Châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh đau lưng có khỏi dứt điểm?

Châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh đau lưng có giải quyết dứt điểm tình trạng này không hay chỉ tạm thời “dẹp” sự khó chịu sang một bên? Hiệu quả thật sự của các liệu pháp điều trị đau lưng cổ truyền là gì, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa hết các thắc mắc này.

Kỹ thuật bấm huyệt chữa đau lưng

Bấm huyệt là kỹ thuật cổ truyền được nhiều người áp dụng để giảm đau lưng và giải tỏa căng cơ

Bấm huyệt chữa bệnh đau lưng và châm cứu trị đau lưng là những kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền được du nhập từ Trung Quốc. Cả 2 phương pháp đều cho hiệu quả cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng.

Liệu pháp bấm huyệt được thực hiện hoàn toàn dựa vào sự khéo léo và lực của đôi tay. Bác sĩ đông y sẽ dùng ngón tay hoặc khuỷu tay ấn vào các điểm cụ thể trên cơ thể gọi là điểm huyệt nhằm kích hoạt hệ thống thần kinh giải phóng ra chất giảm đau, giúp thư giãn cơ bắp và sống lưng.

Châm cứu được sử dụng phổ biến trong việc khắc phục các cơn đau và giảm căng thẳng. Chuyên gia châm cứu sẽ dùng những chiếc kim mỏng châm trực tiếp vào những điểm huyệt quan trọng để khơi thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và đào thải độc tố giúp tái cân bằng năng lượng, đảm bảo hoạt động của các cơ quan, nội tạng trong cơ thể.

Bấm huyệt hay châm cứu đau lưng đều không xâm lấn vào xương khớp. Các liệu pháp này có thể được áp dụng như một phương pháp thay thế hoặc hỗ trợ cho giải pháp chữa bệnh Tây y.

Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Theo y học cổ truyền, cơ thể của chúng ta có hơn 2.000 điểm huyệt được kết nối với nhau bằng các đường kinh mạch, tạo ra luồng năng lượng liên tục và cân đối. Khi một điểm huyệt nào đó bị ứ tắc sẽ khiến bạn có cảm giác đau mỏi, trong đó đau lưng là một trong những trường hợp phổ biến nhất.

Việc kích thích những điểm huyệt bị ứ tắc này bằng cách bấm huyệt hoặc châm cứu sẽ cải thiện dòng chảy năng lượng và điều chỉnh sự mất cân bằng khí huyết. Nhờ đó, cơn đau sẽ được xoa dịu và sức khỏe toàn thân được nâng cao đáng kể.

Bấm huyệt đả thông kinh mạch

Bấm huyệt đả thông điểm mạch bị ứ tắc, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu và giảm đau, giảm viêm cho cơ thể

Hơn nữa, kích thích tạo ra từ thủ thuật châm cứu hoặc bấm huyệt tác động đến hệ thần kinh trung ương, giải phóng các chất như adenosine, cytokine chống viêm và nitric oxide. Những chất này có thể làm tăng tuần hoàn, giảm viêm và giảm đau, giúp cơ thể dễ chịu và cảm nhận cơn đau ở mức độ nhẹ nhàng hơn.

Y học hiện đại cũng không phủ nhận tính hiệu quả của phương pháp châm cứu, bấm huyệt chữa bệnh đau lưng, thế nhưng nói những kỹ thuật cổ truyền này giúp chữa khỏi bệnh đau lưng là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Đến nay, các liệu pháp châm cứu và bấm huyệt  vẫn chỉ được công nhận là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý nói chung và chứng đau lưng nói riêng.

Thông thường, bấm huyệt và châm cứu phải được thực hiện liên tục trong thời gian dài mới thấy được kết quả. Ngay cả khi bạn nhận thấy chứng đau lưng thuyên giảm rõ rệt ngay sau buổi trị liệu đầu tiên cũng không tránh được nguy cơ cơn đau sẽ quay trở lại.

Hầu hết mọi người đều phải xoa bóp bấm huyệt chữa đau lưng hay châm cứu hàng tuần cho đến khi cơn đau không còn lặp lại liên tục và mức độ đau của lần sau giảm hơn hẳn so với lần trước. Lúc này, bác sĩ đông y sẽ lên lịch điều trị cách xa nhau, có thể vài tuần hoặc vài tháng.

Cơn đau chỉ thuyên giảm mà không dứt điểm sau những lần trị liệu bằng kỹ thuật cổ truyền là bởi châm cứu, bấm huyệt chỉ khắc phục triệu chứng tức làm dịu cơn đau tạm thời. Để chặn đứng cơn đau lưng, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân khiến lưng đau nhức là gì.

Nếu vùng dọc sống lưng đau âm ỉ và dai dẳng nhiều tuần (kèm theo hiện tượng tê bì và căng cứng chân hoặc tay), rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề xương khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc đau thần kinh tọa. Những bệnh lý này xảy ra là do sụn và xương dưới sụn bị hư tổn, thế nên điều chúng ta cần là một phác đồ điều trị chuẩn y khoa, kết hợp chế độ chăm sóc xương khớp hợp lý.

Chefp ép đĩa đệm gây đau lưng

Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức và tê mỏi lưng

Châm cứu và bấm huyệt chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp quá trình chữa đau lưng do bệnh xương khớp diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy, thay vì kỳ vọng hết đau lưng nhờ cách chữa đông y, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguồn gốc gây đau lưng, từ đó đưa ra kế hoạch chữa trị tối ưu nhất.

Mặc dù không dùng thuốc và không dao kéo, nhưng châm cứu hay bấm huyệt trị đau lưng chỉ an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo bài bản và có chứng nhận về các kỹ thuật này. Nếu bạn chủ quan, tìm đến những cơ sở đông y vô danh (chưa được cấp phép), tiếp nhận châm cứu từ những người không đủ điều kiện hoặc chứng chỉ hành nghề, nguy cơ viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, khi có ý định chữa đau lưng bằng bấm huyệt hay châm cứu, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

1. Trao đổi kỹ càng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe

Nếu bạn đang mang thai, một số thủ thuật châm cứu có thể kích thích quá trình chuyển dạ, dẫn đến rủi ro sinh non. Vậy nên, chị em cần phải nói chuyện với bác sĩ châm cứu cẩn thận về việc mang thai, tùy vào thể trạng của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên châm cứu trị đau lưng không.

Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị nào, nhất là thuốc rối loạn đông máu, bạn nên chia sẻ với bác sĩ trị liệu. Bởi trong quá trình châm cứu, bạn có thể bị chảy máu (trường hợp này không hay gặp).

2. Sát khuẩn sạch sẽ sau mỗi lần châm cứu

Trước khi châm cứu đau vùng thắt lưng hay bất kì vị trí nào dọc sống lưng, kim châm đều đã được vô trùng. Tuy nhiên, sau khi rút kim, bạn phải đảm bảo giữ sạch các “lỗ thủng” để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

3. Không nên tự ý châm cứu, bấm huyệt tại nhà

“Liều” châm cứu, xoa bóp bấm huyệt tại nhà theo hướng dẫn của những người được đồn thổi là có kinh nghiệm trong lĩnh vực này (không có bằng cấp chính quy) có thể dẫn bạn đến những hậu quả khôn lường. Theo chuyên gia, châm kim sai huyệt, ảnh hưởng đến dây thần kinh có thể gây teo cơ, bại liệt….

4. Tăng cường chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp

Như đã phân tích, tình trạng đau lưng kéo dài là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp mạn tính, điển hình là thoái hóa cột sống và viêm khớp. Đặc trưng của bệnh lý này là sự hao mòn sụn, xương dưới sụn và suy giảm chất lượng dịch khớp dưới tác động của quá trình viêm.

Chính vì thế, song song với phác đồ điều trị y khoa cùng sự hỗ trợ của liệu pháp châm cứu, bấm huyệt (nếu cần thiết), để chữa đau lưng đạt kết quả tối đa, bạn nên bổ sung sản phẩm có thể kiểm soát được quá trình viêm tại khớp như JEX thế hệ mới. Đây là sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, dựa trên công nghệ sinh học phân tử hiện đại của Mỹ.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Nguồn dưỡng chất phong phú trong JEX thế hệ mới gồm Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… giúp hỗ trợ ngăn chặn các yếu tố gây viêm (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma). Từ đó, hỗ trợ giảm quá trình viêm tại các khớp, giảm đau lưng và các tổn thương cột sống hiệu quả.

Bên cạnh đó, những dưỡng chất này cũng chính là nguồn nguyên liệu thiết yếu kích thích mô liên kết tại sụn khớp gia tăng tổng hợp chất nền (collagen và aggrecan), thúc đẩy tái tạo sụn, xương dưới sụn và cải thiện chất lượng dịch khớp, đảm bảo cấu trúc và chức năng vận động cho xương khớp. Khi xương khớp, nhất là cột sống chắc khỏe và hoạt động trơn tru sẽ hỗ trợ làm chậm tiến trình thoái hóa cột sống, nhờ đó giảm đau lưng từ gốc.

5. Tập thể dục thường xuyên

Việc giữ thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn. Lưu ý: Bạn không nên tập quá sức (tùy thể trạng mỗi người, thường thời gian tập tối thiểu là 30 phút/ ngày), hoặc dùng dụng cụ tập luyện quá nặng (tham khảo huấn luyện viên trước khi chọn bài tập và dụng cụ tập).

Đặc biệt, sau khi châm cứu hay bấm huyệt chữa bệnh đau lưng, nếu nhận thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc choáng váng, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ đông y trực tiếp điều trị. Tốt hơn hết, nhận thấy xương khớp đau nhức bất thường, bạn nên đến chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân rõ ràng, để có cách chữa trị đúng đắn.

18:14 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ