Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm cột sống dính khớp được các chuyên gia đánh giá là khá nguy hiểm, có thể dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống cùng hai khớp háng, thậm chí là tàn phế. Vì vậy, việc điều trị bệnh lý này cần phải được triển khai sớm để ngăn ngừa biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bệnh viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng các đốt sống có xu hướng hợp nhất với nhau thành một khối

Viêm cột sống dính khớp (tên tiếng anh là Ankylosing spondylitis – AS) là bệnh viêm khớp mạn tính nhưng hiếm gặp. Bệnh có xu hướng khởi phát ở độ tuổi thanh niên hoặc thanh thiếu niên và phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Đây là căn bệnh mạn tính với hai đặc trưng là cứng khớp (Ankylosis) và viêm cột sống ( Spondylitis). Khi cột sống bị viêm nhưng không được cải thiện đúng cách sẽ khiến các đốt sống, sụn và đĩa đệm bị tổn thương (bào mòn và hư hỏng) theo thời gian.

Tình trạng này dẫn đến hiện tượng hợp nhất các đốt sống gọi là viêm cột sống dính khớp. Một số trường hợp sẽ bị dính cột sống với xương chậu do bệnh ảnh hưởng đến khớp cùng chậu.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng chúng ta không được chủ quan bởi nếu căn bệnh này xảy ra, cột sống sẽ có nguy cơ bị biến dạng, làm mất khả năng cử động của cơ thể và thậm chí gây ra nhiều vấn đề ở phổi, tim mạch, mắt… Vậy nên, chủ động chữa trị để kiểm soát biến chứng của bệnh ngay khi cột sống bị đau nhức và căng cứng là điều quan trọng nhất.

Trong khi các bệnh lý thoái hóa cột sống hay viêm cột sống đã được định hình trong tâm trí công chúng thì khái niệm viêm cột sống dính khớp vẫn còn khá lạ lẫm. Do đó, “viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và muốn được giải đáp.

Các đốt sống ở cột sống dính với nhau (hợp nhất) khiến sống lưng khó cử động, nhất là phần lưng dưới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển và thay đổi tư thế của cơ thể.

Viêm cột sống có thể lan rộng ra các khớp quan trọng khác như khớp hông và khớp gối, khiến phạm vi chuyển động của cơ thể càng bị thu hẹp lại.

Cột sống dính lại, đè nén lên rễ của chùm thần kinh đuôi ngựa khiến vùng từ thắt lưng chạy dọc xuống 2 chân đau nhức, tê và giảm cử động. Đây chính là hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda Equina) – một biến chứng nguy hiểm của viêm cột sống dính khớp.

Người bị viêm cột sống dính khớp có nguy cơ loãng xương cao (chủ yếu là ở cột sống). Bệnh càng kéo dài, rủi ro loãng xương càng tăng và xương cột sống dễ bị rạn, gãy khi có lực tác động.

Viêm mống mắt – một dạng viêm màng bồ đào có thể xuất hiện cùng với viêm cột sống dính khớp (không phải tất cả trường hợp). Bệnh viêm mống mắt khiến mắt bị đỏ, nhức, mờ và khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng ở cự ly gần.

Triệu chứng viêm cột sống dính khớp thường gặp

Viêm mống mắt là mối nguy hiểm cần cảnh giác khi bị viêm cột sống dính khớp

Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp còn làm tăng nguy cơ đột quỵ và tích tụ amyloid (một loại protein bất thường, có thể gây suy tạng như tim, thận, lá lách… ). Có thể nói, viêm cột sống dính khớp là một bệnh khớp phức tạp và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, không chỉ riêng hệ xương khớp.

Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp không cụ thể. Các yếu tố nguy cơ được chuyên gia đưa ra gồm:

  • Di truyền

Điểm chung của hầu hết những người bị viêm cột sống dính khớp là đều mang một gen đặc biệt có tên HLA – B27 (kháng nguyên bạch cầu). Tuy nhiên, nhiều người mang gen này nhưng không bị viêm cột sống dính khớp trong suốt cuộc đời.

  • Giới tính

Nam giới dễ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp hơn nữ giới. Thêm vào đó, căn bệnh này phát triển ở nam giới sớm với những triệu chứng nặng hơn so với nữ giới.

  • Tuổi tác

Bệnh khởi phát ở tuổi vị thành niên và thanh niên (từ 10 tuổi – 30 tuổi). Bước qua độ tuổi này (thường là những người trên 45 tuổi) ít có nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp.

Đây chỉ là những yếu tố rủi ro, không phải nguyên nhân cố định. Vì vậy, một người dù hội tụ đủ cả 3 yếu tố trên cũng không thể chắc chắn 100% họ sẽ bị viêm cột sống dính khớp và ngược lại.

Phương pháp phòng ngừa được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Điều này không thể áp dụng với viêm cột sống dính khớp vì bệnh có tính chất di truyền, thế nên cách duy nhất giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đó là nuôi dưỡng từ bên trong và bảo vệ từ bên ngoài để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh:

Cũng như các cơ quan và hệ thống khác của cơ thể, xương khớp cần cung cấp đủ dưỡng chất để tái tạo và duy trì cấu trúc. Ngoài dinh dưỡng từ đồ ăn thức uống, bạn nên bổ sung thêm sản phẩm chăm sóc xương khớp chuyên biệt JEX thế hệ mới chứa Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… tác động vào cơ chế bệnh sinh của khớp, từ đó bảo vệ xương khớp “trúng đích” và toàn diện hơn nhờ hỗ trợ:

  • Giảm hình thành viêm, ngăn không làm viêm tiến triển bằng cách ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp. Nhờ vậy, giúp sụn khớp chuyển động trơn láng, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.

  • Kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (như Collagen và Aggrecan), tăng cường chất lượng dịch khớp, kích thích tái tạo tế bào xương mới, tăng mật độ xương đáng kể. Nhờ đó, vừa giữ được cấu trúc xương khớp vừa cải thiện được tiến trình thoái hóa cột sống hiệu quả.

Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới là sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và cải thiện các bệnh lý về xương khớp, được chiết xuất 100% từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

Ngăn chặn lực tác động, giảm áp lực từ bên ngoài cũng phần nào giúp giảm tổn thương cột sống và các khớp. Muốn làm được điều này, bạn cần chú ý vận động đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, không gập người đột ngột, không ngủ cong lưng… ); hạn chế khuân vác nặng; không ngồi hoặc đứng quá lâu… Tránh môi trường ô nhiễm, độc hại.

Triệu chứng viêm cột sống dính khớp điển hình là đau và cứng ở sống lưng. Bạn sẽ cảm nhận được những triệu chứng này một cách rõ rệt nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ngừng hoạt động. Và các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của viêm cột sống dính khớp bao gồm:

  • Khớp cùng chậu (khớp nối phần cuối của cột sống và xương chậu).

  • Các đốt sống ở phần lưng dưới.

  • Vị trí gân và dây chằng gắn vào xương cột sống.

  • Phần sụn giữa xương ức và xương sườn.

  • Khớp háng, khớp vai và khớp đùi.

Đôi khi, tại những khu vực chịu ảnh hưởng này sẽ bị sưng và sờ vào có cảm giác ấm. Các triệu chứng này có thể xấu đi hoặc cải thiện hoặc dừng lại trong những khoảng thời gian khác nhau của quá trình diễn tiến bệnh.

Nếu nhận thấy cơn đau thắt lưng hoặc đau hông bất thường, đặc biệt khi tập thể dục hoặc cử động cơn đau có chiều hướng giảm nhẹ, nhưng khi nghỉ ngơi cảm giác đau lại trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Trường hợp sống lưng đau kèm theo hiện tượng đỏ mắt, đau mắt và mờ mắt, bạn cần kết hợp thăm khám xương khớp và mắt để ra đúng nguyên nhân.

Như đã chia sẻ, bệnh viêm cột sống dính khớp khởi phát chủ yếu ở nhóm tuổi vị thành niên và thanh niên (tức là trước 30 tuổi). Tuy nhiên không có bằng chứng nào khẳng định những đối tượng khác sẽ hoàn toàn tránh được rủi ro mắc bệnh. Và càng nên cảnh giác hơn nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tiền sử bệnh thoái hóa cột sống, viêm khớp.

  • Gia đình có người bị viêm cột sống dính khớp.

  • Người bị liệt hoặc bất động trong thời gian dài để điều trị bệnh.

Nguyên nhân viêm cột sống dính khớp

Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống chịu ảnh hưởng của viêm cột sống dính khớp nhiều nhất 

Đối với một bệnh lý không rõ nguyên nhân như viêm cột sống dính khớp, ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ trở thành “nạn nhân” của nó. Tốt nhất, chúng ta nên chăm sóc xương khớp đúng cách từ sớm để tăng khả năng phòng tránh bệnh tật.

Viêm cột sống dính khớp có chữa được không?

Viêm cột sống dính khớp là một dạng bệnh tự miễn chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Tuy nhiên hiện nay người bệnh vẫn có thể cải thiện tình trạng viêm cột sống dính khớp đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đồng thời hạn chế nguy cơ tàn phế hoặc dính cột sống.

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn cảm thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm cột sống dính khớp, cụ thể là đau vùng xung quanh cột sống kéo dài và không liên tục.
Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp cần đi khám định kỳ để bác sĩ xác định tiến triển của bệnh.

Trước tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uốn cong lưng về trước hoặc về sau để kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống. Đồng thời, bằng thao tác ấn vào các điểm cụ thể dọc cột sống hoặc xương chậu, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ đau và những khu vực chịu ảnh hưởng của cơ đau. Sau đó, để chắc chắn vấn đề bạn gặp phải là do viêm cột sống dính khớp, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Xét nghiệm hình ảnh chụp X-quang hoặc MRI (cộng hưởng từ) để thấy rõ trạng thái của cột sống và các khớp liên quan.

  • Xét nghiệm máu để xác định có hoặc không sự tồn tại của gen HLA – B27.

Kết quả chẩn đoán cho biết tình trạng cụ thể của cột sống và khớp chịu tổn thương liên đới. Từ đó, bác sĩ mới đủ căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.

Bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) không thể điều trị triệt để, nhưng chúng ta có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình dính và cứng cột sống bằng cách kết hợp những phương pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

  • Vật lý trị liệu.

  • Liệu pháp điều trị sinh học (dùng yếu tố hoại tử khối u TNF).

  • Phẫu thuật (áp dụng khi khớp chịu ảnh hưởng của viêm cột sống dính khớp không thể cử động).

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp

Vật lý trị liệu tăng cường độ chắc khỏe và sự linh hoạt cho cột sống, hỗ trợ điều trị viêm cột sống dính khớp hiệu quả

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Để quá trình điều trị viêm cột sống dính khớp đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp sử dụng bổ sung sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp như JEX thế hệ mới. Xương khớp sẽ được hỗ trợ hồi phục tốt hơn khi sụn và xương dưới sụn luôn được tái tạo nhờ những dưỡng chất chuyên biệt có trong JEX thế hệ mới.
16:41 04/09/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ