Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Loãng xương ở người cao tuổi – Phòng ngừa và cải thiện như thế nào
Loãng xương ở người cao tuổi chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Để phòng tránh nguy cơ gãy xương do loãng xương, đảm bảo chất lượng cuộc sống, chuyên gia khuyến nghị, người lớn tuổi nên đo mật độ khoáng xương 2 lần mỗi năm.
Loãng xương khiến người cao tuổi phải đối mặt với rủi ro gãy xương mỗi ngày
Sau bệnh lý tim mạch, loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ sau khi mãn kinh. Mặc dù, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi (kể cả trẻ em), nhưng tỷ lệ loãng xương ở người cao tuổi cao hơn do khối lượng xương suy giảm theo tuổi tác (tức quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể).
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương và mất khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Nhiều trường hợp đã tử vong sau khi bị gãy xương chỉ một thời gian ngắn.
Người già dễ bị loãng xương do tác động của tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn dễ bị loãng xương do những nguyên nhân sau:
Một số căn bệnh mạn tính như viêm gan, gout hay suy thận… khiến nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi gia tăng, đặc biệt là đối tượng phải thường xuyên dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm chứa corticoid.
Hoạt động thể chất của người lớn tuổi bị hạn chế vừa giảm độ linh hoạt của khớp vừa giảm hấp thu dinh dưỡng của xương. Đây cũng là yếu tố khiến cho việc tạo xương mới sụt giảm, làm mất cân bằng mật độ xương.
Không thể tham gia nhiều các hoạt động thể chất là yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi
Nhu cầu ăn uống thấp (do sức nhai kém, khẩu vị giảm…), chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất giảm sút khiến nhiều người cao tuổi bị thiếu hụt dưỡng chất. Khi dinh dưỡng “nghèo nàn”, năng lượng giải phóng ra không đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, trong đó phải kể đến hoạt động tái tạo và làm mới mô xương.
Estrogen (ở nữ) và testosterone (ở nam) là hai hormone quan trọng, không chỉ giúp đời sống tình dục thăng hoa mà còn chính là điều kiện cần thiết để duy trì độ chắc khỏe của xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương và thoái hóa xương. Thế nhưng, càng lớn tuổi, hai hormone này càng sụt giảm (nhất là phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh bị thiếu hụt Estrogen trầm trọng). Do đó, đây cũng là 1 trong những lý do làm tăng nguy cơ loãng xương ở người già.
Bạn gần như không nhận ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra trên cơ thể ở giai đoạn đầu của bệnh (trừ trường hợp tiến hành tầm soát loãng xương sớm). Chỉ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây mới xuất hiện rõ ràng:
Đau nhức xương dài và khớp lớn như: khớp háng, khớp gối, cột sống, xương đùi, xương cẳng chân…
Vấp, ngã nhẹ có thể làm gãy xương.
Hay bị chuột rút, ớn lạnh và ra nhiều mồ hôi.
Một số người sẽ bị cong vẹo cột sống hoặc gù lưng. Nguy hiểm hơn, đau nhức xương khớp (nhất là vào ban đêm) do loãng xương khiến người cao tuổi không thể ngủ ngon, cơ thể mệt mỏi và sức khỏe đi xuống.
Phương pháp chẩn đoán loãng xương người già nói riêng và loãng xương nói chung đang được áp dụng hiện nay là đo mật độ xương. Kết quả đo mật độ khoáng xương sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ loãng xương của từng người.
Đo mật độ khoáng xương định kỳ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng xương chính xác, từ đó phát hiện sớm bệnh loãng xương người gia
Ngoài ra, người cao tuổi sẽ được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng là chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Những xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định cụ thể tình trạng xương khi bị loãng xương và các yếu tố dẫn đến loãng xương.
Nguyên nhân gây loãng xương người già là dinh dưỡng và vận động có thể thay đổi được, nhưng nguyên nhân đến từ cơ chế lão hóa tự nhiên, chúng ta hoàn toàn không thể thay đổi được. Chính vì lẽ đó, cách phòng ngừa hay nói đúng hơn là cách giảm nguy cơ loãng xương cho người lớn tuổi hiệu quả nhất là tác động tích cực lên các yếu tố có thể thay đổi được, để duy trì và tăng cường độ vững chắc của bộ xương:
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có được nguồn năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động nội sinh, bao gồm hoạt động tạo xương mới. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bị loãng xương nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, protein, kẽm…
Lưu ý: Một bệnh lý phổ biến khác ở người có tuổi là thoái hóa khớp với nguyên nhân và tình trạng hao mòn sụn khớp. Khả năng chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất của người lớn tuổi suy yếu đi rất nhiều.
Vậy nên, để đảm bảo đủ dưỡng chất cho xương khớp, ngoài nguồn dinh dưỡng nhận được từ chế độ ăn uống, người già bị loãng xương, thoái hóa khớp cần bổ sung thêm tinh chất chuyên biệt tốt cho xương khớp.
JEX thế hệ mới với bộ hợp chất quý từ thiên nhiên bao gồm: Collagen Peptide, Chondroitin Sulfate, White Willow Bark, Eggshell Membrane, Turmeric Root… cùng nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho xương khớp được tinh chiết hiện đại nên dễ hấp thu vào cơ thể, tác động từ sâu bên trong, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, tăng sản sinh chất nền cho xương khớp, đồng thời giảm sản sinh các chất gây viêm, giúp giảm viêm, giảm đau khớp hiệu quả.
Đặc biệt, tinh chất Collagen Peptide trong JEX thế hệ mới còn hỗ trợ kích thích các tế bào tăng sản sinh xương, tăng mật độ khoáng xương, nhờ đó góp phần phòng ngừa loãng xương và tăng sức bền cho xương.
Những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, chơi tennis, tập dưỡng sinh… không chỉ giúp tăng sức đề kháng, điều hòa tim mạch mà còn cải thiện độ dẻo dai của xương và ổn định mật độ khoáng xương.
Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học càng sớm, hiệu quả phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi càng cao. Cùng với đó, chủ động tầm soát loãng xương bằng cách đo mật độ khoáng xương định kỳ (6 tháng/ 1 lần) cũng sẽ giúp kiểm soát tốt hơn nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Việc tầm soát loãng xương cho người lớn tuổi luôn được khuyến khích, dù xương khớp hoàn toàn bình thường. Bạn nên đưa bố mẹ, ông bà đến trung tâm dinh dưỡng – y học vận động uy tín để tầm soát và chẩn đoán loãng xương chính xác.
Đương nhiên, chữa bệnh loãng xương cho người già không thể thiếu các loại thuốc điều trị chuyên biệt như thuốc giảm đau, thuốc điều trị loãng xương (Bisphosphonates) và thuốc tăng tạo xương. Bác sĩ có thể sử dụng hormone thay thế cho hormone estrogen và testosterone thiếu hụt hoặc tiêm kháng thể để phòng tránh gãy xương.
Trên hành trình chữa trị bệnh loãng xương (ở mọi độ tuổi), thuốc phải luôn đi song hành với dinh dưỡng và vận động. Và người bệnh cần chú ý đến vấn đề an toàn của cơ thể nhiều hơn, bởi vì chỉ cần trượt chân nhẹ cũng có thể làm xương bị rạn, thậm chí gãy rời.
Chủ đề loãng xương ở người cao tuổi trên các trang thông tin thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc với rất nhiều câu hỏi được đưa ra bàn luận, chẳng hạn như:
Bệnh loãng xương hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh bằng thuốc, kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.
Tích cực tập luyện thể chất giúp người cao tuổi duy trì độ vững chắc xương khớp, hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả
Tuy không phải là mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh, nhưng điều đáng lo ngại nhất là khi bị loãng xương, người lớn tuổi rất dễ bị gãy xương. Và gãy xương do loãng xương ở người lớn tuổi sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn người trẻ, trong khi nguy cơ tái gãy xương có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, việc nằm lâu sau gãy xương có thể dẫn đến các biến chứng gây tử vong (viêm phổi, viêm đường tiểu…)
Chủ động xây dựng lối sống khoa học và thay đổi nhận thức về lợi ích của việc tầm soát bệnh tật là hai mục tiêu cốt lõi trong biện pháp phòng ngừa loãng xương hiện nay (đối với cả người già và trẻ nhỏ). Lời khuyên cho mọi gia đình đó là hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm y học vận động đo mật độ khoáng xương định kỳ để có hướng chăm sóc xương khớp thích hợp, giảm thiểu tối đa nguy cơ loãng xương.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ