Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh lý khác - Trật khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Trật khớp vai là chấn thương do trượt ngã, tai nạn giao xe cộ hoặc chơi thể thao… khiến chỏm xương cánh tay bị bong ra khỏi ổ chảo xương bả tay, dẫn đến cảm giác đau nhức toàn bộ vùng vai và làm suy yếu cánh tay. Nếu không điều trị đúng phác đồ y khoa, tình trạng này có thể lặp đi lặp lại khi chúng ta cử động.
Trật khớp vai là chấn thương thường gây đau nhức và biến dạng vai
Là vị trí di động linh hoạt và thường xuyên phải thay đổi cử động theo nhiều hướng khác nhau nên khớp vai rất dễ bị trật. Tình trạng này xảy ra khi khớp vai chịu tác động bởi một lực mạnh, khiến chỏm xương cánh tay bong ra khỏi ổ chảo xương bả vai.
Vai có thể bị trật về phía trước, trật về phía sau hoặc hướng xuống dưới. Người đã từng bị trật khớp vai sẽ có nguy cơ bị lặp lại một lần hoặc nhiều lần về sau.
Khớp vai bị trật là do chịu tác động bởi một ngoại lực tương đối mạnh. Những nguyên nhân phổ biến gây trật khớp vai đó là:
Va chạm, thay đổi cử động đột ngột hoặc trượt ngã khi chơi thể thao.
Tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
Ngã từ trên cao xuống hoặc vấp ngã.
Cơn co thắt cơ do phát bệnh động kinh và bị điện giật.
Điều trị trật khớp vai sớm sẽ giúp phục hồi lại hoàn toàn cấu trúc và chức năng khớp vai chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, hãy xem khớp vai của bạn có đang bị trật hay không dựa vào những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:
Đau nhức ở bắp tay và vai, thường tăng nặng hơn khi cử động.
Sưng tấy và bầm tím ở phần mềm quanh vai.
Tê và yếu cánh tay.
Ngứa ran vùng gần khớp vai, đặc biệt là cổ và cánh tay, bàn tay, ngón tay.
Vai bị chấn thương, bị lệch hoặc biến dạng so với vai còn lại.
Không có khả năng di chuyển khớp
Nhóm cơ ở vai bị co thắt, giảm khả năng di chuyển khớp.
Trật khớp vai có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng nam giới thường xuyên tham gia thể thao và người lớn tuổi dễ vấp ngã là những đối tượng có nguy cơ trật khớp vai cao hơn.
Các triệu chứng của trật khớp vai có thể giống với một số vấn đề xương khớp khác. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Để chẩn đoán xem có phải trật khớp vai hay không, chỉ cần kiểm tra tình trạng chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả vai là có thể kết luận chính xác. Trong đó, chụp X-quang chính là phương pháp tối ưu nhất giúp bác sĩ nhanh chóng có được hình ảnh toàn diện bên trong khớp vai.
Hình ảnh X-quang vừa giúp xác nhận tình trạng trật khớp, vừa cho thấy những tổn thương khác mà khớp vai đang gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp giúp khôi phục cấu trúc cũng như chức năng khớp vai hoàn hảo nhất.
Quá trình điều trị trật khớp vai cần kết hợp nhiều kỹ thuật y tế khác nhau và được tiến hành tuần tự như sau:
Bước đầu tiên trên hành trình chữa trật khớp vai là nắn chỉnh xương. Bác sĩ sẽ thực hiện một số động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng để giúp xương vai trở về đúng vị trí ban đầu.
Trước khi nắn xương, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê để giảm cảm giác đau. Khi xương vai được đưa về quỹ đạo vốn có, khớp vai sẽ giảm sưng và giảm đau rõ rệt.
Không phải tất cả trường hợp trật khớp đều cần phẫu thuật. Chỉ khi trật khớp gây tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
Sau khi nắn xương (hoặc phẫu thuật), bác sĩ có thể nẹp cố định vai để khớp vai nhanh chóng ổn định. Thời gian đeo nẹp tùy thuộc vào tình trạng trật khớp của mỗi người.
Nẹp cố định tránh tác động từ bên ngoài giúp khớp vai nhanh ổn định
Trong thời gian chờ xương khớp liền vào với nhau và ổn định trở lại, một đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ là cần thiết để giữ cơ thể được thoải mái và khớp vai không bị căng cứng.
Tháo nẹp vai chưa phải là kết thúc quá trình chữa trật khớp vai. Người bị trật khớp sẽ bắt đầu chương trình phục hồi chức năng được thiết kế riêng theo từng tình trạng bệnh. Mục đích của phục hồi chức năng là tăng cường sức mạnh và sự ổn định cho khớp vai, giúp ngăn chặn nguy cơ trật khớp tái lại nhiều lần.
Khi khớp vai bị trật, các hoạt động như cầm nắm, ném, giữ thăng bằng… bị hạn chế, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Đáng nói hơn, nếu chữa trị chậm trễ hoặc không dứt điểm, trật khớp vai có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm như:
Rách cơ, dây chằng và gân bao quanh khớp vai.
Tổn thương dây thần kinh và mạch máu trong hoặc xung quanh khớp vai.
Vai không ổn định khiến trật khớp vai lặp lại nhiều lần.
Người bị trật khớp nhiều lần có thể phải đối mặt với nguy cơ mất cảm giác ở vùng cơ delta (cơ vùng bả vai) và hạn chế phạm vi cử động, thậm chí liệt dây thần kinh cánh tay. Đây là trường hiếm nhưng không thể không cảnh giác khi bị trật khớp vai.
Trật khớp vai không phải là một chấn thương quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể khiến sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị tổn thương nặng, dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp vai, viêm khớp vai, làm suy giảm khả năng hoạt động của khớp.
Xem thêm:
Thông thường, khớp vai sẽ cần khoảng 12 đến 16 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, người bị trật khớp vai có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động sau 2 tuần bắt đầu điều trị, chỉ cần tránh các công việc nặng và không tham gia bất kì môn thể thao nào. Trường hợp trật khớp vai kèm với gãy tay, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Khi bị trật khớp vai, bạn nên tìm đến những bệnh viện chuyên về xương khớp để chữa trị theo phác đồ chuẩn y khoa. Không nên áp dụng các biện pháp dân gian điều trị tại nhà khiến khớp vai tổn thương nghiêm trọng hơn.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ