Thuốc điều trị đau lưng - Dùng thế nào để hiệu quả nhất?

Khi bị đau lưng, phản ứng đầu tiên của chúng ta là chạy ra nhà thuốc mua vài liều giảm đau hoặc các loại thuốc không kê toa như paracetamol, aspirin, acetaminophen, ibuprofen. Nếu cơn đau chưa giảm thì tăng thêm liều, uống một hay hai lần trong ngày chưa đủ, uống nhiều lần trong ngày.


Tuy nhiên, việc tùy tiện dùng thuốc chữa đau lưng như thế này gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, suy gan, thận. Hơn nữa, những loại thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị đau lưng tận gốc.

Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc giảm đau lưng

Cứ đau lưng là uống thuốc giảm đau đã trở thành thói quen của nhiều người. Thậm chí, không ít người còn cho rằng nếu uống một viên thuốc chưa đủ giảm đau thì tiếp tục uống thêm một viên nữa với hy vọng giảm đau tốt hơn, uống một hay hai lần trong ngày cơn đau chưa giảm thì uống nhiều lần trong ngày.

Điều này không đúng, vì tác dụng của các loại thuốc trị đau lưng thuộc nhóm NSAID như aspirin, acetaminophen, ibuprofen, paracetamol không tiếp tục tăng lên khi chúng ta tăng liều hay tăng số lần sử dụng, ngược lại dùng quá ngưỡng cho phép gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc giảm đau kê đơn

Tùy tiện sử dụng các loại thuốc trị đau lưng có thể gây viêm loét dạ dày, suy gan, thận.

Cụ thể, Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cảnh báo: Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn vốn đã thoái hóa.

Chưa kể, một số sản phẩm gắn mác Đông y nhưng có thể chứa cả thuốc Tây y như corticosteroid, dexamethasone… Và nếu tùy tiện sử dụng những loại thuốc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, thưa loãng xương nặng (mục xương)…

Các tác dụng phụ nguy hiểm này xảy ra ở cả người già lẫn người trẻ, nhưng ở người già thì mức độ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách dùng thuốc trị đau lưng giúp giảm tác dụng phụ

Với người già và kể cả người trẻ, khi sử dụng các loại thuốc điều trị đau lưng, thắt lưng ở trên cần phải hết sức lưu ý những vấn đề sau để giảm bớt những nguy cơ.

  • Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, nếu có thể, bạn hãy để cơn đau tự qua đi và chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết. Theo Hiệp hội các bác sỹ Mỹ (ACP), người bị đau lưng nên thử áp dụng các liệu pháp tự nhiên (như massage, tập yoga, bơi lội…) trong vài tuần. Chỉ khi khi những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn thì mới nghĩ đến việc dùng thuốc.
  • Khi dùng thuốc trị đau lưng nhức mỏi tuyệt đối không tự ý tăng liều hay tăng số lần sử dụng, chỉ nên dùng trong 2-3 ngày. Sau đó, nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn cần đi khám chuyên khoa xương khớp vì đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm cột sống dính khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.
  • Thuốc uống trị đau lưng nên được dùng sau khi ăn và không dùng sau khi uống trà, cafe, bia rượu, sữa, nước hoa quả vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Để cải thiện tình trạng đau lưng mà không phải lo lắng về tác dụng phụ đối với sức khỏe, bạn nên dùng các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt là những sản phẩm vừa có tác dụng hỗ trợ giảm đau, vừa hỗ trợ tăng cường khả năng tái tạo sụn, gia tăng mật độ khoáng chất của xương dưới sụn để từ đó  giúp tăng độ chắc khỏe, dẻo dai của xương khớp, kể cả cột sống.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

 




Bài viết khác

Khắc phục chứng đau lưng mỗi sáng ngủ dậy

Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm giảm đau lưng hiệu quả

Cùng hóa đốt sống L5 - Giảm đau tận gốc tránh biến chứng

Đau thắt lưng là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị

Xẹp đĩa đệm cột sống cải thiện như thế nào ?



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN