Lún xẹp đốt sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Lún xẹp đốt sống là tình trạng đốt sống bị xẹp, gây ra tình trạng đau đớn, làm biến dạng, đốt sống bị ngắn lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động. Bệnh do nguyên nhân nào, dấu hiệu bệnh ra sao, cách điều trị bệnh như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc này, từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt nhất.

 

Lún xẹp đốt sống

Bệnh xẹp đốt sống là gì?

Xẹp đốt sống là một bệnh lý xảy ra do đĩa cột sống bị mất nước và độ dẻo dai của xương khớp dẫn đến xẹp lún khiến vùng cột sống bị tổn thương. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân như loãng xương, ung thư di căn, u huyết quản thân đốt… trong đó, biến chứng của bệnh lý loãng xương là nguyên nhân phổ biến của bệnh xẹp đốt sống.

Bệnh xẹp đốt sống thường gặp ở phụ nữ mãn kinh và tỷ lệ tăng dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh khó phát hiện do diễn tiến âm thầm, ít có triệu chứng, hoặc có thể không có triệu chứng.

Bệnh xẹp đốt sống

Bệnh xẹp đốt sống khiến vùng đốt sống bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Bệnh xẹp cột sống có biểu hiện rõ rệt nhất là có cảm giác đau khi vận động, và thường kèm theo những triệu chứng cụ thể sau:

  • Đau lưng đột ngột, và đau nhiều khi đứng hoặc đi lại, cơn đau sẽ dịu lại khi nằm ngửa

  • Khả năng cử động của cột sống bị hạn chế

  • Chiều cao của người bệnh bị giảm xuống

  • Cột sống biến dạng gây tàn tật như gù, vẹo cột sống.

Ngoài ra, trường hợp 2 đốt sống đau liền kề, trên hoặc dưới khi ấn cột sống có điểm đau nhói. Hoặc có thể gặp triệu chứng tê, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn… nếu thần kinh bị chèn ép.

Xẹp đốt sống có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân phổ biến như sau:

3.1 Loãng xương

Những người bị loãng xương nặng, các hoạt động đơn giản hàng ngày hắt hơi mạnh, nâng một vật nhẹ cũng có thể gây lún xẹp đốt sống. Ở những người loãng xương trung bình, thường phải chịu thêm lực hoặc chấn thương như té ngã hoặc cố gắng nâng một vật nặng cũng gây nên tình trạng này. Đặc biệt, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ xẹp cột sống lần hai đối với những người loãng xương cao gấp 5 lần so với những người chưa từng bị.

3.2 Chấn thương

Với những người bình thường và không bị loãng xương, thì xẹp đốt sống có thể từ những chấn thương nặng như bị tai nạn giao thông, do chơi thể thao, ngã từ trên cao…

3.3 Do các bệnh lý gây ra

Những người bị các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, các bệnh về nội tiết hoặc bị khối u di căn vào xương cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xẹp đốt sống. Ung thư di căn thường gặp ở bệnh nhân dưới 55 tuổi không có tiền sử chấn thương. Xương cột sống là nơi “trú ngụ” của nhiều loại ung thư di căn. Các tế bào ung thư sẽ phá hủy một phần đốt sống, làm cho xương yếu đi cho đến khi bị xẹp.

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra bệnh xẹp đốt sống

Bệnh xẹp lún đốt sống có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên một số đối tượng sau đây có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Phụ nữ lứa tuổi mãn kinh là đối tượng dễ bị loãng xương nên có nguy cơ bệnh tiến triển thành xẹp đốt sống.

  • Những người bị bệnh loãng xương thứ phát, kèm theo còi xương, suy dinh dưỡng, thể chất phát triển kém.

  • Những người có tiền sử gia đình bị bệnh loãng xương cũng có nguy cơ bị xẹp cột sống cao hơn những đối tượng khác.

  • Những người mắc các bệnh lý như: suy buồng trứng, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tuyến sinh dục… có nguy cơ cao bệnh lún xẹp đốt sống.

  • Những đối tượng bị mắc phải các bệnh lý về cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, hay chạy thận lâu ngày.

  • Những người ít vận động thể chất, thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…

Những đối tượng trên đây có nguy cơ lún xẹp đốt sống cao, vì vậy những đối tượng này cần chú ý đến sức khỏe xương khớp nhiều hơn.

Cấu tạo của đốt sống con người gồm 33 đốt sống, trong đó, có đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng, xương cùng và xương cụt. Bệnh xẹp đốt sống thường gặp ở những vị trí sau:

  • Xẹp đốt sống lưng (L1-L5)

  • Xẹp đốt sống cổ (C1-C7)

  • Xẹp đốt sống ngực (D1-D12)

Lún xẹp đốt sống có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sớm, cải thiện tình trạng loãng xương thường xảy đến với phụ nữ lớn tuổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Người trên 65 tuổi hoặc dưới 12 tuổi bị vấn đề về xương khớp

  • Cơn đau thường xuyên cả khi nghỉ ngơi và khi hoạt động

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

  • Cơ thể đang có khối u

Cần thăm khám ngay nếu đau lưng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây: mất kiểm soát ruột và bàng quang, đau dữ dội, tê hoặc yếu, sốt cao.

 

Lún xẹp đốt sống

Lún xẹp đốt sống có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh 

Xẹp đốt sống có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

Mất vững từng đoạn cột sống

Khi thân đốt sống bị xẹp hơn 50% thì rất có khả năng từng đoạn đốt sống mất vững. Các đoạn đốt sống được gắn kết với nhau để giúp gánh chịu sức nặng, nâng đỡ toàn bộ cột sống, giúp cơ thể di chuyển. Nếu một đoạn cột sống bị hư hỏng sẽ làm mất thăng bằng, gây ra đau đớn, và khả năng vận động của cơ thể. Và chính sự mất cân bằng này còn là yếu tố gây ra hiện tượng thoái hóa cột sống nhanh hơn ở vùng tổn thương.

Gù cột sống

Đây là một biến chứng thường hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi khi bị loãng xương và đốt sống bị xẹp. Cột sống có hiện tượng cong hơn bình thường do phần trước của đốt sống bị xẹp và tạo thành hình chêm do bị mất khoảng đốt sống bình thường. Nếu cột sống bị gù ở mức độ nặng gây khó thở, đau dữ dội, nguyên do là biến dạng cột sống làm chèn ép phổi, tim, ruột.

Các biến chứng thần kinh

Trường hợp chỗ xẹp thân đốt sống chèn ép lên tủy sống khiến các dây thần kinh và tủy sống bị tổn thương. Khi các khoảng trống giữa tủy sống và ống sống bị thu hẹp bởi các mảnh vỡ của thân sống chèn vào ống sống sẽ gây ra những chấn thương thần kinh tủy sống ngay tức thì, hoặc các vấn đề về sau do kích thích thần kinh. Ống sống bị thu hẹp, lượng máu và oxy đến tủy sống bị thiếu gây tê, đau, các dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó, có thể kích thích và gây viêm dây thần kinh.

Để xác định rõ tình trạng bệnh lún xẹp đốt sống, người bệnh nên thăm khám. Bên cạnh khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh, thì bệnh nhân chỉ định làm các chụp chiếu bằng hình ảnh như chụp X-quang, MRI, CT để chẩn đoán bệnh chính xác, sau đó đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất.

  • Chụp X-quang: Với ứng dụng bức xạ tạo ra hình ảnh của một phần cơ thể, có thể cho thấy rõ cấu trúc của cột sống cũng như hình dạng của khớp. Điều này sẽ cho thấy xương khớp có bất thường không: có thoái hóa đĩa đệm hay có hình thành gai xương ở các rễ thần kinh.

  • Chụp cắt lớp CT (chụp cắt lớp điện toán): Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng tia X để xử lý qua máy tính, giúp thấy rõ kích thước và hình dạng của ống sống, cũng như cấu trúc bên trong ống sống. Kỹ thuật này có thể quan sát chi tiết của xương, trong đó cả hẹp ống sống. Kỹ thuật chụp CT có thể thực hiện cùng tủy sống cản quang để việc chẩn đoán thêm chính xác.

Chẩn đoán xẹp đốt sống

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng tia X giúp thấy rõ thích thước và hình dạng của ống sống

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này tạo ra hình ảnh cấu trúc trong cơ thể với không gian 3 chiều bằng từ trường và kỹ thuật máy tính, cho thấy tủy sống và rễ thần kinh, các vùng xung quanh, cũng như thấy rõ các khối u, phì đại, thoái hóa.

  • Đo hấp thụ tia X kép (DXA/DEXA) hoặc đo đậm độ xương: Kỹ thuật này giúp đo mật độ khoáng của xương, từ đó xác định tình trạng loãng xương. Với kỹ thuật đo hấp thụ tia X với 2 nguồn tia X khác nhau với một tần số có sẵn, không gây đau. DEXA giúp phát hiện những thay đổi nhỏ trong khối xương, và kiểm tra cả xương sống và các chi. Phương pháp này có thể quét toàn bộ cơ thể trong thời gian ngắn dưới 4 phút.

Sau khi đã được chẩn đoán tính trạng xẹp đốt sống, tùy mức độ nặng, nhẹ mà có các điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh có 2 hướng điều trị chính là điều trị không phẫu thuật (bảo tồn, không xâm lấn) và điều trị bằng phẫu thuật.

Đối với trường hợp nhẹ

Người bệnh không đau nhiều thì chỉ cần nghỉ ngơi tại giường một thời gian ngắn, dùng thuốc, không can thiệp bởi nẹp hoặc phẫu thuật cột sống có xâm lấn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên nằm quá lâu mà chỉ hạn chế một số hoạt động nặng ảnh hưởng đến đốt sống. Thông thường, những cơn đau liên quan đến xẹp đốt sống có thể phục hồi tự nhiên sau 3 tháng, nhưng cũng có thể giảm đau sau vài ngày, vài tuần.

Bên cạnh đó, người bệnh còn sử dụng thêm các thuốc giảm đau, thường là thuốc không cần kê toa. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc acetaminophen đều được khuyên dùng. Những loại thuốc giảm đau gây nghiện và thuốc giãn cơ sẽ được kê toa và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Trường hợp cần nâng đỡ bên ngoài để hạn chế cử động sẽ sử dụng nẹp lưng cứng, nhờ đó giúp giảm đau.

Đối với trường hợp nặng

Nếu trường hợp điều trị bảo tồn không xâm lấn mà không hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chuyển qua phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu (cách này giúp giảm sự phẫu thuật xâm lấn trong một số trường hợp). Cách chữa trị này có 2 phương pháp chính: tạo hình đốt sống và tạo hình gù.

Tạo hình đốt sống: Đây là phương pháp được thực hiện trong 1-2 giờ (tùy thuộc vào số đốt sống bị tổn thương). Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và sử dụng thuốc an thần tiêm vào tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim tiêm nhỏ chứa xi măng xương acrylic tiêm vào đốt sống bị xẹp của người bệnh. Xi măng sinh học được tiêm vào sẽ cứng lại trong vài phút tạo sự vững chắc và ổn định cho đốt sống bị xẹp. Nhờ sự nâng đỡ vững chắc của xi măng xương sẽ giúp người bệnh giảm đau.

Tạo hình vùng gù (tạo hình đốt sống có bóng): Đây là kỹ thuật mới, giúp tạo hình vùng đốt sống bị gù. Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên, người bệnh sẽ rạch 2 vết nhỏ rồi đặt đầu dò vào khoang đốt sống bị gãy. Phần xương được khoan và một bong bóng (đệm xương) được chèn vào mỗi bên. Rồi sau đó, hai bong bóng sẽ được bơm phồng với chất cản quang cho nó giãn ra đến độ cao mong muốn và được lấy ra. Khoảng trống được tạo ra bởi bong bóng được lấp đầu xi măng. Phương pháp tạo hình này bên cạnh điều trị bệnh lún xẹp đốt sống mà còn giúp phục hồi chiều cao của đốt sống.

Những đối tượng được xem xét tạo hình đốt sống và tạo hình gù:

  • Những người bị ung thư di căn gây đau và đa u tủy

  • Người bị u máu đốt sống

  • Người bị lún xẹp đốt sống do loãng xương trên 2 tuần, gây đau đớn, mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả.

  • Người bị hoại tử xương đốt sống, do thiếu máu nuôi xương khiến xương chết.

  • Muốn củng cố phần xương sống trước khi phẫu thuật ổn định xương do bệnh lý.

Những đối tượng không nên sử dụng phương pháp này: là xẹp đốt sống đã trên 1 năm, xẹp trên 80% thân đốt sống, đốt sống bị biến dạng không phải do nguyên nhân loãng xương, hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm có chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống, mất chức năng thần kinh mà không liên quan đến lún xẹp đốt sống; người bị rối loạn đông máu, bị viêm xương, tủy xương, viêm đĩa đệm hay do ống sống bị chèn ép nhiều do khối u, mảnh xương vỡ.

Để phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời tình trạng xẹp đốt sống, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  • Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cần có chế độ dinh dưỡng, tập luyện một cách hợp lý, điều độ và khoa học. Nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để giúp xương chắc khỏe mỗi ngày.

  • Nên duy trì những bài tập luyện nhẹ nhàng, đúng tư thế, vừa sức: đạp xe đạp, yoga, bơi lội, đi bộ…

  • Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh xẹp đốt sống kịp thời.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống tích cực, nên nói không với rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích. Tránh các hoạt động nặng, quá sức.

Xẹp đốt sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, loãng xương ở người lớn tuổi được xem là nguyên phổ biến. Vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa và chủ động chăm sóc xương khớp từ sớm, phòng ngừa bệnh loãng xương là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày thì việc sử dụng các dưỡng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có trong sản phẩm JEX thế hệ mới được các chuyên gia khuyến nghị. JEX thế hệ mới đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu để lựa chọn và kết hợp những tinh chất  thiên nhiên quý, với hoạt tính sinh học cao, giúp cơ thể dễ dàng dễ hấp thu. Từ đó, mang lại tác động vượt trội cho xương khớp

Lún xẹp đốt sống chữa thế nào

JEX thế hệ mới được chiết xuất từ 100% tinh chất thiên nhiên, giúp hỗ trợ bảo vệ xương khớp một cách toàn diện

Các thành phần trong Jex thế hệ mới được kiểm chứng khoa học ở nhiều nước trên thế giới, giúp hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm tiến triển, kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản, hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Đồng thời, những tinh chất trong JEX thế hệ mới còn có tác dụng kích thích và tái tạo tế bào xương, tăng mật độ xương đáng kể. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, phòng ngừa chứng lún xẹp cột sống một cách hiệu quả.

Xẹp đốt sống lưng có nên mổ không?

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tuy nhiên tùy nguyên nhân gây ra bệnh xẹp sống lưng có câu trả lời chính xác. Theo các chuyên gia về xương khớp, những người bị xẹp đốt sống lưng do chấn thương thì nên mổ mở và dùng dụng cụ chuyên dụng để “nẹp” đốt sống được vững chắc. Nhưng với những trường hợp xẹp đốt sống lưng do loãng xương thì không nên mổ mà nên điều trị bảo tồn bằng thuốc. Với những trường hợp loãng xương kèm chấn thương thì không nên mổ vì xương giòn, dễ vỡ.

Xẹp đốt sống L1 – L5 có nguy hiểm không?

Xẹp đốt sống lưng L1-L5 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: mất cân bằng từng đoạn cột sống; cột sống lưng bị biến dạng như: gù, vẹo cột sống, chèn ép tim, phổi, ruột và gây nên tình trạng mệt mỏi, khó thở, chán ăn; Tổn thương dây thần kinh và tủy sống dẫn tới bệnh hẹp ống sống, làm thiếu máu và oxy đến tủy sống, gây tê và đau tương ứng với các dây thần kinh bị tổn thương.

Xẹp đốt sống D1 – D12 có phục hồi được không?

D1-D12 là đốt sống ngực, phần đốt sống này bị xẹp nếu được điều trị kịp thời thì vẫn có khả năng phục hồi. Phương pháp chữa trị là nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc  theo chỉ định của bác sĩ như: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giãn cơ… Có dùng nẹp lưng để cố định hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

11:14 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ