Những lưu ý khi dùng đai quấn, máy kéo giãn cột sống cổ, lưng
Khi cột sống liên tục bị đau nhức do các bệnh lý xương khớp, phổ biến là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm thì việc dùng các dụng cụ kéo giãn cột sống như máy kéo cột sống cổ, lưng; đai hỗ trợ cột sống thắt lưng, nẹp cổ… mang lại một số hiệu quả nhất định trong việc giảm đau, giãn các cơ xung quanh cột sống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các thiết bị này, người bệnh cần lưu ý 2 điều quan trọng sau đây:
Đai lưng giúp hỗ trợ cột sống chứ không có tác dụng cải thiện bệnh
Dùng đai quấn xung quanh vùng thắt lưng hoặc nẹp cổ chỉ có tác dụng giảm sốc, giảm áp lực lên các đốt sống đang bị tổn thương và giữ cột sống thẳng theo trục, hạn chế tình trạng gù lưng, gập cổ trong sinh hoạt, làm việc chứ không có tác dụng cải thiện bệnh. Do vậy, người bệnh cần phối hợp với các phương pháp cải thiện khác như dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu…
Dùng đai quấn thắt lưng giúp giảm sốc lên cột sống.
Không phải ai cũng có thể dùng máy kéo giãn cột sống
Sử dụng máy tập cột sống để kéo giãn các đốt sống cổ, lưng có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng của cột sống, kiểm soát bệnh tốt hơn. Về mặt lý thuyết, kéo giãn cột sống sẽ tạo ra một áp lực lên các đốt sống qua đó làm giảm sự co rút của các khối cơ, thúc đẩy lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cột sống, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình sửa chữa các tổn thương của cột sống. Tuy nhiên, biện pháp này chống chỉ định với một số các đối tượng như:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người bị gãy xương, loãng xương, viêm cột sống dính khớp.
- Cột sống bị nhiễm trùng, có khối u, cầu xương.
- Bệnh nhân vừa phẫu thuật cột sống hoặc những người đang dùng thuốc làm loãng máu.
Các tai biến thường gặp sau khi dùng máy kéo giãn cột sống
- Cơn đau tăng nặng ở vùng kéo: Do các thành phần như cơ, dây dằng bị kéo căng độ ngột, quá mức.
- Gây choáng váng, rối loạn mạch: Dùng máy tác động vào cột sống có thể kích thích thần kinh thực vật xung quanh khu vực được kéo làm xuất hiện tình trạng choáng váng, thay đổi huyết áp.
Vì vậy, những biện pháp tập luyện này cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn.
Dùng máy kéo giãn cột sống cổ có thể làm gia tăng cơn đau đột ngột, dễ bị choáng, tăng huyết áp.
Bên cạnh những lưu ý trên, người bị đau nhức lưng, cổ do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cũng cần nhớ rằng kéo giãn cột sống nhờ máy móc hoặc đeo đai quấn quanh thắt lưng, hay dùng nẹp cổ chỉ là các biện pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng cải thiện tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là có sự tổn thương của sụn và xương dưới sụn nơi các đốt sống do quá trình lão hóa.
Do vậy, nếu áp dụng các biện pháp trên, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp khác, chẳng hạn như tập vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, các bạn cần chủ động tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn nhằm giúp phục hồi tổn thương cột sống, giảm đau nhức và hạn chế bệnh tiến triển.
Lý do tại sao cần tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn khi bị đau lưng, cổ do thoái hóa khớp được
GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) phân tích như sau:
![]() | Xương dưới sụn bị hư tổn khiến lớp sụn mất đi vùng tựa chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời, sụn thoái hóa với các vết loét và nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn. Vòng xoáy bệnh lý này khiến cho quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh và trầm trọng hơn. Do đó, việc ngăn chặn sự hủy hoại của hai thành phần này chính là giúp chặn quá trình thoái hóa khớp. Theo GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến |