Dân văn phòng và chứng bệnh đau lưng

Căng thẳng cơ bắp, đau dây chằng, thoái hóa, căng thẳng, tư thế làm việc không tốt, ít vận động di chuyển… là nguyên nhân chính dẫn tới đau lưng ở nhân viên văn phòng. Bệnh đau lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tìm hiểu về cách cải thiện bệnh đau lưng ở dân văn phòng trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau lưng cho dân văn phòng

Nguyên nhân gây đau lưng cho dân văn phòng

1. Ít vận động

Những người ngồi thường xuyên duy trì trong một tư thế dài hay những người thường xuyên ngồi trước máy vi tính chính là nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Bởi toàn bộ trọng lượng cơ thể được đặt lên phần hông và xương chậu. Cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh toạ.

Ngồi làm việc lâu một chỗ sẽ khiến cơ thể bị cứng đờ, nhất là các cơ lưng và vai gáy. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới chứng đau nhức mãn tính ở vùng lưng. Hơn nữa, nhiều người do bận rộn công việc, không có thời gian luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức bền cho cơ lưng.

Chính vì thế, dân văn phòng thường mắc bệnh này, ban đầu thì bệnh sẽ tự khỏi, lâu dần sẽ thành cơn đau mãn tính.

2. Ngồi làm việc sai tư thế

Phần lớn thời gian làm việc, dân văn phòng phải ngồi trước máy tính, cúi đầu xuống tập trung vào màn hình và bàn phím. Tư thế này khiến cột sống bị cong vẹo, các cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng chịu áp lực lớn, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức. Nhiều người còn có thói quen ngồi không đúng tư thế, ngồi vẹo hoặc ngồi không vững chãi khiến lưng dễ bị tổn thương.

3. Áp lực công việc, cẳng thẳng

Áp lực công việc lớn, phải làm việc trong tình trạng căng thẳng thường xuyên khiến dây thần kinh bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đau nhức ở vùng cổ, lưng. Ngoài ra, stress còn khiến con người mất ngủ, suy giảm chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ đau lưng.

4. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém hợp lý

Nhiều người làm công việc văn phòng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D khiến xương khớp yếu đi, dễ bị thoái hóa và đau nhức. Thêm vào đó, thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, dễ mệt mỏi và đau nhức.

Ngoài các nguyên nhân trên, một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, đĩa đệm bị tổn thương, gai xương cột sống, bệnh gút… cũng có thể dẫn tới hiện tượng đau lưng ở dân văn phòng.

Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng đau lưng, những người làm công việc văn phòng cần chú ý tăng cường hoạt động thể lực, duy trì tư thế ngồi làm việc đúng cách, hạn chế stress và cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Đây đều là những biện pháp hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh đau lưng, giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trị bệnh đau lưng ở dân văn phòng

1. Hỗ trợ lưng

Phòng ngừa đau lưng bằng cách điều chỉnh ghế sao cho lưng được hỗ trợ đúng cách nhất. Một chiếc ghế có khả năng điều chỉnh độ cao và mềm mại có thể giảm căng thẳng trên lưng một cách tốt nhất. Tốt nhất là ghế có thêm vị trí để chân, hỗ trợ đầu gối.

2. Điều chỉnh ghế

Điều chỉnh lại chiều cao của ghế để có thể sử dụng bàn phím bằng cổ tay và cánh tay song song với sàn nhà. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại. Khuỷu tay cần được khép gần cơ thể, khi đó cánh tay sẽ tạo thành chữ L.

3. Bàn chân thư giãn trên sàn nhà

Bàn chân cần được đặt thoải mái trên sàn nhà. Không bắt chéo chân vì điều này có thể giảm lưu thông máu và gây ra tổn thương và đau nhức khớp hông.

4. Ví trí màn hình

Màn hình máy tính cần đặt trước mặt, cách mắt khoảng 1 cánh tay, vị trí trên cùng ngang tầm mắt. Màn hình quá cao hoặc thấp sẽ khiến cổ bị uốn cong và gây khó chịu.

5. Vị trí đặt Bàn phím

Đặt bàn phím trước mặt, cách khoảng 10 – 15 cm so với cổ tay. Giữ cho cổ tay thẳng khi gõ.

6. Vị trí Chuột

Để chuột ở gần nhất có thể. Sử dụng thêm miếng lót đệm cổ tay giữ cho cổ tay thẳng và không bị cong. Nếu sử dụng chuột nhiều thay bàn phím thì đẩy bàn phím sang một bên.

7. Tránh căng thẳng do điện thoại

Nếu cần nghe điện thoại nhiều, hãy sử dụng kết nối với tai nghe hai bên. Giữ điện thoại liên tục giữa vai và cổ có thể làm căng thẳng cơ bắp ở cổ.

8. Uống nhiều nước

Ngồi lâu trong phòng làm việc khiến cho mắt bạn bị khô, cản trở lưu thông máu. Để cải thiện tình trạng này bạn hãy uống nước đầy đủ. Ngoài ra, uống nước thường xuyên, bạn sẽ giảm nhu cầu uống cà phê hay hút thuốc để tránh căng thẳng.

9. Thư giãn tại chỗ

Ngồi lâu một tư thế có thể gây mệt mỏi cho các cơ bắp và làm chúng bị chấn thương. Bạn có thể thư giãn các cơ bắp bằng cách cứ sau 25-30 phút làm việc thì lại nghỉ một phút. Một phút này có thể dành để thả lỏng cơ thể, quay cổ và tập hít thở sâu. Sau 2-3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này sẽ cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.

10. Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn không thể tập thể dục hàng ngày, bạn hãy tập thể dục khi bạn có thể. Cho dù đó là một bài tập thở, vì có tập vẫn tốt hơn là bạn không tập. Mục tiêu của bạn không phải là giảm cân hay làm đẹp. Mà mục tiêu quan trọng ở đây là giữ cơ thể bạn hoạt động và làm việc tốt, tránh mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy các bài tập thể dục về căng cơ và di chuyển cơ thể là rất quan trọng đối với bạn.

11. Giảm cân

Đau lưng cũng liên quan đến chuyện thừa cân hoặc béo phì. Nếu bạn rơi vào tình trạng này, bạn cần phải giảm cân để ngăn chặn tình trạng đau lưng thêm trầm trọng. Chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục và lối sống tích cực sẽ cho phép bạn giảm được trọng lượng dư thừa.

12. Nghỉ ngơi

Khi bạn đã bị bệnh đau lưng, bạn cần thiết phải nghỉ ngơi đầy đủ. Hầu hết các chứng đau lưng được giảm xuống sau một vài ngày nghỉ ngơi.

Khi bạn đã áp dụng các phương pháp trên đây mà vẫn cảm thấy cơn đau lưng còn hành hạ bạn thì nên tìm đến phương pháp cải thiện bằng thuốc nam điều trị xương khớp.

22:48 01/12/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ