Cùng hóa đốt sống L5 - Giảm đau tận gốc tránh biến chứng

Cùng hóa đốt sống là một dị tật bẩm sinh, thế nên người mắc phải khiếm khuyết cột sống này sẽ phải chấp nhận "sống chung" với cùng hóa đốt sống suốt đời. Vậy có giải pháp nào cải thiện hoặc kiểm soát nếu cơn đau cùng hóa đốt sống xảy ra hay không?

Cùng hóa đốt sống là gì?

Cùng hoá đốt sống là hiện tượng dính liền đốt sống thắt lưng thứ năm (L5) với xương cùng, thường là do dị tật bẩm sinh. Bệnh không gây đau lưng, trừ khi có sự xuất hiện của thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, co cứng cơ cạnh cột sống hoặc một số các bệnh viêm mạn tính, u thì bệnh mới gây đau dữ dội.
 
Hình ảnh cùng hóa đốt sống l5
 
Trong các nguyên nhân trên, thoái hóa cột sống là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng ở những người mắc chứng cùng hóa đốt sống L5. 
 
Theo nghiên cứu của một trường Đại học tại Việt Nam, cứ 10 người trên 40 tuổi  đang sinh sống ở TPHCM thì có đến 6 người bị thoái hóa cột sống. 
 
Thoái hóa là quá trình tự nhiên khiến cột sống thay đổi cấu trúc và đau nhức. Trường hợp thoái hóa nặng hình thành nên các gai nhọn. Các gai nhọn chà sát vào phần mềm chung quanh gây đau âm ỉ hoặc dữ dội theo từng đợt, đặc biệt là ở vùng bị cùng hóa. 
 
Một bệnh nhân bị cùng hóa đốt sống L5 ở Hà Nội đã mô tả cơn đau của mình giống như bị rút xương, lúc thì thấy như có hàng ngàn con dòi bò nhung nhúc trong xương, lúc lại thấy như đau ở thịt, lúc đau bên trái, lúc lại đau bên phải… Một cử động nhỏ thôi cũng thấy đau. Nhất là những lúc thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên hay ngồi xuống…

Cách giảm đau do cùng hóa đốt sống từ gốc, hiệu quả

Để vượt qua các cơn đau như trời giáng do cùng hóa đốt sống, nhiều người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn. Tuy nhiên, Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khi chia sẻ về vấn đề dùng thuốc giảm đau chống viêm trong điều trị các bệnh xương khớp đã nhấn mạnh rằng:
 
Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn vốn đã thoái hóa. Chưa kể, một số sản phẩm gắn mác Đông y nhưng có thể chứa cả thuốc Tây y như corticosteroid, dexamethasone…, nếu tùy tiện sử dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, thưa loãng xương nặng (mục xương)…
 
Quan trọng hơn, việc điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ ngăn ngừa tình trạng viêm, đau. Điều trị cơ bản hướng đến mục tiêu xa hơn là cải thiện chất lượng sụn khớp và xương dưới sụn giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp mới là xu hướng cần được khuyến khích vì tính hiệu quả và an toàn cao.
 
Và xu hướng đó là chú ý đến việc nuôi dưỡng, sụn khớp và xương dưới sụn (các đốt sống) để giảm đau an toàn. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong các trường mãn tính, bẩm sinh như cùng hóa đốt sống L5 nhờ chú trọng đến việc tái tạo lại sụn khớp và xương dưới sụn.
 

 

Sản phẩm Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới giúp tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn được các chuyên gia khớp công nhận.

 

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Với khả năng làm giảm viêm, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, JEX thế hệ mới giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp. Từ đó, ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện cơn đau từ gốc, giúp bạn vận động linh hoạt, tự chủ cuộc sống.

 

Hình ảnh Cùng hóa đốt sống L5 - Giảm đau tận gốc tránh biến chứng

Khi đối mặt với những cơn đau lưng nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc giảm đau nhanh, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

 

Một số yếu tố giúp giảm đau khác

a. Chú ý tới yếu tố thần kinh

Các cơn đau được gây ra  do cùng hóa đốt sống L5 thường không ổn định và phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thần kinh. Khi cơ thể cảm thấy hưng phấn, vui vẻ hay được thay đổi môi trường sống thì cơn đau cũng sẽ giảm đi nhiều. Thậm chí có lúc hết đau. Nhưng nếu khi tinh thần không ổn định, mệt mỏi… thì cơn đau có thể phát triển tới mức không thể chịu đựng nổi.
 
Vui vẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh khớp
 
Tinh thần vui vẻ, phấn chấn giúp người bệnh ít cảm thấy đau hơn.

b. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Nên ngủ đủ giấc (7- 8 tiếng/ ngày) làm những việc nhẹ nhàng, không nên làm việc nặng nhọc phải cử động nhiều. Đồng thời giữ cho tinh thần luôn lạc quan, yêu đời và nếu có điều kiện thì thỉnh thoảng nên đến những nơi có môi trường trong lành, thoải mái để nghỉ ngơi, điều này sẽ góp phần giúp cơn đau lưng do cùng hóa đốt sống được cải thiện đáng kể.

c. Các bài tập côt sống

Nhiều người bệnh mô tả bệnh cùng hóa đốt sống L5 khiến họ cảm thấy cột sống co cứng lại như một thanh sắt chắn giữa lưng. Cơn đau khiến cột sống dần mất đi độ đàn hồi, linh hoạt vốn có. Nếu càng ít tập luyện, vận động, tình trạng trên sẽ càng diễn tiến nặng hơn.
 
Bơi lội giảm nguy cơ mắc bệnh cột sống
 
Bơi lội rất tốt cho các bệnh về cột sống.
 
Trong trường hợp này, các bài tập sẽ giúp cột sống và các cơ xung quanh đốt sống bị cùng hóa giãn nở linh hoạt, phòng tránh teo cơ. Chỉ vài động tác, tập luyện trong vài phút khiến cột sống đỡ đau và cử động dễ dàng hơn. Nếu có điều kiện, người bệnh nên tham gia luyện tập thể thao, bơi lội, yoga, đi bộ… để tăng sức bền cho cột sống và vùng cơ bắp xung quanh.
Hoàng Hải

 




Bài viết khác

Đau thắt lưng là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị

Xẹp đĩa đệm cột sống cải thiện như thế nào ?

Đau lưng sau sinh: Cách giảm đau tại nhà hiệu quả

10 bệnh viện khám chữa đau lưng tốt nhất tại Hà Nội và TP HCM

Gai cột sống cổ có nguy hiểm không, có cải thiện được không ?



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN