Trời trở lạnh: Khớp nào trên cơ thể dễ đau?

Thời tiết lạnh có thể khởi phát hoặc làm tăng độ đau nhức ở các khớp chịu áp lực và tải trọng lớn, có biên độ vận động rộng như khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng và khớp bàn chân.

4 khớp dễ đau nhức trong mùa mưa lạnh

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thấp khớp học, hơn 800 bệnh nhân viêm khớp đã được yêu cầu ghi lại mức độ đau của họ trong suốt một năm bằng cách sử dụng lịch đau hai tuần. Những người tham gia cho biết, họ cảm thấy đau nhất khi thời tiết mưa lạnh, độ ẩm nhiều. Trong đó, khớp gối là vị trí đau phổ biến nhất, tiếp theo là các khớp như khớp háng (hông), cột sống thắt lưng, bàn chân…
Khớp gối: Đầu gối là khớp bản lề có cấu trúc phức tạp, kết nối phần đùi và cẳng chân. Bộ phận này chịu trọng tải lớn nhất trên cơ thể và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, như nâng đỡ cơ thể, điều khiển các cử động duỗi, uốn và xoay chân, đẩy cơ thể về phía trước…
Khảo sát với 200 người bị viêm khớp gối chỉ ra, cứ giảm nhiệt độ 10 độ kèm với áp suất khí quyển hạ xuống sẽ khiến cơn đau đầu gối tăng nặng.
Khớp gối bị đau khi trời lạnh
Khớp gối rất dễ bị đau nhức khi trời lạnh. Ảnh: Shutterstock
Cột sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng hay còn gọi là lưng dưới (ký hiệu từ L1 đến L5) đảm nhiệm chức năng nâng đỡ trọng lượng phần trên cơ thể. Bộ phận này kết nối với các cơ và dây chằng cho phép chúng ta đi, đứng, ngồi, chạy, nâng đồ vật và di chuyển cơ thể.
Khi trời trở lạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách khiến các cơ và dây chằng co thắt lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh cột sống, vì tình trạng kéo căng các rễ thần kinh có thể gây ra cơn đau lưng dữ dội.
Khớp háng (hông): Đây là điểm liên kết giữa chi dưới và khung xương trục, giúp truyền tải lực từ khung xương trục đến các chi, cho phép cơ thể thực hiện thuần thục các hoạt động như đi, chạy, nhảy, đá… Khảo sát trên 222 người bị thoái hóa khớp háng cho thấy, trong hơn 2 năm trải qua các điều kiện thời tiết khác nhau, cơn đau và độ cứng của các khớp tồi tệ hơn khi nhiệt độ giảm, áp suất khí quyển và độ ẩm tăng lên.
Khớp bàn chân: Ngoài gánh chịu trọng lượng toàn cơ thể, bàn chân còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng như giữ thăng bằng, hấp thu sốc khi di chuyển, tham gia vào hầu hết các chuyển động cơ bản như đi, đứng, chạy, nhảy… Vào mùa lạnh, lưu lượng máu đến bàn chân cũng ít đi, khiến các khớp bàn chân, ngón chân trở nên cứng hơn khi cử động, đau và khó chịu.

Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh

Thay đổi thời tiết là điều không thể, nhưng cơn đau xương khớp khi chuyển mùa có thể được đẩy lùi nếu người bệnh chăm sóc đúng cách.
Chuyên gia xương khớp khuyên, người bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể trong những ngày mưa lạnh bằng cách mặc quần áo dày, mang vớ, quàng khăn, đội mũ, trang bị thêm tấm sưởi hoặc chăn điện vào những ngày nhiệt độ giảm sâu. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm cũng giúp nới lỏng các bó cơ, xoa dịu cơn đau.
Giữ thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với những bộ môn yêu thích như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho khớp. Vận động đều đặn còn giúp giải phóng ra lượng lớn hormone “hạnh phúc”, điển hình là dopamine, góp phần giảm bớt cảm giác đau nhức khớp vào mùa đông.
Duy trì sức khỏe khớp gối
Duy trì tập thể dục giúp hệ xương khớp hoạt động trơn tru hơn, giảm đau hiệu quả. Ảnh: Shutterstock 
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó…), trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và cắt giảm thức ăn chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, tinh bột tinh chế… cũng giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, giảm tần suất đau khớp khi trời lạnh.
Bên cạnh ăn uống khoa học, mọi người nên chủ động bổ sung những tinh chất chuyên biệt cho khớp, có nguồn gốc từ thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới. Các tinh chất này kết hợp với nhau sẽ giúp điều hòa miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm tại khớp và kích thích tái tạo sụn khớp, nhờ đó hỗ trợ giảm đau, giảm sưng và làm chậm thoái hóa khớp hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Khoa Y, trường Đại học Quốc gia Davis – Hoa Kỳ cho thấy, sau 90 ngày sử dụng, Collagen Type II không biến tính có trong JEX thế hệ mới giúp giảm 40% tình trạng đau nhức nói chung, giảm 33% tình trạng cứng khớp, giảm 20% ảnh hưởng của cơn đau trong sinh hoạt.
18:53 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ