Tất tần tật về chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp

Khớp gối là khớp lớn nhất và cử động linh hoạt nhất trên cơ thể người, nên chấn thương đầu gối, khớp gối xảy ra là chuyện khó tránh khỏi. Điều chúng ta cần quan tâm là biết được những tổn thương này đến từ đâu để tìm cách phòng tránh phù hợp, bảo vệ đầu gối an toàn nhất có thể.


 

Chấn thương đầu gối do chơi thể thao

Chấn thương đầu gối có thể xảy ra trong lúc chơi thể thao hoặc tập thể dục

Tổng hợp tất cả chấn thương đầu gối, khớp gối thường gặp nhất

Đầu gối là nhìn thì nhỏ bé nhưng lại là khớp lớn và đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng là nâng đỡ cơ thể theo từng bước đi và điều hướng chuyển động của đôi chân. Chính vì phạm vi hoạt động lớn và tần suất cử động liên tục, việc khớp gối bị “dính” chấn thương là chuyện “cơm bữa”. Danh sách các chấn thương đầu gối thường gặp nhất dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được một cách cụ thể những mối đe dọa mà khớp gối phải đối mặt hàng ngày.

Bong gân

Ở đầu gối có các dây chằng giúp khớp ổn định khi chuyển động là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo sau và dây chằng chéo bên. Khi gặp tác động mạnh, các dây chằng bị giãn hoặc rách sẽ dẫn đến tình trạng bong gân. Và bong gân khớp gối được  phân chia theo 3 cấp độ theo mức độ tổn thương của dây chằng:

  • Cấp độ 1: Dây chằng bị căng và đau nhưng không bị rách, khớp vẫn cử động được.

  • Cấp độ 2: Dây chằng bị giãn hoặc rách một phần, khớp có dấu hiệu lỏng lẻo.

  • Cấp độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp trở nên bất ổn và khó hoạt động.

Trật khớp gối 

Đây là chấn thương hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến toàn bộ cấu trúc của khớp gối, thậm chí cả mạch máu và dây thần kinh. Trật khớp gối là khi xương bánh chè và xương đùi bị lệch sang một bên của đầu gối. 

Trật khớp gây đau đớn dữ dội, làm biến dạng khớp khiến chức năng vận động gần như bị “tê liệt”. Do đó, khi gặp chấn thương này, cần phải xử lý càng sớm càng tốt để bảo toàn khớp.

Căng cơ

Căng cơ là khi gân hoặc các bó cơ xung quanh đầu gối bị kéo căng bởi áp lực quá lớn. Sự căng thẳng này không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn làm rối loạn chức năng vận động của khớp gối. 

Viêm bao hoạt dịch

Các túi chứa dịch nhầy gọi là bao hoạt dịch ở đầu gối bị kích thích hoặc nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm. Bao hoạt dịch đóng vai trò như những tấm đệm lót giúp giảm ma sát giữa các mô trong khớp bao gồm cơ, gân, dây chằng…

Khi bao hoạt dịch bị viêm, các bộ phận này sẽ bị cọ xát vào nhau gây đau nhức và khó di chuyển khớp gối. Nếu không điều trị dứt điểm, viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Gãy xương

Nguy cơ gãy xương có thể xảy đến với mọi chiếc xương trong cấu trúc khớp gối gồm xương đùi, xương chày, xương mác và xương bánh chè khi đầu gối chịu lực tác động lớn hoặc đột ngột. Trong đó, xương bánh chè là vị trí dễ bị chấn thương này nhất bởi nằm ở mặt trước của khớp gối.

Gãy xương là chấn thương thể thao thường gặp

Gãy xương bánh chè là chấn thương đầu gối thường gặp nhất

Rách sụn chêm

Sụn chêm nằm giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Nhờ đặc tính dai và độ đàn hồi cao, sụn chêm giúp giảm ma sát hiệu quả cho hai chiếc xương quan trọng này, đảm bảo khớp gối luôn vững chắc và hoạt động trơn tru.

Nhưng chính vì giữ nhiệm vụ nâng đỡ và giảm xóc nên sụn chêm thường bị rách. Chấn thương này có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ nhỏ làm cho việc đi lại trở nên khó khăn. 

Dù bạn đứng hay ngồi, đi hay chạy… đều có sự tham gia của khớp gối. Với tần số hoạt động liên tục, đầu gối là vị trí khớp chịu nhiều chấn thương là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân gây chấn thương khớp gối

Những chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, viêm bao hoạt dịch, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm chủ đến đến từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Tác động ngoại lực mạnh

Hầu hết các chấn thương này đều là hậu quả của việc khớp gối phải chịu ngoại lực lớn khi chúng ta chơi thể thao, làm việc hoặc tai nạn. Lực tác động mạnh và bất ngờ khiến nhiều bộ phận trong khớp gối bị tổn hại, gây ra nhiều loại chấn thương ở đầu gối.

  • Bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, nhiễm trùng khớp… không trực tiếp gây ra những chấn thương ở đầu gối, nhưng có thể là hậu quả (biến chứng) hoặc làm tăng nguy cơ tổn thương ở khớp gối. Khi đó, những bệnh lý này âm thầm phá hủy sụn, xương dưới sụn - hai thành phần chính cấu tạo nên khớp, khiến khớp suy yếu và dễ bị chấn thương hơn khi bị lực tác động.

Bên cạnh hai nguyên nhân chính yếu là lực tác động mạnh và bệnh lý xương khớp, khớp gối bị chấn thương còn bởi một số yếu tố như:

  • Thừa cân béo phì

  • Tuổi tác và giới tính (người cao tuổi và phụ nữ có nguy cơ chấn thương khớp gối cao hơn).

  • Tập luyện quá sức

  • Sai tư thế vận động

Biết được chấn thương khớp gối “từ đâu đến” sẽ giúp việc phòng ngừa cũng như điều trị phục hồi đầu gối dễ dàng và hiệu quả hơn. Và vì chấn thương đầu gối không “buông tha” bất kỳ ai, thế nên việc trang bị kiến thức ngăn chặn bong gân, trật khớp, gãy xương, căng cơ, rách sụn chêm đầu gối là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.

Phòng ngừa chấn thương khớp gối như thế nào?

Chú trọng chăm sóc sụn, xương dưới sụn chắc khỏe và hạn chế tác động của ngoại lực là cách giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương khớp gối. Để làm được điều này, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn chắc khỏe

Cùng với khẩu phần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày, bổ sung thêm dưỡng chất chuyên biệt có tác dụng kích thích sản sinh chất nền cho khớp là Collagen type 2 và Aggrecan sẽ giúp phục hồi và tái tạo sụn, xương dưới sụn tốt hơn; tăng cường chất lượng dịch khớp, kích thích tái tạo tế bào xương mới. Khi hai thành phần chính cấu tạo nên khớp là sụn và xương dưới sụn chắc khỏe, cấu trúc khớp gối sẽ ổn định, từ đó hoạt động trơn tru và khả năng chịu lực tác động cao hơn.

Sản phẩm Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới - Nguồn dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp đến từ Mỹ.

TS. Tăng Hà Nam Anh nhận xét: “Công thức mới đột phá từ Eggshell Membrane , Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate tạo ra cơ chế tác động kép trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh - ức chế quá trình viêm đồng thời kích thích sản sinh chất căn bản cho sụn khớp. cơ chế tác động trên đã tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện là giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp. 

Có cơ chế khoa học và tác động toàn diện là tái tạo đi đôi với bảo vệ, việc chăm sóc sức khỏe sụn khớp sẽ giống như xây lâu đài trên một nền móng vững chắc và có tường thành kiên cố.

Vì vậy, dùng sản phẩm JEX thế hệ mới không chỉ hỗ trợ phòng tránh chấn thương khớp gối, mà còn kiểm soát hiệu quả tình trạng thoái hóa xương khớp. Các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ càng hơn về JEX thế hệ mới để nắm được công dụng cụ thể của tinh chất này đối với sức khỏe xương khớp nhé!

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Tránh tác động ngoại lực lên khớp gối

Khi tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao hay kể cả lúc làm việc, các bạn phải chú ý đến sự an toàn của khớp gối thông qua các hành động thiết thực như:

  • Mang giày chuyên biệt khi chơi thể thao. 

  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng và không tập luyện quá sức.

  • Không chơi thể thao khi mặt sân trơn trượt hoặc gồ ghề.

  • Mang băng đầu gối khi tham gia các môn thể thao.

  • Thực hiện các động tác giãn cơ trước khi tập luyện hoặc chơi thể thao.

  • Tuân thủ luật an toàn khi tham gia giao thông. 

  • Thường xuyên kiểm tra không gian sống, nhất là phòng tắm để tránh trượt ngã.

Riêng đối với những người mắc bệnh lý xương khớp, cần thăm khám định kỳ và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để ngăn chặn tổn thương sâu. Bởi nếu bệnh diễn tiến nặng, vừa khiến đầu gối dễ bị chấn thương vừa có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề làm suy giảm chức năng vận động.

Liệu trình điều trị chung cho các chấn thương đầu gối

Mỗi dạng chấn thương sẽ có hướng xử lý riêng. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra để xác định phương pháp điều trị cụ thể:

  • Đối với trường hợp căng cơ do hoạt động quá mức chỉ cần nghỉ ngơi và chườm lạnh.

  • Đối với trường hợp viêm bao hoạt dịch, bên cạnh nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc giảm đau chống viêm.

  • Đối với trường hợp bong gân, trật khớp và gãy xương, ngoài nghỉ ngơi và uống thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành băng nẹp để cố định khớp và phần xương bị gãy.

Nẹp cố dịnh khớp gối

Băng nẹp cố định khớp khi gặp chấn thương đầu gối nặng.

Lưu ý: Trường hợp chấn thương nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh xương và khớp gối. Khi đầu gối phục hồi, bạn sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để tìm lại cảm giác và chức năng cử động của khớp gối.

Chấn thương khớp gối có thể bất ngờ “tìm đến” bạn mọi lúc mọi nơi, thế nên hãy luôn chủ động bảo vệ và chăm sóc đầu gối trong mọi tình huống. Và nếu không may gặp chấn thương, đừng chủ quan mà nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe cho khớp gối các bạn nhé!




Bài viết khác

Dấu hiệu phân biệt bong gân, trật khớp và gãy xương không thể nhầm lẫn

Giãn dây chằng đầu gối: Những vấn đề có thể bạn chưa biết?

Biến chứng xương khớp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm bao gân cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trật khớp háng (hông): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN