10 cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 an toàn, phổ biến hiện nay

Điểm mặt 10 cách chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 hiệu quả, giúp cải thiện cơn đau và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến vận động hằng ngày.

Thoát vị đĩa đệm L4-L5 là một nguyên nhân phổ biến của đau lưng dưới. Đặc biệt, khi đĩa đệm cột sống trượt ra ngoài có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh lân cận, dẫn đến đau, tê hoặc yếu các chi. Điều quan trọng là cần có cách trị thoát vị đĩa đệm L4-L5 kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cột sống vốn chịu nhiều áp lực từ bộ phận bên trên và 2 đốt sống L4-L5 này chịu trách nhiệm cho 95% chuyển động uốn cong và vặn xoắn liên quan đến thắt lưng. L4 và L5 là hai vị trí đốt sống dưới cùng của cột sống thắt lưng.

Xung quanh hai đốt sống này có đĩa đệm, khớp, mô mềm và các dây thần kinh, đoạn chuyển động cột sống L4-L5 đảm nhận nhiều chức năng khác nhau: hỗ trợ phần trên cơ thể và cho phép thân chuyển động theo nhiều hướng.

Đĩa đệm được cấu tạo bởi hai phần thiết yếu là nhân xơ ở vành ngoài và nhân tủy trong. Tuy nhiên, chấn thương lặp đi lặp lại, tải trọng trục liên tục của cột sống, chấn thương hoặc yếu cơ lưng dưới có thể khiến phần nhân tủy nhô ra qua vòng ngoài. Điều này có thể dẫn đến phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm bị phân mảnh…

Thoát vị đĩa đệm L4 L5

Độ dày hay mỏng của đĩa đệm L4-L5 sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì độ cong (cong vào trong) của cột sống thắt lưng. 

Thoát vị đĩa đệm L4-L5 có thể chèn ép nhiều rễ thần kinh đốt sống lưng. Thậm chí, một đĩa đệm có thể chèn ép nhiều rễ thần kinh và cả tủy sống.

Xâm lấn rễ thần kinh và chèn ép tủy sống là những lý do chính khiến nhiều người lựa chọn phẫu thuật L4-L5. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên tìm hiểu các cách chữa thoát vị đĩa đĩa đệm L4 L5 khác nhau.

Một số chấn thương và rối loạn ở đốt sống L4-L5 làm ảnh hưởng đến đĩa đệm của 2 đốt sống này. Vì vậy, cần sớm có biện pháp chữa trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 10 cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4-L5 phổ biến:

1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc

Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) đều được sử dụng để giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm L4-L5. Thông thường, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được kê đơn trước. Đối với những người trải qua cơn đau nặng hơn, có thể sử dụng opioid, tramadol hoặc corticosteroid.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau mà không cần đơn. Một số thuốc giảm đau không cần kê toa bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium…

  • Thuốc điều trị thần kinh: Những loại thuốc này tác động đến các xung thần kinh để giảm cơn đau. Một số thuốc cơ bản như gabapentin, duloxetine, venlafaxine…

  • Thuốc giãn cơ: Bệnh nhân được kê đơn những loại thuốc này nếu xuất hiện cơn co thắt cơ. Buồn ngủ, chóng mặt là các tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc này.

  • Thuốc opioid: Do tác dụng phụ và khả năng gây nghiện, nhiều bác sĩ ngần ngại kê đơn cho bệnh nhân và chỉ kê đơn khi đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhưng không hiệu quả.

Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ nên dùng cho các trường hợp đau cấp tính, không nên lạm dụng trong thời gian dài.

2. Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp

Hiện nay, JEX thế hệ mới là sản phẩm bổ khớp ưu việt, có thể dùng cho hầu hết bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm đau, giảm viêm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về hiệu quả và độ an toàn như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… JEX vừa có tác dụng hỗ trợ giảm đau vừa góp phần chống viêm, vừa cung cấp các nguyên liệu cần thiết để hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.

Từ đó kéo dài tuổi thọ của khớp, giúp cho dây chằng và xương dưới sụn, đĩa đệm L4-L5 và cột sống được khỏe mạnh lâu dài, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để có thể duy trì chức năng của xương khớp.

Jex cải thiện thoát vị đĩa đệm l4 l5

Bộ dưỡng chất vượt trội từ JEX thế hệ mới hỗ trợ tăng cường dưỡng cho các đĩa đệm, giúp xương khớp dẻo dai.

Người dùng sử dụng sản phẩm JEX thế hệ mới đều đặn, phần lớn đều có những đáp ứng và phản hồi tốt về hiệu quả hỗ trợ giảm đau, không hại bao tử, gan thận, giúp khớp phục hồi, cử động linh hoạt hơn. Nhờ độ an toàn cao, người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài để nuôi dưỡng khớp chắc khỏe. .

3. Vật lý trị liệu

Một số kỹ thuật vật lý trị liệu có thể được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm như kéo, xoa bóp mô sâu, thủy trị liệu và kích thích điện.

  • Xoa bóp sâu: Có nhiều loại xoa bóp được sử dụng trong vật lý trị liệu, nhưng lựa chọn mô sâu được coi là tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm L4-L5. Bởi vì biện pháp này có thể giảm sự co thắt và căng cơ sâu tại đốt sống lưng nhờ áp lực mạnh của các động tác xoa bóp.

  • Lực kéo: Đây là một cách hiệu quả để giảm đau cột sống bằng cách nhẹ nhàng kéo các xương ra, từ đó hỗ trợ làm giảm thoát vị đĩa đệm. Vị trí được áp dụng là ở thắt lưng.

  • Thủy trị liệu: cách trị thoát vị đĩa đệm L4-L5 này có liên quan đến nước, tức là người bệnh chỉ cần ngồi trong bồn tạo sóng hoặc vòi sen nước ấm. Thủy trị liệu giúp nhẹ nhàng giảm đau và thư giãn cơ từ bên ngoài.

  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (bằng máy TENS): Máy TENS sử dụng dòng điện để kích thích cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh đốt sống lưng. Biện pháp này không gây đau, bởi các điện cực được dán vào da, sau đó cho dòng điện cực nhỏ đi qua. Dòng điện làm giảm co thắt cơ và kích hoạt giải phóng endorphin – là chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.

  • Châm cứu: Châm cứu giúp giảm đau cho nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Mỗi kim châm cứu gây ra một vết thương nhỏ tại vị trí châm. Và kết quả là kích thích hệ thống miễn dịch, hỗ trợ lưu thông máu, chữa lành vết thương kim châm, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức cột sống. Tuy nhiên, châm cứu sẽ không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm.

4. Chườm nóng, chườm lạnh

Cả liệu pháp chườm nóng và lạnh đều mang lại những lợi ích riêng và bác sĩ vật lý trị liệu của bạn có thể xen kẽ giữa chúng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Chuyên gia vật lý trị liệu của bạn có thể sử dụng nhiệt độ nóng để tăng lưu lượng máu đến khu vực đốt sống L4-L5. Máu được đưa đến khu vực này giúp mang theo nhiều oxy và chất dinh dưỡng.

Ngược lại, liệu pháp lạnh (còn gọi là liệu pháp chườm lạnh) làm chậm tuần hoàn máu. Điều này làm giảm viêm, giảm co thắt cơ và giảm đau nhanh. Bằng cách đặt một túi đá lên vùng lưng bị đau, mát-xa nước đá hoặc thậm chí có thể sử dụng thuốc xịt có tên fluoromethane để làm mát các mô bị viêm.

5. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Sau khi chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đeo đai hỗ trợ thắt lưng phù hợp với độ cong tự nhiên của cột sống. Đai phải vừa khít, nhưng không quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến việc hít thở.

Đai hỗ trợ thắt lưng mang lại sự thoải mái trong quá trình sinh hoạt và vận động của người bị tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nhưng bạn không nên đeo đai hỗ trợ thắt lưng quá 2 tuần. Khi bạn sử dụng đai trong thời gian dài hơn, các cơ sẽ bắt đầu thích nghi và quen với đai có thể dẫn đến mất sức ở lưng dưới.

6. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, bên cạnh các cách sử dụng thuốc để giảm đau và cải thiện thoát vị đĩa đệm, một số bài thuốc dân gian cũng được cho là có tác dụng xoa dịu cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Đu đủ có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, phần hạt đu đủ còn được dùng trong cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.

Để thực hiện, cần chuẩn bị quả đu đủ xanh, cắt bỏ phần đầu của đu đủ. Rửa sạch và gọt bỏ vỏ bên ngoài. Thêm một ít rượu trắng vào bên trong ruột của quả đu đủ. cho quả đu đủ vào nồi hấp quả cách thủy trong vòng 20 phút. Sau đó, bỏ phần thịt đu đủ, chỉ giữ lại phần nước rượu và hạt đu đủ và dùng để xoa bóp ở vùng bị đau.

Từ xa xưa, lá ngải cứu đã được sử dụng để điều trị các tình trạng đau nhức xương khớp. Nguyên liệu cần có là 1 nắm lá ngải cứu và vài thìa mật ong. Giã nát lá ngải cứu và thêm mật ong vào, trộn đều rồi vắt lấy nước uống. Uống mỗi ngày 2 lần để tăng hiệu quả giảm đau.

Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5

Ngải cứu chỉ nên dùng kéo dài tối đa 2 tuần, không nên sử dụng lâu dài

Vốn “nổi danh” trong các bài thuốc giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, chuối hột cũng được liệt kê vào số những cách giúp giảm đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm L4-L5.

Ngâm chuối hột sống cùng rượu trắng (rượu gốc) trong bình thủy tinh. Mỗi ngày sử dụng rượu chuối hột để xoa bóp vùng lưng bị đau nhức. Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để cảm nhận hiệu quả một cách rõ rệt nhất.

Các bài thuốc từ dân gian thường lành tính, dễ thực hiện và tiết phí tiết kiệm, tuy nhiên, chúng thường không mang lại tác dụng ngay lập tức và không bền vững. Hầu hết các thông tin của các phương pháp này chỉ mang tính chất truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học nên người dùng cần cẩn trọng trong việc áp dụng các biện pháp dân gian này.

7. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn được mô tả ở trên không thành công trong việc giảm đau cho bệnh nhân, phẫu thuật có thể được coi là biện pháp cuối cùng.

Phẫu thuật cắt đốt sống vi mô: là một phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu, chiếm khoảng 90% các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vi mô là loại bỏ phần thoát vị của đĩa đệm để giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống. Mặc dù phẫu thuật vi mô là xâm lấn tối thiểu, các bác sĩ hiếm khi đề nghị phẫu thuật sớm cho bệnh nhân trong lộ trình điều trị.

Cắt dây chằng thắt lưng: Là một phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp đệm – một phần của xương đốt sống. Khi bác sĩ phẫu thuật cột sống thực hiện phẫu thuật cắt đốt sống thắt lưng cho một đĩa đệm thoát vị, để giảm áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh.

Hợp nhất cột sống: là một phẫu thuật để nối hai hoặc nhiều xương trong cột sống lại. Mặc dù hợp nhất cột sống nói chung có hiệu quả trong việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm, nhưng có thể hạn chế khả năng vận động của cột sống. Các bác sĩ hiếm khi theo đuổi phương pháp hợp nhất cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm.

Thay thế đĩa nhân tạo: Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo (ADR) là một phương pháp điều trị tương đối mới trong điều trị đĩa đệm cột sống L4-L5. Trong khi hợp nhất cột sống làm hạn chế khả năng di chuyển, ADR có thể duy trì chuyển động trong cột sống của bạn đồng thời giữ ổn định cho cột sống.

Phẫu thuật tạo hình cột sống nội soi: là một trong những phẫu thuật cột sống ít xâm lấn nhất đối với thoát vị đĩa đệm. Phương pháp phẫu thuật nội soi có thể làm giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm bằng cách giải phóng sự chèn ép của các dây thần kinh đi ra ở lỗ đốt sống ở lưng dưới. Nếu đĩa đệm thoát vị của bạn gây áp lực đáng kể lên dây thần kinh đi ngang hoặc đi ra trong các đĩa đệm, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tạo hình đĩa đệm nội soi. Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc trong vòng một đến hai tuần sau khi phẫu thuật tạo hình túi nội soi.

8. Tiêm ngoài màng cứng

Nếu cơn đau của bạn không cải thiện khi sử dụng thuốc uống, bác sĩ có thể đề nghị tiêm một loại corticosteroid vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Chụp ảnh cột sống có thể giúp định hướng kim.

Tiêm steroid ngoài màng cứng không giống như các thuốc chặn rễ thần kinh, vì không có thuốc gây tê cục bộ vào khoang ngoài màng cứng. Điều này giúp ngăn cách cột sống khỏi lớp chất bảo vệ màng cứng. Kết quả của phương pháp này có thể giúp giảm đau ngắn hạn ở một số bệnh nhân.

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị

Thuốc được tiêm vào khoang ngoài màng cứng xung quanh tủy sống

10. Kết hợp các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Với thoát vị đĩa đệm, bạn cũng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị tích cực để giúp tăng cường sức mạnh, tư thế, sự linh hoạt, cử động khớp và ổn định cốt lõi của bạn. Các bài tập thể dục thường được sử dụng để giúp đạt được kết quả giảm đau, đốt sống linh hoạt và cải thiện tình trạng sức khỏe chung.

  • Bài tập mở rộng vai trên: Bắt đầu bằng cách nằm sấp, tiếp tục chống khuỷu tay lên và giữ tối đa 5 phút. Kỹ thuật này có thể được nâng cao hơn nữa bằng cách dùng cánh tay nâng người trên lên khỏi mặt đất.

  • Bài tập “con bọ chết”: Nằm ngửa, đầu gối co sao cho bắp chân song song với sàn nhà. Co cơ bụng rồi gập 2 chân luân phiên cho nhau. Đồng thời, luân phiên nâng cánh tay qua đầu.

  • Tư thế chó chim: Tay và đầu gối nâng cơ thể lên và ép cơ bụng sao cho phần lưng dưới song song với mặt sàn. Tiếp đó, thực hiện cùng lúc việc nâng cánh tay phải qua đầu và duỗi chân trái ra sau. Giữ tư thế này trong 5 đến 10 giây trước khi trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại với tay chân còn lại.

Cải thiện thoát vị l4 l5

Các động tác yoga giúp cải thiện khả năng di chuyển và tính linh hoạt của đốt sống L4-L5

Không có cách nào để đảm bảo hoàn toàn rằng bạn sẽ không bao giờ bị thoát vị đĩa đệm cột sống, nhưng có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh như:

  • Tăng cường các bài tập nhằm vào cột sống, cơ lưng để giúp hỗ trợ các cơ bắp và tư thế. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên sẽ giúp giữ cho cột sống khỏe mạnh và ổn định hơn.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp có thể làm giảm sức căng đặt lên đĩa đệm cột sống và giảm nguy cơ thoát vị.

  • Tránh đi giày cao gót vì khi đi giày cao sẽ khiến các đốt sống không thẳng hàng, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

  • Tư thế nâng vật nặng phù hợp. Ngồi xổm và thẳng lưng thay vì uốn cong lưng. Nâng đồ vật từ từ bằng lực chân và cánh tay để hỗ trợ tải trọng. Như vậy có thể giảm áp lực cho đốt sống L4-L5.

  • Tránh ngồi nhiều: Điều đặc biệt quan trọng là phải nghỉ giải lao nếu bạn thường xuyên ngồi trong thời gian dài.

  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm suy yếu các đĩa đệm, khiến chúng dễ bị vỡ.

Thay đổi lối sống, tăng cường cơ lưng, bổ sung dinh dưỡng cho các thành phần bao quanh đĩa đệm là cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4-L5 không dùng thuốc hiệu quả. Nếu tình trạng bệnh tăng nặng, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân dùng thuốc giảm đau không kê đơn, tập vật lý trị liệu và cuối cùng là phẫu thuật.

11:14 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ