Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Xẹp đốt sống lưng D12: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đốt sống D12 là đốt sống có vị trí cuối cùng trong bộ đốt sống ngực. D12 nối liền với đốt sống lưng L1 bằng đĩa đệm.
Đau lưng do xẹp đốt sống D12 thường xuất hiện ở phần giữa của cột sống
Xẹp đốt sống là một vấn đề thường gặp do tổn thương tủy lành tính gây ra. Trong đó, xẹp đốt sống lưng D12 là tình trạng lún xẹp của đốt sống này. Người bị xẹp lún đốt sống D12 thường đau đớn, khó khăn khi vận động.
Các dấu hiệu phổ biến xẹp đốt sống D12 có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau:
Đau lưng đột ngột
Cơn đau tăng lên khi đứng hoặc đi bộ
Cường độ đau giảm xuống khi nằm ngửa, nhưng người bệnh có thể không thể vặn người hoặc cúi xuống được.
Phạm vi chuyển động cột sống bị hạn chế
Co đốt sống dẫn đến giảm chiều cao
Các dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương dây thần kinh, có thể gây ngứa và tê ở lưng và đi lại khó khăn.
Các vấn đề kiểm soát bàng quang hoặc ruột (những triệu chứng này xảy ra khi gãy xương nặng, không được điều trị).
Khi một đốt sống bị xẹp có thể dẫn đến cơn đau lưng, đau nặng hơn khi vận động
Xẹp đốt sống lưng bắt đầu bằng việc xuất hiện các vết nứt nhỏ ở đốt sống D12. Theo thời gian, các vết nứt ở đốt sống bị vỡ khiến cột sống bị xẹp nhiều hơn bởi các nguyên nhân như:
Khiếm khuyết cột sống do thoái hóa có thể làm xẹp đốt sống dẫn đến gãy xương, nứt xương cột sống. Tình trạng này phổ biến ở người trẻ do vận động quá sức, chấn thương.
Ở những người bị loãng xương nặng (xương yếu, giòn), xẹp đốt sống có thể do các hoạt động đơn giản hàng ngày gây nên. Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, thường phải có thêm lực hoặc chấn thương bên ngoài như ngã từ trên cao xuống, nâng một vật nặng… Xẹp đốt sống là loại gãy xương phổ biến nhất ở bệnh nhân loãng xương, ảnh hưởng đến khoảng 750.000 người/ năm.
Những người bị xẹp đốt sống lưng D12 thường do hậu quả của chấn thương nặng để lại như tai nạn, chấn thương thể thao hoặc cú ngã mạnh.
Xương cột sống là nơi phổ biến cho nhiều loại ung thư di căn. Ung thư có thể gây ra sự phá hủy một phần của đốt sống, làm xương yếu đi và dần dần làm xẹp xuống. Các khối u di căn được coi là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng xẹp đốt sống lưng ở những bệnh nhân dưới 55 tuổi không có tiền sử chấn thương hoặc chỉ bị chấn thương nhẹ.
Theo tuổi tác, nguy cơ xẹp đốt sống lưng gia tăng ở tất cả mọi người. Khả năng bị xẹp đốt lưng cao hơn ở những người đã từng bị chấn thương. Đặc biệt, xẹp đốt sống D12 thường có nguy cơ xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương, chiếm khoảng 25%. Mặc dù phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ, nhưng xẹp đốt sống cũng là một mối lo ngại đối với sức khỏe nam giới lớn tuổi.
Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương khá cao, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra xẹp lún đốt sống lưng
Mức độ nguy hiểm tùy vào độ tuổi, tình trạng đốt sống lưng bị xẹp và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, cơ thể có thể tự chữa lành vùng xương bị gãy do xẹp đốt sống gây ra trong vài tháng nghỉ ngơi, hạn chế vận động và dùng thuốc.
Dù diễn tiến âm thầm, mắt thường khó nhận ra nhưng xẹp đốt sống lưng D12 rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với các nguy cơ:
Mất cân bằng cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa
Xẹp hoặc mất đốt sống làm giảm chiều cao, cong vẹo cột sống,
Biến chứng nặng hơn là ảnh hưởng đến không gian của các dây thần kinh, khi các dây thần kinh bị chèn ép có thể gây đau nhức và tàn phế.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng đau lưng nếu:
Người trên 65 tuổi hoặc dưới 12 tuổi gặp các cơn đau lưng thường xuyên và không rõ nguyên nhân
Cơn đau lưng liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi cũng như khi hoạt động
Bị sụt cân không chủ ý
Đang điều trị ung thư
Hoặc nếu, lưng đau nhức quá mức kèm theo các triệu chứng như mất kiểm soát ruột và bàng quang, đau lưng dữ dội, tê hoặc yếu, sốt cao… bạn cũng nên tìm đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và chữa trị.
Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp chẩn đoán, dự đoán tiên lượng và xác định phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân bị xẹp đốt sống lưng D12.
Chụp X-quang: Chụp X- quang để lấy được hình ảnh cấu trúc của đốt sống và phần đốt sống bị xẹp.
Chụp CT: Thông qua máy đọc tia X, hình ảnh chẩn đoán có thể cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, các biến dạng và các cấu trúc xung quanh nó.
MRI: Một xét nghiệm chẩn đoán tạo ra hình ảnh 3D của cấu trúc đốt sống bằng cách sử dụng nam châm mạnh và công nghệ máy tính; có thể cho thấy tủy sống, dây thần kinh, biến dạng của cột sống, thoái hóa và các khối u.
Đo mật độ xương (DEXA): Xét nghiệm này là tiêu chuẩn được thiết lập để đo mật độ khoáng chất của xương để xác định xem có bị loãng xương hay không. Chụp DEXA có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong khối lượng xương và cũng có thể được sử dụng để kiểm tra cả cột sống và tứ chi.
Máy đo mật độ xương, giúp phát hiện khác của xương bao gồm xẹp thân đốt sống
Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra xẹp đốt sống lưng D12, bác sĩ có thể đưa ra các khuyến nghị điều trị như sau:
Cơn đau do xẹp đốt sống lưng D12 có thể tự hết và đôi khi tái đi tái lại trong nhiều tháng. Tuy nhiên, cơn đau thường giảm nếu áp dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ như giảm các hoạt động thể chất và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, nẹp hoặc phẫu thuật xâm lấn cột sống.
Thuốc giảm đau không kê đơn thường có hiệu quả giảm đau tức thì. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được bác sĩ cho phép sử dụng khi người bệnh muốn giảm đau lưng. Trừ Opioid, biệt dược này chỉ nên được sử dụng trong thời gian rất ngắn (1-2 tuần) đối với cơn đau cấp tính.
Nẹp lưng có thể hỗ trợ bên ngoài để hạn chế chuyển động của đốt sống bị gãy, tương tự như bó bột khi gãy chân. Kiểu nẹp lưng dù làm hạn chế chuyển động liên quan đến cột sống, nhưng có thể giúp giảm đau.
Mặc dù điều trị ngay lập tức là điều cần thiết để giảm đau và giảm nguy cơ gãy xương, xẹp các đốt sống gần kề nhưng việc ngăn ngừa những lần gãy xương tiếp theo là rất quan trọng. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc tăng cường xương được gọi là bisphosphonates (ví dụ: Actonel, Boniva và Fosamax) để giúp ổn định hoặc phục hồi tình trạng mất xương.
Để giảm nguy cơ mất xương và ngăn ngừa loãng xương, cần kích thích cơ thể tái tạo tế bào xương mới, tăng mật độ xương nội sinh. Vậy nên, cần đảm bảo cơ thể nạp đủ dưỡng chất cho xương khớp, ngoài chế độ ăn uống, người bị xẹp đốt sống lưng D12 cần bổ sung thêm tinh chất chuyên biệt tốt cho xương khớp.
JEX thế hệ mới là sản phẩm có sự kết hợp của nhiều tinh chất quý từ thiên nhiên bao gồm: Eggshell Membrane, Collagen type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Chondroitin Sulfate, White Willow Bark, Turmeric Root… cùng nhiều dưỡng chất chuyên biệt cho khớp. Các tinh chất này được tinh chiết hiện đại nên dễ hấp thu, giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng sản sinh chất căn bản (Collagen và Aggrecan) cho xương khớp, đồng thời giảm sản sinh các chất gây viêm, giúp hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả.
Nuôi dưỡng và hỗ trợ phục hồi xương khớp chắc khỏe từ JEX thế hệ mới
Khi các lựa chọn điều trị không phẫu thuật không hiệu quả, hai thủ thuật xâm lấn tối thiểu là tạo hình đốt sống và tạo hình cột sống có thể được coi là các lựa chọn điều trị cuối cùng. Những tiến bộ y học gần đây trong các thủ thuật cột sống đã làm giảm nhu cầu phẫu thuật xâm lấn trong một số trường hợp.
Những bệnh nhân có các biểu hiện sau đây có thể được coi là “ứng cử viên” cho phẫu thuật tạo hình đốt sống:
Xẹp đốt sống D12 do loãng xương đã xuất hiện hơn 2 tuần, gây đau vừa đến nặng và không đáp ứng với điều trị bảo tồn
Di căn gây đau đớn và đa u tủy
Khối u mạch máu ở đốt sống gây đau (khối u mạch máu lành tính, dị dạng là các mạch máu mới hình thành)
Đốt sống yếu do bệnh lý nào đó gây ra trước đó
Tỷ lệ biến chứng đối với tạo hình đốt sống và tạo hình cột sống ước tính khoảng dưới 2% đối với chứng xẹp đốt sống lưng D12 do loãng xương và lên đến 10% đối với xẹp đốt sống lưng D12 liên quan đến khối u ác tính. Lợi ích của phẫu thuật luôn được cân nhắc song song với những rủi ro. Có một tỷ lệ bệnh nhân cho biết giảm đau đáng kể sau các thủ thuật.
Để giảm nguy cơ xẹp đốt sống lưng D12, bạn nên:
Hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích, chất tạo ngọt thường xuyên
Phụ nữ cao tuổi nên thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ vitamin D, canxi và các dưỡng chất chuyên biệt giúp xương chắc khỏe.
Bỏ thuốc lá, vì nicotin làm mất xương và gây ung thư.
Duy trì tập luyện thể thao đều đặn và nên chọn các môn thể thao vừa sức sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi xương tốt hơn.
Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên và dùng thuốc theo quy định để làm chậm quá trình mất xương nếu bạn có nguy cơ bị loãng xương.
Mỗi người nên chủ động rèn luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày
Mất xương và xẹp đốt sống lưng D12 rất phổ biến và tăng lên theo tuổi tác. Để giảm nguy cơ gãy xương xẹp đốt sống, hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, kiểm tra mật độ xương và uống mỗi ngày 2 viên JEX để hỗ trợ làm chậm quá trình mất xương.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ