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Hy vọng sau những chia sẻ từ bài viết, thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không đã được giải đáp. Nếu có dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

09:55 31/10/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ