Đau thắt lưng phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phần thắt lưng phải “gánh vác” phần lớn trọng lượng cơ thể, thế nên rất dễ bị đau nhức và tổn thương. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau thắt lưng phải không hoàn toàn giống nguyên nhân đau thắt lưng trái. Vậy nên, các bạn hãy cùng chúng tôi “truy tìm” thủ phạm thật sự khiến thắt lưng phải chịu đau mỏi là gì nhé

Triệu chứng đau lưng

Đau thắt lưng bên phải có thể do bệnh viêm gan hoặc sỏi thận

Cũng như đau thắt lưng bên trái, thắt lưng bên phải bị đau nhức không phải là một bệnh lý cụ thể mà có thể là biểu hiện của một vài vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như: sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm ruột thừa, thoái hóa cột sống…

Mặc dù không phải lúc nào đau thắt lưng bên phải cũng nguy hiểm, tuy nhiên ngay khi nhận thấy những biểu hiện dưới đây, bạn cần tìm đến sự trợ giúp y tế để kịp thời điều trị trong trường hợp có bệnh lý tồn tại:

  • Cơn đau trầm trọng đến mức làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

  • Cơn đau đến đột ngột và dữ dội.

  • Cơn đau dữ dội kèm theo các triệu chứng như không làm chủ được việc đại tiểu tiện, sốt, buồn nôn…

Vì tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý cao, thế nên phải nhanh chóng “truy tìm” thủ phạm gây ra cơn đau thắt lưng phải để có giải pháp chữa trị thích hợp, tránh biến chứng nặng làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh các vấn đề cơ học xảy ra ở cột sống, cơ, gân và dây chằng thì đau thắt lưng bên phải còn có thể là do nhiễm trùng, sỏi thận hoặc viêm ruột thừa… Vậy nên, phải biết đích xác thắt lưng phải bị đau do nguyên nhân nào thì mới đưa ra được phương pháp khắc phục hiệu quả nhất:

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng nói chung và đau thắt lưng phải nói riêng. Bong gân và căng cơ thường là bởi chấn thương, thay đổi chuyển động đột ngột hoặc nâng vật nặng.

Cột sống xuất hiện khối u (có thể là khối u lành tính hoặc ác tính) tạo áp lực lên cột sống và dây thần kinh chạy dọc cột sống, dẫn đến đau nhức toàn bộ thắt lưng, không riêng thắt lưng bên phải.

Tình trạng ống sống (ống sống là khoang rỗng bên trong cột sống – Nơi chứa tủy sống) bị thu hẹp gia tăng lực chèn ép lên cột sống và dây thần kinh khiến thắt lưng và chân bị đau mỏi. Nguyên nhân gây hẹp ống sống có thể là bởi thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc gai đốt sống.

Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa (tức là bị hao mòn) làm tăng ma sát giữa các đốt sống và giảm khả năng chống đỡ của cột sống. Lúc này, không chỉ thắt lưng trái, phải mà ngay cả cổ, cánh tay và chân đều phải chịu đau nhức.

Thận là cơ quan nằm ở hai bên cột sống và dưới lồng ngực, trong đó thận bên phải nằm thấp hơn bên trái. Do đó, khi thận phải bị nhiễm trùng, viêm hoặc chứa sỏi thường mang theo cơn đau chạy dọc sống lưng, bụng dưới và vùng thắt lưng.

Các bệnh lý thận ảnh hưởng đến khớp

Các bệnh lý ở thận cũng là nguyên nhân khiến thắt lưng phải bị đau

Ruột thừa là một ống nhỏ gắn với ruột già, nằm phía dưới bên phải của cơ thể. Khi ruột thừa bị viêm sẽ sưng lên gây đau một phần lớn cơ thể, bắt đầu từ rốn qua thắt lưng đến háng.

Biểu hiện đặc trưng nhất của viêm hoặc rối loạn chức năng túi mật đó là khó tiêu, đặc biệt là sau bữa ăn. Bên cạnh đó, viêm túi mật còn gây ra cảm giác đau ở bụng bên phải và thắt lưng bên phải.

Những bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan… có triệu chứng đặc trưng là đau vùng bụng và lưng bên phải kèm theo biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn và vàng da.

Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khi các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa – nằm ở cuối tủy sống bị chèn ép. Mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như rối loạn chức năng ruột, bàng quang, đau buốt, tê và ngứa ran ở phần dưới cơ thể bao gồm cả thắt lưng.

Ngoài những nguyên nhân chung kể trên, đau thắt lưng phải ở nam giới và nữ giới còn do các yếu tố riêng biệt sau:

Nữ giới bị đau thắt lưng bên phải có thể là bởi lạc nội mạc tử cung, thay đổi hormone khi mang thai, hoặc là dấu hiệu của sảy thai nếu đi kèm chuột rút và ra máu.

Ở nam giới, bệnh xoắn tinh hoàn có thể dẫn đến đau thắt lưng bên phải. Điều này xảy ra khi thừng tinh bị xoắn khiến lưu lượng máu đến tinh hoàn bị giảm hoặc mất hoàn toàn. Xoắn tinh hoàn gây đau bụng, buồn nôn, sưng bìu và đau thắt lưng bên trái hoặc bên phải (tùy vào bên tinh hoàn bị xoắn).

Không phải ai bị đau ở thắt lưng phải cũng mắc một trong những vấn đề kể trên bởi có trường hợp bị đau thắt lưng đơn thuần chỉ vì ngồi sai tư thế hoặc đứng quá lâu. Vậy chúng ta nên làm gì khi tình trạng này xảy đến với bản thân?

Vì đau thắt lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bạn cần đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm để tìm chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp biết rõ nguyên nhân (ví dụ chấn thương nhẹ) hoặc chưa thể đến được cơ sở y tế thì có thể tạm thời xử trí như sau:
  • Chườm đá trực tiếp lên thắt lưng trong khoảng 20 phút.

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm và chứa nhiều muối.

  • Cúi thấp đầu gối và giữ vật gần ngực nếu nâng vật nặng.

  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.

  • Không ngồi cong lưng khi làm việc trước máy tính.

  • Tập các bài thể dục có tác dụng thư giãn cơ bắp 30 phút mỗi ngày.

Nếu đã chú ý chăm sóc bản thân (sau khoảng 5 – 7 ngày) nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng và dữ dội hơn thì không nên chần chừ thêm nữa – hãy đến ngay cơ sở y tế (tốt nhất là bệnh viện chuyên khoa xương khớp) để được các bác sĩ hỗ trợ. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất và kiểm tra hình ảnh bao gồm chụp X-quang, MRI, CT Scan để xác định nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra chỉ định điều trị như sau:

  • Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau kê đơn.

  • Vật lý trị liệu đối với trường hợp căng cứng cơ bắp hoặc thoái hóa cột sống.

  • Phẫu thuật đối với trường hợp bị hẹp tủy sống, thoái hóa đĩa đệm…

  • Điều trị chuyên biệt đối với trường hợp bị các bệnh lý khác như sỏi thận, xơ gan…

  • Bổ sung tinh chất thiên nhiên có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ xương khớp

Với những nguyên nhân do xương khớp, việc điều trị không chỉ là giảm đau mà còn hướng đến các biện pháp tăng cường sức mạnh cho xương khớp. Và cách bảo vệ và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh dài lâu là bổ sung tinh chất chuyên biệt có tác dụng giảm viêm, phục hồi và tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn.

Hiện nay, sản phẩm JEX thế hệ mới là thành quả nghiên cứu nổi bật của các nhà khoa học Mỹ, chứa các dưỡng chất chuyên biệt giúp chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong được giới chuyên gia khuyến khích sử dụng. Với thành phần là 100% thiên nhiên, JEX thế hệ mới dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau thắt lưng phải hiệu quả.

Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ phòng ngừa đau thắt lưng và các bệnh lý về xương khớp hiệu quả

Trong quá trình chữa đau thắt lưng phải bằng giải pháp y tế, bạn vẫn phải duy trì chế độ sinh hoạt và thói quen vận động khoa học để giảm thiểu tối đa áp lực lên cột sống. Điều này giúp cho quá trình chữa trị diễn ra nhanh nhất và đạt kết quả tốt nhất.

Bảo vệ thắt lưng khỏi những tác động từ bên ngoài và nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong là cách giảm tránh nguy cơ đau thắt lưng phải hữu hiệu:

Bảo vệ thắt lưng khỏi chấn thương

  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và sự dẻo dai cho cột sống.

  • Đầu tư một chiếc ghế ngồi làm việc tạo cảm giác thoải mái cho thắt lưng.

  • Tạo cảm giác thoải mái cho thắt lưng trong mọi hoạt động thường ngày.

  •  Khi phải cúi khom lưng hoặc uốn cong quá lâu nên đứng thẳng lưng trong vài phút.

  • Giữ thẳng lưng khoảng 10 – 15 phút khi vừa ngủ dậy.

  • Uống nhiều nước, giảm bia rượu.

  • Ngủ đủ giấc để xương khớp có thời gian phục hồi.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các dưỡng chất.

  • Tránh hút thuốc và các sản phẩm chứa chất kích thích.

  • Thư giãn tinh thần bằng việc tập yoga, đi bộ, chạy…

Đứng lâu bị đau lưng

Không đứng quá lâu khi làm việc vì sẽ gây đau thắt lưng 

Nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong

Không chỉ tốt cho người đang điều trị đau thắt lưng phải, việc bổ sung dưỡng chất thiên nhiên chuyên biệt để bảo vệ xương khớp từ bên trong còn là điều cần thiết đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ bị đau thắt lưng cao như dân văn phòng, công nhân xây dựng, thợ khuân vác… nên dùng sản phẩm chứa tinh chất nuôi dưỡng xương khớp chuyên biệt như JEX thế hệ mới càng sớm càng tốt.

Đau thắt lưng bên phải là tín hiệu đáng lo ngại cảnh báo nguy cơ bệnh tật. Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau ở thắt lưng dai dẳng cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

 

18:11 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ