Trang chủ - Bệnh xương khớp - Bệnh cột sống - Gù lưng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa
Gù lưng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Tình trạng này ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy lưng gù có điều trị được không và nên lựa chọn cơ sở y tế nào để chữa trị? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.
Gù lưng hay gù cột sống (tên tiếng Anh: Kyphosis) là tình trạng cột sống bị cong hơn 45 độ và hướng về phía trước. Lưng gù ảnh hưởng đến cấu trúc xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ vận động và khiến người bệnh bị tự ti. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng sẽ dễ lại nhiều biến chứng như cong vẹo cột sống vĩnh viễn, đau nhức mãn tính và tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.
Gù lưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
Trong quá trình phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, các đốt sống bị dị tật, thiếu hoặc dính đốt sống lại với nhau cũng dẫn đến tình trạng gù lưng. Thông thường, các bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bệnh từ sớm để tránh diễn tiến nặng hơn khi lớn lên, hạn chế ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim và thận.
Tư thế hoạt động không đúng làm tăng khả năng khiến lưng bị gù, đặc biệt là ở trẻ em. Đi không thẳng lưng, ngồi học hoặc làm việc cúi người về phía trước, khuân vác đồ nặng trên vai… trong khoảng thời gian dài, khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng về phía trước, tăng độ cong của cột sống dẫn đến tình trạng gù lưng nặng.
Trẻ em rất dễ bị gù lưng do ngồi cong lưng hoặc mang vác cặp quá nặng
Đĩa đệm nằm chèn giữa các đốt sống lưng, có tác dụng giảm xóc và chịu lực của cột sống. Theo thời gian và tuổi tác, chức năng của đĩa đệm bị suy giảm gây biến dạng như: khô, co hoặc phồng đĩa đệm, có thể dẫn đến bị gù lưng.
Gãy nén đốt sống (hay còn gọi là gãy xẹp đốt sống) là tình trạng đốt sống bị nén gãy sụp xuống do tai nạn hoặc chấn thương, thường xảy ra ở những người bị xương yếu, dẫn đến cong vẹo cột sống, gù lưng. Tình trạng này không xuất hiện dấu hiệu quá rõ ràng ở mức độ nhẹ, chỉ khi cột sống bị tổn thương quá nặng mới gây đau và biến dạng.
Gãy xẹp đốt sống không làm xuất hiện dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi bệnh trở nặng mới gây đau và khiến lưng bị gù
Bệnh Scheuermann hay còn gọi là viêm sụn cột sống là một hội chứng rối loạn sụn thường gặp ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là bé trai. Trong quá trình phát triển, ba hoặc nhiều đốt sống liên tiếp bị dính lại với nhau, tạo thành hình tam giác làm cột sống cong lên quá mức khiến bệnh gù lưng xảy ra.
Loãng xương là bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, mãn kinh và tiền mãn kinh và những người sử dụng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài. Khi mật độ xương giảm dần khiến hệ vận động bị suy yếu, tình trạng gù lưng xuất hiện kèm theo những vấn đề về xương khớp khác.
Khi các tế bào mô phát triển bất thường ở màng cứng bao bọc ngoài tủy sống hoặc bên trong tủy sống sẽ làm biến dạng cột sống: cong vẹo cột sống, lưng gù… Tuỳ thuộc vào khối u lành tính hay ác tính, sẽ để lại nhiều biến chứng và có cách điều trị khác nhau.
Khối u trên cột sống nếu không cắt bỏ kịp thời sẽ khiến lưng bị gù rõ ràng hơn
Loạn dưỡng cơ hay còn được hiểu là khi các cơ không được bổ sung đầy đủ chất thiết yếu, gây nên tình trạng cơ yếu, nhỏ và không đảm bảo được các chức năng cơ hoạt động bình thường. Trạng thái này khiến các cơ nâng đỡ xung quanh phần cột sống bị yếu đi, từ đó gây nên tình trạng gù lưng.
Đối với những người bị gù lưng ở mức độ nhẹ thường cảm thấy đau lưng và cứng khớp. Theo thời gian, khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện một số biểu hiện sau:
Gù lưng là bệnh lý có thể diễn ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Trong quá trình trưởng thành, nếu trẻ em thường xuyên hoạt động sai tư thế như cúi đầu khi ngồi học, mang balo quá nặng… làm tăng khả năng cao mắc bệnh gù lưng và ngày càng nghiêm trọng hơn khi lớn lên. Ngoài ra, phụ nữ có khả năng mắc bệnh về xương cao hơn nam giới như mật độ xương thấp, loãng xương, hoặc do di truyền sẽ dẫn đến tình trạng gù lưng xuất hiện sớm hơn.
Không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ, gù lưng còn khiến người bệnh gặp phải nhiều bất tiện trong cuộc sống. Gù lưng ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh gù lưng khiến cho cấu trúc xương của cột sống bị biến dạng. Các đốt sống bị sai lệch có thể chèn ép và tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh như tim và phổi, khiến bệnh nhân có biểu hiện thở khó, thở gấp.
Khi lưng bị gù làm cho các hoạt động cơ bản thường ngày gặp bất tiện, đặc biệt là khi đứng lên hoặc ngả lưng xuống giường, lái xe…Song song đó, các sụn xương, đốt sống lưng và cổ phải chịu tổn thương nghiêm trọng sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hoá xương và tăng nguy cơ gây viêm xương khớp.
Gù lưng khiến bệnh nhân khó khăn trong đi lại và các hoạt động thường ngày
Dáng ngồi của những người bị gù lưng thường cong về phía trước và gập bụng lại. Tư thế này khiến không gian hệ tiêu hoá bị thu hẹp, dẫn đến các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, làm cho người bệnh hay bị khó tiêu, đau thắt bao tử, ợ nóng, trào ngược axit…
Người bị bệnh gù lưng sẽ có phần đầu và vai hơi nhô về phía trước, cột sống lưng bị lồi ra và nhô lên. Tư thế hoạt động và dáng đi bất thường do gù lưng gây ra khiến người bệnh mặc cảm, tự ti về ngoại hình, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
Phần lớn nguyên nhân gây bệnh gù lưng bắt nguồn từ việc hệ thống xương khớp không được khoẻ mạnh, thiếu dưỡng chất,…. Do đó, chúng ta cần bổ sung các hoạt chất thiết yếu giúp xương khớp chắc khỏe từ bên trong để phòng ngừa dấu hiệu gù lưng.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ, Collagen Type 2 không biến tính và Collagen Peptide thuỷ phân cùng với các tinh chất quý từ thiên nhiên như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới, giúp bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn và xương từ sâu bên trong, giúp kết cấu xương chắc khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa gù lưng. Bên cạnh đó, JEX thế hệ mới còn giúp hỗ trợ phòng ngừa các tác nhân gây viêm và kích thích tế bào sụn sản sinh ra nhiều chất nền cần thiết cho hệ vận động. Từ đó, bảo vệ và tái tạo lại hệ thống xương khớp hiệu quả mà không gây tác dụng phụ lên dạ dày.
Bổ sung 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa, điều trị và hỗ trợ giảm đau gây ra bởi bệnh gù lưng hiệu quả
Người bệnh nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện các triệu chứng của bệnh gù lưng, tránh cho bệnh trở nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, các dấu hiệu thường không rõ ràng và bệnh nhân cũng không cảm nhận được sự thay đổi. Chỉ khi gù lưng nặng diễn ra thì cột sống sẽ có dấu hiệu đau nhức và khó đứng thẳng, lúc này bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa kịp thời để có phác đồ điều trị sớm.
Với nền y học hiện đại ngày nay, không khó để thực hiện chẩn đoán về tình trạng và mức độ nghiêm trọng của người bị gù lưng. Trong đó, chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng bằng hình ảnh được giới chuyên môn đánh giá cao trong việc xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Thông qua biểu hiện của bệnh như: biên độ cong của cột sống, mức độ đau nhức, tiền sử bệnh lý bằng các hình thức: sờ, gõ, nghe, nhìn… các chuyên gia có thể đưa ra đánh giá sơ bộ dấu hiệu và mức độ bệnh ban đầu. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để có được kết quả chính xác hơn.
Thăm khám lâm sàng là phương pháp chẩn đoán đầu tiên được thực hiện trong quy trình chẩn đoán bệnh gù lưng. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM)
Xét nghiệm cận lâm sàng thể hiện rõ nét nguyên nhân và tình trạng bệnh qua hình ảnh, các bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau.
Bệnh gù lưng có thể chữa được bằng nhiều liệu pháp khác nhau, phù hợp với tình trạng sức khoẻ từng người. Đa số các triệu chứng của gù lưng đều có thể chữa khỏi được bằng thuốc, vật lý trị liệu… Tuy nhiên, có một số trường hợp không đáp ứng thuốc hoặc tình trạng bệnh đã quá nghiêm trọng (khi cột sống đã cong hơn 75 độ), bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để đem lại hiệu quả cho người bệnh.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân sao cho đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị bệnh gù lưng bằng thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của độ cong cột sống và giảm các cơn đau nhức do bệnh lý này gây ra. Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Naproxen Natri, Acetaminophen hay Aspirin sẽ được chỉ định sử dụng tùy theo tình trạng và mức độ đau nhức của bệnh. Ngoài ra, các chuyên gia có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương để ngăn ngừa nguy cơ gãy xương và làm tăng mức độ nghiêm trọng của lưng gù.
Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) là phương pháp sử dụng lực tay để nắn chỉnh lại các đốt sống bị lệch trở về vị trí ban đầu. Phương pháp này phù hợp với những người bị gù lưng ở mức độ nhẹ. Thông qua tác động lực trực tiếp của tay sẽ giải phóng áp lực đè nặng lên rễ thần kinh, đồng thời kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cột sống. Từ đó, bệnh sẽ dần có chuyển biến tốt hơn và các cơn đau nhức cũng sẽ được loại bỏ tận gốc.
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa gù lưng an toàn
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện thêm một số bài tập trị liệu nhằm tăng cường khả năng phục hồi, cải thiện sự linh hoạt và hỗ trợ giảm đau nhức cột sống. Tuy nhiên, người bệnh cần được các chuyên gia hỗ trợ để thực hiện đúng động tác, tránh tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Khi phát hiện bất thường ở cột sống từ sớm ở trẻ em và trẻ vị thành niên, sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như nẹp lưng, đai chống gù lưng… giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý này. Phương pháp này thường được áp dụng cho những người đang còn trong quá trình phát triển hệ vận động, ngăn ngừa tình trạng gù lưng trở nặng.
Đối với trẻ em, sử dụng nẹp lưng giúp dễ uốn cột sống trở về đúng vị trí ban đầu
Phẫu thuật là phương pháp trị liệu cuối cùng được các chuyên gia đề xuất khi người bệnh đã quá đau, không đáp ứng thuốc hoặc không tìm được phác đồ điều trị nào phù hợp hơn. Phẫu thuật chữa gù lưng sẽ hợp nhất các đốt sống bị lệch thành một khối xương vững chắc (hàn cột sống) hoặc loại bỏ các nguyên nhân tác động như khối u, nhiễm trùng để cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nhiễm trùng, tổn thương rễ thần kinh gây ngứa ran, tê và thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ gây liệt tứ chi… Do đó, bệnh nhân nên tìm hiểu và cân nhắc, lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phẫu thuật, hạn chế những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
Đa số các bài tập hỗ trợ cải thiện gù lưng, giảm đau nhức được các chuyên gia khuyến cáo luyện tập đều rất dễ thực hiện và không cần phải có quá nhiều dụng cụ hỗ trợ. Người bệnh có thể tham khảo những bài tập sau:
Bài tập này tác động vào cơ lưng, cơ vai và cơ cổ giúp người bệnh có thể giãn cơ, tăng cường lưu thông khí huyết và giúp cải thiện tật gù lưng. Cách thực hiện bài tập như sau:
Tư thế con mèo khiến cơ lưng và vai được thư giãn, từ đó giúp cải thiện gù lưng
Vươn tay về phía trước giúp tăng cường sức khỏe cho cơ ngực và cơ lưng, giúp các đốt sống được phát triển bình thường.
Bài viết liên quan:
=>> Còng lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách phòng ngừa
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là nơi hội tụ nhiều bác sĩ ngoại khoa, các chuyên gia hàng đầu về xương khớp. Song song đó, BVĐK Tâm Anh còn trang bị cơ sở y tế hiện đại và không ngừng cập nhật các phương pháp điều trị tốt nhất trên thế giới giúp quá trình chữa trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh gù lưng được hiệu quả hơn.
Với cơ sở vật chất khang trang cùng với trang thiết bị hiện đại và kỹ năng chuyên môn cao, BVĐK Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh gù lưng
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình tại BVĐK Tâm Anh là cơ sở y tế hàng đầu trong việc chẩn đoán và điều trị gù lưng, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến… Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao, BVĐK Tâm Anh còn có cơ sở vật chất khang trang và dịch vụ tận tâm giúp người bệnh có thể an tâm trong quá trình thăm khám và điều trị.
Gù lưng là bệnh lý không khó để chữa trị. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Do đó, mỗi khi có dấu hiệu gì bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Song song đó, chủ động bổ sung dưỡng chất tốt cho xương khớp để giúp ngăn ngừa bệnh gù lưng trở nặng hơn đối với người bệnh.
Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ