8 biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp trong cuộc sống
Tổng hợp các dạng biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một đĩa đệm giữa các đốt sống bị tổn thương do áp lực gia tăng, khiến cho đĩa đệm (nhân nhầy) tràn ra ngoài và kích thích các dây thần kinh xung quanh.
Đối với phần lớn bệnh nhân, thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện dần dần trong khoảng vài tuần nếu tình trạng nhẹ. Riêng với những bệnh nhân không rõ cơn đau có phải là thoát vị đĩa đệm hay không, mọi sinh hoạt của người bệnh diễn ra trong sự chịu đựng ngày qua ngày, vì vậy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại.
1. Biến dạng và teo cơ
Thoát vị đĩa đệm (L4-L5 hoặc L5-S1) có thể khiến một người bị đau lưng dưới kèm theo đau thần kinh tọa (đau, rát, ngứa ran và tê kéo dài từ mông xuống chân hoặc bàn chân). Nếu không được điều trị, các triệu chứng này sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn và cuối cùng dẫn đến teo cơ và biến dạng chi.
Teo cơ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên chi dưới. Trong nhiều trường hợp, teo cơ gây ra yếu, khó vận động và thăng bằng.
Khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ gây áp lực bất thường lên tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh. Áp lực này cản trở khả năng điều khiển cơ của dây thần kinh khiến cơ bị suy dinh dưỡng và co rút. Một lý do khác dẫn đến co rút cơ là đau vì cơn đau mạn tính, hạn chế cử động, cuối cùng gây teo cơ do bất động kéo dài.
2. Rối loạn khả năng vận động
Đau mạn tính, tê cứng hoặc yếu ở chân có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân, khiến các công việc như đi bộ, lái xe trở nên rất khó khăn. Bạn có thể cần sử dụng gậy, khung tập đi hoặc xe lăn để di chuyển. Một số người cần hỗ trợ lên hoặc xuống xe.
Thoát vị đĩa đệm gây yếu cơ và giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến việc đi lại.
3. Rối loạn đại tiện và tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm kéo theo tình trạng các cột sống gần đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh đi qua khu vực này bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn. Khi đó, người bệnh vừa bị đau nhức, khó di chuyển vừa mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Diễn biến của rối loạn tiểu tiện có thể gây bí tiểu, đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.
4. Đau rễ dây thần kinh
Khi các đĩa đệm dịch chuyển hoặc thay đổi kích thước, chúng có thể thu hẹp không gian của các rễ thần kinh quanh cột sống. Đau lưng mạn tính do đau rễ dây thần kinh là một trong những biến chứng của thoát vị đĩa đệm. Hơn nữa, việc không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
5. Biến chứng liệt và tàn phế
Biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm là tê liệt hoàn toàn phần dưới thắt lưng. Điều này xảy ra khi có đĩa đệm bị vỡ vào trong ống sống. Áp lực lên tủy sống gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh đi đến phần dưới cơ thể và chân. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang. Đây là một vấn đề nghiêm trọng nhưng cũng hiếm xảy ra.
6. Biến chứng rối loạn cảm giác
Tổn thương dây thần kinh có thể khiến người bị thoát vị đĩa đệm mắc phải chứng rối loạn cảm giác. Các kích thích cơ học và hóa học làm thay đổi chức năng của các dây thần kinh cảm giác sang trạng thái quá nhạy cảm và viêm đau, tạo điều kiện cho thoát vị đĩa đệm phát triển.
Ví dụ như:
-
Rễ thần kinh L1 đi ra ở lỗ đốt sống L1-L2, khi bị chèn ép bởi thoát vị đĩa đệm, nó gây đau và mất cảm giác ở vùng bẹn, hiếm khi gây yếu cơ gấp hông.
-
Rễ thần kinh L4 đi ra ở lỗ đốt sống L4-L5, đĩa đệm thoát vị sẽ gây ra cơn đau lưng lan ra đùi trước và mặt trong của chân, kèm theo mất cảm giác ở cùng một vùng lân cận, yếu cơ gấp và khép hông, khó duỗi gối và giảm khả năng vận động.
-
Rễ thần kinh L5 đi ra ở lỗ đốt sống L5-S1 bị đĩa đệm chèn ép gây ra cơn đau lưng lan xuống mông, bên đùi, bên bắp chân, mu bàn chân và ngón chân cái. Mất cảm giác xuất hiện trên khoảng trống giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, mặt sau của bàn chân và bắp chân bên. Bệnh lý rễ thần kinh L5 mạn tính có thể gây teo cơ duỗi ngón ngắn và xương chày trước của chân trước.
7. Biến chứng đau khập khiễng cách hồi
Những cơn đau khập khiễng cách hồi sẽ khiến người bệnh không thể di chuyển một cách liên tục. Có thể đi được một đoạn sẽ phải dừng lại nghỉ ngơi thì mới có thể đi tiếp. Đây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
8. Hội chứng chùm đuôi ngựa (Equina Cauda)
Hội chứng chùm đuôi ngựa là biến chứng thoát vị đĩa đệm hiếm gặp nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân thường do thoát vị đĩa đệm xảy ra ở L4-L5 hoặc L5-S1 lưng dưới chèn ép rễ thần kinh ở phần cuối của tủy sống. Những rễ thần kinh này được bó lại với nhau giống như đuôi ngựa nên được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa.
Hội chứng Equina Cauda tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể làm cơ thể bạn bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng có thể bao gồm rò rỉ nước tiểu hoặc phân và gặp các vấn đề khi quan hệ tình dục. Phẫu thuật có thể điều trị một số triệu chứng nếu được thực hiện ngay lập tức.
Cách phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm
Để phòng tránh các biến chứng của thoát vị đĩa đệm và giúp hệ xương khớp dẻo dai, mỗi người nên thay đổi các thói quen “xấu” trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, để đĩa đệm giảm nguy cơ bị phồng, cần kết hợp chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm bằng các giải pháp khoa học.
Trước hết, chủ động xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, chú trọng thực phẩm giàu vitamin C, D, sắt, canxi, omega-3... Tránh rượu bia, đồ uống chứa caffein và từ bỏ hút thuốc lá. Sắp xếp thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý và không quên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao.
Khi làm việc hãy nhớ giữ tư thế đúng để đảm bảo cột sống an toàn cũng như giúp đĩa đệm ít bị tổn thương nhất có thể. Nếu là người béo phì, bạn nên tìm cách giảm cân và giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.
Không nên ngồi lâu trong một tư thế, nên đứng lên thay đổi tư thế sau 30 phút - 1 tiếng ngồi làm việc
Đặc biệt, chủ động bổ sung những dưỡng chất có khả năng nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, đã được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng như: Collagen Type 2 không biến tính có khả năng vượt trội giúp điều hòa miễn dịch, ức chế viêm, từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình hư hại của sụn khớp, nâng đỡ đĩa đệm; Collagen Peptide giúp kích thích tế bào sụn sản xuất chất nền, tăng cường chất lượng dịch khớp; Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng) chứa những axit amin quan trọng, hỗ trợ tái tạo sụn khớp; Turmeric Root (chiết xuất từ nghệ) có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ bảo vệ dạ dày…
Bổ sung JEX mỗi ngày 2 viên giúp góp phần gia tăng sức bền của đĩa đệm
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cảm giác đau do đĩa đệm không thuyên giảm và ngày càng nặng hơn, nên sớm đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp từ sớm bằng thay đổi lối sống, bổ sung đủ dưỡng chất, thăm khám định kỳ… là cách phòng tránh biến chứng thoát vị đĩa đệm tối ưu nhất hiện nay.
Nguồn tham khảo:
https://aica.com/what-happens-if-a-herniated-disc-goes-untreated/