Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Đốt sống cổ bị lồi (phình): Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa phình đĩa đệm cột sống cổ.
Đốt sống cổ bị lồi là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên và tràn ra khỏi vị trí cố định của nó. Khi các đĩa đệm cột sống và các dây chằng liên quan còn nguyên vẹn, nhưng chỉ cần có một đĩa đệm cột sống bị lồi sẽ chèn ép lên các dây thần kinh cột sống xung quanh. Tình trạng này gây đau cổ, vai và cánh tay.
Đốt sống cổ bị lồi thực tế là do phần đĩa đệm bị phình ra, trượt khỏi vị trí ban đầu
Thông thường, bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ có các triệu chứng phổ biến như đau âm ỉ, đau nhức và nhói ở cổ hoặc bả vai. Đôi khi, cơn đau có thể lan dọc từ cánh tay đến bàn tay và ngón tay. Có thể cảm thấy ngứa ran và tê ở các đầu ngón tay. Bình thường, bệnh có nguy cơ xuất hiện ở những người trong nhóm tuổi 30-50 do chấn thương cột sống cổ.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ phồng của đĩa đệm tạo áp lực lên dây thần kinh. Các triệu chứng thường xấu đi khi hoạt động và cải thiện khi nghỉ ngơi.
Khi cơ thể ngày càng già đi, cột sống cũng bắt đầu có dấu hiệu của tuổi tác. Từ những năm đầu của tuổi trung niên, các đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu bị biến dạng và lồi đĩa đệm cổ. Những thay đổi này có thể do:
Những người có đốt sống cổ bị lồi lên được coi là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Cột sống bị lồi có thể do các đĩa đệm trở nên mỏng hơn và có độ đàn hồi kém hơn, quá trình mài mòn diễn ra từ khoảng 30 tuổi. Đến tuổi 60 trở đi, cứ 10 người thì có gần 9 người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Quá trình lão hóa của cơ thể có thể khiến một phần đĩa đệm cột sống của bạn bị rách và xẹp đi. Đây được gọi là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho đĩa đệm phình ra, chèn ép vào mô lân cận và các dây thần kinh cột sống. Các áp lực này có thể gây đau nhức, ngứa ran hoặc tê.
Do tính chất nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt không đúng, tư thế ngồi khom cúi đầu… lặp đi lặp lại hoặc nâng vác vật nặng… có thể gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn đến sự hao mòn đĩa đệm sớm.
Không chỉ gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, ngồi sai tư thế còn ảnh hưởng đến vị trí của các đốt sống lưng
Nếu trong gia đình có người thân từng bị lồi đĩa đệm, rất có thể bạn cũng có nguy cơ di truyền.
Nếu bạn bị chấn thương ở cổ, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Chấn thương làm sụn ở các khớp của đốt sống thoái hóa nhanh hơn và mô xương này cọ xát trực tiếp với mô xương khác, có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm.
Khi các đĩa đệm bị vỡ, cơ thể có thể sản xuất thêm một lượng xương để củng cố cột sống. Đây gọi là gai xương, vì chúng có thể chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, lồi đốt sống cổ còn là hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hút thuốc lá, ít vận động, thừa cân… khiến cho áp lực giữa các đốt sống ngày một tăng, đĩa đệm ngày càng mỏng và xẹp, dẫn đến lồi ra ngoài.
Phình lồi đĩa đệm đốt sống cổ có thể dẫn đến các tình trạng như liệt nửa người, liệt tứ chi, nhiễm trùng ngực tái phát và vết loét tì đè. Trong một số trường hợp, khi đốt sống cổ bị lồi có thể gây đau mạn tính và rối loạn chức năng thần kinh nghiêm trọng. Nếu lồi đĩa đệm cột sống cổ chèn ép nghiêm trọng vào tủy sống hoặc rễ thần kinh, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ được biết là dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm – một phần của thoái hóa đốt sống. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nhưng nếu bị đồng thời nhiều bệnh khớp khác, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh và gây đau đớn nhiều hơn cho người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh lồi đốt sống cổ, mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tư thế làm việc khoa học, cụ thể:
Thiết lập và duy trì thói quen ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu thừa cân, bạn nên giảm cân và duy trì cân nặng ở mức vừa phải
Vận động thường xuyên sẽ giúp đưa dưỡng chất đến cho các khớp tốt hơn, từ đó giúp cột sống vững chắc, linh hoạt. Một số môn thể thao tốt cho sức khỏe của đĩa đệm là bơi lội, yoga, đi bộ…
Tư thế bê vác vật nặng đúng: thẳng lưng, đưa vật gần sát người rồi mới bê lên.
Nếu tính chất công việc ngồi lâu, bạn nên thỉnh thoảng đứng lên xoay người.
Đối với bệnh nhân bị lồi đĩa đệm cổ và đau xương khớp nói chung, sử dụng sản phẩm chăm sóc xương khớp có thành phần thiên nhiên như JEX thế hệ mới là phù hợp giúp hỗ trợ, bảo vệ hệ thống cơ xương khớp bền vững và toàn diện. JEX thế hệ mới có đặc điểm vượt trội, ngoài các thành phần Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate thì còn có bộ đôi Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, khi bổ sung qua đường uống sẽ được hấp thu và chuyển đến vùng sản xuất tế bào sụn.
Tăng cường dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai mỗi ngày
Từ đó, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Quan trọng nhất là có thể giúp ngăn chặn sản sinh các chất gây viêm giúp bảo vệ đĩa đệm đàn hồi và xương khớp chắc khỏe từ bên trong.
Các phương thức kiểm tra cho tình trạng đốt sống cổ bị lồi là MRI, X-quang và các nghiên cứu về điện cơ đồ và dẫn truyền thần kinh (EMG/NCS). Điện cơ đồ không thường xuyên được sử dụng.
X-quang: Ứng dụng bức xạ để làm “lộ ra” một bộ phận của cơ thể thông qua tấm phim. Qua đó, cho thấy cấu trúc của đốt sống và đĩa đệm giữa các khớp. Ngoài ra, chụp X-quang cột sống cũng được thực hiện để tìm kiếm các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây đau, tức là các khối u, nhiễm trùng, gãy xương. Lưu ý, thoát vị đĩa đệm không thể nhìn thấy trên phim chụp X-quang, nên cần thêm các xét nghiệm khác.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là xét nghiệm chẩn đoán tạo ra hình ảnh 3D từ cấu trúc cơ thể bằng cách sử dụng nam châm có lực hút mạnh và công nghệ máy tính; có thể cho thấy tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh cổ có phình đĩa đệm hay có các gai xương hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT scan): Hình ảnh chẩn đoán được tạo ra sau khi máy tính đọc tia X đi qua cổ; có thể cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống và các cấu trúc xung quanh nó.
Chụp tủy đồ: Phương pháp này liên quan đến việc tiêm thuốc vào đốt sống cổ của bệnh nhân bằng cách sử dụng hướng dẫn tia X để chụp CT. Kỹ thuật này có thể tiết lộ sự thu hẹp của ống sống (hẹp ống sống) và vị trí đĩa đệm thoát vị của bạn.
Điện cơ đồ (EMG): Thủ thuật này được thực hiện bằng cách đặt các kim nhỏ vào các cơ khác nhau, sau đó đánh giá chức năng của các dây thần kinh. EMG giúp xác định ảnh hưởng đến dây thần kinh nào của đĩa đệm thoát vị.
Khi bệnh ở thể nhẹ, khi tiến hành điều trị với phác đồ có thuốc, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm một số bài tập vật lý trị liệu và một số biện pháp y tế khác, cụ thể:
Thuốc không kê đơn (OTC): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau vùng đĩa đệm bị lồi.
Thuốc opioid: Nếu cơn đau dữ dội và thuốc không kê đơn không làm giảm cảm giác khó chịu, bác sĩ có thể kê toa thuốc opioid. Tuy nhiên, liều lượng và mức độ ra sao cần có sự chỉ định và kiểm soát của bác sĩ.
Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có thể giúp thư giãn các vùng bị đau, đặc biệt là vùng cổ. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên chúng cũng có thể gây mệt mỏi và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Thuốc giảm đau dây thần kinh: Nếu các triệu chứng đau nhức vẫn tồn tại theo thời gian, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống co giật (sử dụng cho chứng đau dây thần kinh), chẳng hạn như gabapentin. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ.
Các bài tập cho đĩa đệm ở cổ có xu hướng kéo giãn nhẹ nhàng kết hợp với các bài tập tăng cường cơ bắp.
Kéo căng cổ có thể giúp giảm đau và giảm áp lực tại khu vực cổ.
Thực hành các bài tập tăng cường cơ cổ là một phương pháp lâu dài hơn để giảm bớt áp lực lên cổ. Các bài tập này cũng có thể giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cải thiện cơn đau do lồi đốt sống cổ bằng cách cải thiện tư thế khi đi bộ và nâng đồ vật nặng. Cách phòng tránh này sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương tại đốt sống cổ và các bộ phận khác xảy ra trong tương lai.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêm để giúp giảm các triệu chứng của phình đĩa đệm đốt sống cổ. Các thủ tục tiêm được bác sĩ sử dụng là tiêm ngoài màng cứng và tiêm thần kinh tủy sống.
Hầu hết trường hợp phình đĩa đệm sẽ được cải thiện khi điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị có thể đề nghị phẫu thuật nếu bệnh nhân có các triệu chứng như: yếu cơ, cơn đau dai dẳng theo thời gian, giảm khả năng và phạm vi chuyển động vùng cổ…
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Bác sĩ có thể cắt bỏ phần đĩa đệm bị lồi ra ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ xung quanh cổ.
Nucleotomy: Là một phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô xung quanh một đĩa đệm thoát vị. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt nhân của đĩa thông qua hút hoặc cắt bỏ bằng laser.
Cắt đốt sống: Ngoài việc cắt bỏ đĩa đệm, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một phần cột sống để “dọn dẹp” không gian cho các dây thần kinh.
Hợp nhất cột sống: Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật có thể nối hai hoặc nhiều đốt sống lại với nhau. Mục đích là để loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm bị “hỏng”, sử dụng đĩa đệm còn nguyên để tiếp tục thực hiện chức năng của cổ.
Thay thế đĩa đệm: Thủ thuật sẽ thay thế các đĩa đệm bị lồi bằng việc cấy ghép nhân tạo.
Đau thoát vị đĩa đệm nên chườm nóng hay chườm đá sẽ tốt hơn? Câu trả lời là có thể dùng nhiệt độ nóng và nước đá để điều trị các triệu chứng đau do co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Theo nguyên tắc chung, sử dụng đá lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau chấn thương này và sau đó sử dụng bất kỳ cách nào cảm thấy tốt hơn sau đó, bao gồm chườm nóng. Một số trường hợp nên luân phiên sử dụng nhiệt/đá hoặc đá/nhiệt.
Hơn 90% người gặp phải tình trạng lồi đốt sống cổ, cơn đau thoát vị đĩa đệm sẽ tự thuyên giảm hoặc chỉ cần chăm sóc y tế đơn giản. Bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng một tháng. Nếu không, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Một số người cần các biện pháp y tế chuyên sâu hơn chẳng hạn như tiêm hoặc phẫu thuật cột sống để chữa khỏi.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể tự hết. Để giảm đau nhanh hơn, bạn có thể áp dụng:
Nghỉ ngơi nhiều hơn nếu cơn đau dữ dội, nhưng cần tránh nằm lâu trên giường để ngăn chặn tình trạng cứng khớp.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn với liều lượng cho phép như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng bị ảnh hưởng.
Kết hợp sản phẩm chăm sóc khớp từ thiên nhiên có khả năng giảm viêm, hỗ trợ giảm đau an toàn như JEX thế hệ mới.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ