8 dạng cong vẹo cột sống thường gặp và lưu ý phải nhớ kỹ

Cột sống của người bình thường là đường thẳng nằm ở giữa lưng, có thể chuyển động tự nhiên theo nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, ở một số người bị cong vẹo cột sống, các tư thế cử động có thể bị hạn chế. Góc độ cong của cột sống có thể lớn hoặc nhỏ nhưng nhìn chung chúng tiềm ẩn nguy cơ biến dạng cột sống và ảnh hưởng đến chức năng vận động.


Dưới đây là những thông tin hữu ích về các dạng cong vẹo cột sống mà bạn nên tìm hiểu cũng như cách điều trị khoa học!

Biểu hiện các dạng cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống là một dị tật bất thường khiến cho cột sống bị cong vẹo hoặc xoay phức tạp. Vẹo cột sống thường xảy ra ở người đang trong độ tuổi dậy thì hoặc người lớn tuổi và gây ra nhiều biến chứng cho các cơ quan xung quanh. 

Cong vẹo cột sống thường do các nguyên nhân sau:

  • Bẩm sinh, di truyền

  • Các yếu tố bất thường trong lúc mang thai như thai nhi phát triển quá nhanh không tương thích với cơ thể người mẹ, ngôi thai không dịch chuyển, người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất, bị chèn ép cột sống trong lúc sinh ra… khiến trẻ nhỏ bị vẹo cột sống.

  • Đi đứng, ngồi sai tư thế, đặc biệt là mang vác đồ nặng trên lưng cũng khiến cho cột sống bị cong vẹo bất thường.

Hình dạng cột sống bị biến dạng

Hình dáng cột sống khác lạ so với bình thường là dấu hiệu của tình trạng cong vẹo cột sống

Một số biểu hiện giúp bạn có thể nhận biết cong vẹo cột sống như sau:

  • Hai vai bị lệch: Hai bên bả vai có hiện tượng bên cao bên thấp, thấy rõ nhất là khi ngồi hoặc khom lưng.

  • Phần hông: Tương tự như bả vai, phần lưng có dấu hiệu lệch bên cao bên thấp.

  • Sống lưng: Hình dáng lưng không bình thường, có những đoạn cột sống bị cong vẹo, cao gồ lên có thể sờ được…

  • Cổ: bị lệch theo cột sống

  • Tổng quan cơ thể nhìn sẽ bị mất cân đối, người có thể nghiêng hẳn một bên.

Ngoài quan sát tình trạng cột sống, để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả, bạn cần tìm hiểu cách phân loại các dạng cong vẹo cột sống

Phân loại các dạng cong vẹo cột sống

Cột sống của con người có khả năng uốn cong tự nhiên, tuy nhiên người bị cong vẹo cột sống sẽ có đường cong thu hẹp hoặc phóng đại. Có thể chia các loại cong vẹo cột sống thành 2 nhóm cơ bản là vẹo cột sống có cấu trúc và phi cấu trúc. 

Vẹo cột sống có cấu trúc

  • Vẹo cột sống vô căn

Theo thống kê, hầu hết các loại cong vẹo cột sống là vô căn. Điều này có nghĩa là tình trạng cột sống bị cong vẹo thường xảy ra không có nguyên nhân hoặc yếu tố tác động rõ ràng. Vì không tìm ra tác nhân gây bệnh nên bệnh vẫn phát triển theo chiều hướng xấu hơn. 

Chứng vẹo cột sống vô căn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, người ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Cứ 100 trẻ em trong độ tuổi từ 10-18 thì có 4 trẻ bị chứng cong vẹo cột sống vô căn. Một số biểu hiện thường thấy của vẹo cột sống vô căn là:

  • Hai vai không đều nhau

  • Xương bả của một bên bất kỳ có thể nhô cao hơn bên còn lại

  • Một bên xương sườn bị lồi ra

  • Eo và hông không đều

  • Vẹo cột sống do bẩm sinh

Mặc dù chỉ có 1 trong 1000 trẻ sơ sinh mắc chứng vẹo cột sống bẩm sinh, nhưng sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ khi trưởng thành. Trong quá trình mang thai, nếu cơ thể của người mẹ không tương thích với sự phát triển quá nhanh của bào thai bên trong thì đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng cong vẹo cột sống bẩm sinh. Ngoài ra, trong lúc sinh nở tử cung của người mẹ hẹp có thể chèn ép cột sống của trẻ làm cong vẹo cột sống. 

Bạn có thể tưởng tượng cột sống được tạo nên từ hình chữ nhật xếp chồng lên nhau như những viên gạch, và khi mắc chứng vẹo cột sống bẩm sinh, một vài viên gạch sẽ bị biến dạng thành hình tam giác. Điều này khiến cho cột sống bị cong vẹo, trục thẳng trở nên nghiêng hoặc cong bất thường.

  • Vẹo cột sống ở thần kinh cơ

Trong các dạng cong vẹo cột sống ở người trưởng thành thì chứng vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra khi các dây thần kinh và cơ bắp không thể kết hợp để duy trì sự phát triển bình thường của cơ thể, dẫn đến cột sống bị cong. Độ cong bất thường của cột sống thường phát triển ở độ tuổi trưởng thành và ngày càng tiến triển nặng hơn.

Các bác sĩ đã tìm thấy nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm: hội chứng rối loạn sinh tủy, bại não, rối loạn dưỡng cơ Duchenne, teo cơ cột sống, tổn thương não do chấn thương, tai nạn… 

  • Vẹo cột sống thoái hóa 

Khi các đĩa đệm và cột sống lưng bắt đầu thoái hóa, quá trình này sẽ gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống một bên. Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng vẹo cột sống. Sự thoái hóa không đồng đều của đĩa đệm hoặc khớp có thể khiến cột sống bị cong nghiêng sang một bên.

Các dạng cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống thoái hóa xuất hiện ở người lớn tuổi và gây đau đớn rất khó chịu

Vẹo cột sống thoái hóa là loại cong vẹo cột sống phát triển ở cột sống thắt lưng hoặc vùng lưng dưới, đôi khi tạo thành hình chữ C. Khi mức độ cong của cột sống ngày càng lớn (vượt quá 10 độ), thì đây là dấu hiệu giúp các bác sĩ được chẩn đoán chính xác cột sống bị cong vẹo.

  • Chứng kyphosis của Scheuermann

Thông thường vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến hình dáng lưng, độ cong của cột sống khi nhìn từ phía trước. Nhưng chứng kyphosis của Scheuermann có biểu hiện đặc biệt là ảnh hưởng đến cột sống cổ và cột sống ngực. Người ở tuổi vị thành niên là đối tượng nguy cơ mắc chứng kyphosis của Scheuermann. 

Loại cong vẹo cột sống này sẽ phát triển sau một số biến dạng ở đốt sống và gây ra các triệu chứng bao gồm đau lưng, cứng lưng và mỏi cơ. Hầu hết các triệu chứng này sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn những sẽ kéo dài theo thời gian.

Vẹo cột sống phi cấu trúc

Theo phân loại cong vẹo cột sống, vẹo cột sống phi cấu trúc thường không phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra khi cơ thể có bất thường như:

  • Co thắt cơ bắp

Co thắt cơ bắp xảy ra khi căng cơ thắt lưng ở những người bị chấn thương tại thắt lưng. Khi cơ bắt đầu co thắt quá mức, sẽ khiến cho cơ yếu dần. Cột sống lúc này có thể bị kéo lệch vẹo và có thể tạo ra một đường cong sang một bên kèm cảm giác đau nhức. Co thắt cơ lưng thường xảy ra ở cơ vuông thắt lưng hoặc căng cơ lưng dưới.

Vẹo cột sống do công việc

Bê một vật nặng, hoạt động sai tư thế… là nguyên nhân gây co thắt cơ lưng.

  • Độ dài của hai chân không đều

Khi chân này dài hơn so với chân kia, có thể xuất hiện đường cong trên cột sống khi đứng. Lâu dần sẽ tạo thành đường cong cố định - cong vẹo cột sống.

  • Tình trạng viêm nhiễm cột sống

Nếu một vùng của cơ thể ở một bên của cột sống hoặc bên còn lại có dấu hiệu bị viêm, thì có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. Một số nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa hoặc viêm phổi.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Cong vẹo cột sống có nhiều loại, mỗi loại có một tiêu chuẩn chẩn đoán riêng và có độ tuổi khởi phát cụ thể. Vì chứng vẹo cột sống là một tình trạng có thể thay đổi theo thời gian, nên việc chẩn đoán có thể khó khăn.

Chẩn đoán các dạng cong vẹo cột sống

Chẩn đoán chính xác vấn đề của cột sống sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Do đó, khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác bên cạnh cảm giác đau, tê cột sống và hai bên sườn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chụp X-quang, MRI… nhằm loại trừ khả năng mắc khối u hoặc tổn thương khác và có phác đồ điều trị tốt nhất.

Phương pháp cải thiện cong vẹo cột sống

Đau lưng là tình trạng thường gặp ở những người bị cong vẹo cột sống, vì vậy giảm đau là mục đích điều trị được nhiều người quan tâm. Các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống chuyên khoa bao gồm:

  • Dùng thuốc giảm đau: Được chỉ định sử dụng là thuốc non steroids. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn và tránh lạm dụng. Bởi vì, hầu hết các loại thuốc trong nhóm thuốc giảm đau đều gây ra tác dụng phụ cho gan, thận, tim mạch và dạ dày. Đồng thời, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể cải thiện “phần ngọn”, chưa thể giải quyết được phần gốc của bệnh. 

  • Tiêm thuốc giảm đau vào cột sống: Trường hợp được chỉ định tiêm thuốc thường là do cột sống bị cong vẹo chèn ép đến dây thần kinh xung quanh, làm tê và đau nhức xuống các chi dưới. Bác sĩ có thể tiêm thuốc trực tiếp vào cột sống để giảm đau tạm thời cho người bệnh. Dù vậy, biện pháp này chỉ có hiệu quả trong khoảng vài tuần, khi hết thuốc người bệnh có thể bị đau trở lại.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập tác động kéo căng cơ và cột sống có thể giúp giảm lực chèn ép giữa các đốt sống, từ đó giúp giảm đau lưng. Ngoài ra, tập luyện thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày cũng góp phần giữ cho trọng lượng cơ thể hợp lý hơn, ngăn chặn cột sống cong vẹo nặng hơn.

Vật lý trị liệu cột sống

Bên cạnh tập vật lý trị liệu, bạn nên lựa chọn môn thể yêu thích để có động lực tập mỗi ngày.

  • Đeo đai định hình cột sống: Biện pháp này tương đối an toàn, có thể giúp người bệnh ổn định cấu trúc cột sống và phòng tăng độ cong vẹo cột sống. Người bệnh có thể đeo đai hàng ngày khi tình trạng bệnh chưa đủ điều kiện để phẫu thuật.

  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị các dạng cong vẹo cột sống bao gồm: cắt bỏ một phần xương cột sống hoặc đĩa đệm, hợp nhất 2 hay nhiều đốt sống lại với nhau, đôi khi bác sĩ cũng cần có sự kết hợp của nhiều kỹ thuật để quá trình phẫu thuật đạt hiệu quả hơn.

Trái lại, nếu tình trạng đau lưng ở người bị cong vẹo cột sống không nghiêm trọng và ít ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì có thể chưa cần điều trị bằng phẫu thuật. Thay vào đó, có thể áp dụng giải pháp làm chậm quá trình thoái hóa, phục hồi các tổn thương tại cột sống tại nhà để cải thiện cơn đau lưng do cong vẹo cột sống gây nên.

Tóm lại, các dạng cong vẹo cột sống ở người lớn và trẻ em là một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và khó có thể cải thiện về tình trạng ban đầu. Tuy nhiên, ngay từ khi bước vào tuổi dậy thì, nếu cảm thấy vai, hông, eo đặc biệt là cột sống có những biểu hiện bất thường, bạn hoặc người thân cần đến gặp bác sĩ để sớm được cải thiện, đảm bảo được chất lượng cuộc sống về sau.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex




Bài viết khác

Lao cột sống (Bệnh Pott): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Lún xẹp đốt sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn hiệu quả không? Tập ra sao?

Cong vẹo cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? Top địa chỉ khám uy tín



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN