Lao cột sống (Bệnh Pott): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Lao cột sống là bệnh khá ít gặp do vi trùng lao xâm nhập vào các đốt sống và gây bênh. Khi bị bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh lao cột sống có các triệu chứng cụ thể gì và đâu là cách điều trị để đạt hiệu quả?

Bệnh lao cột sống

Lao cột sống là một trong những bệnh lao ngoài phổi, là tình trạng viêm đốt sống – đĩa đệm do vi trùng lao xâm nhập vào cột sống và gây bệnh. Bệnh nhân thường sốt nhẹ về chiều, và vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém kèm theo đau cột sống âm ỉ và đau tăng về đêm. Nếu để lâu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây xẹp cột sống, liệt vận động.

Bệnh lao cột sống

Bệnh lao cột sống gây nên những tổn thương lên đốt sống và đĩa đệm

Vi trùng lao là loại vi khuẩn thích khí, do đó chúng thường trú ngụ và phát triển ở những nơi có nhiều oxy. Đó là lý do vì sao chúng xâm nhập vào thân đốt sống – nơi có nhiều mạch máu và giàu oxy (chiếm tỉ lệ khoảng 95%). Một số rất ít trường hợp vi khuẩn lao gây tổn thương ở cung sau đốt sống (chiếm tỉ lệ dưới 5%). Bệnh này xuất hiện ở đa số ở người lớn, nhiều nhất là từ 21 – 50 tuổi.

Vị trí đốt sống dễ bị vi trùng lao tấn công:

  • Đốt sống vùng ngực và thắt lưng: Chiếm đa số, khoảng 96%. Trong đó, nhiều nhất là cột sống ngực với tỉ lệ gần 80%.

  • Đốt sống cổ: Là đốt sống có tỷ lệ nhiễm lao thấp hơn, khoảng 4%

Nguyên nhân bị lao cột sống là  do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến trú ngụ tại các đốt sống của xương sống và gây bệnh gây ra tình trạng viêm đĩa đệm, đốt sống.

Do tình trạng các vi trùng lao phá hủy âm thầm các đốt sống nên triệu chứng bệnh xuất hiện cũng khá âm thầm và tương đối chậm.

Sốt và mệt mỏi

Các triệu chứng này xuất hiện sớm hơn, có thể kể đến như sốt nhẹ về chiều, lười hoặc chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

Đau nhức vùng cột sống

Thời gian đầu, cơn đau âm ỉ và có chiều hướng tăng dần về chiều và đêm. Cơn đau thường xuất hiện ở khu vực đốt sống ngực nhiều hơn. Sau đó, đau càng dữ dội hơn và lan xuống cột sống thắt lưng.

Teo cơ vùng chi dưới

Chân teo nhỏ lại cũng là một triệu chứng của bệnh lao cột sống, đặc biệt là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chân. Đi kèm với đó là các biểu hiện liệt vận động hai chân, do tủy sống bị chèn ép, dấu hiệu này thường xuất hiện muộn hơn.

Lao cột sống có nguy hiểm không

Lao cột sống có nguy cơ gây teo cơ nếu không được chữa trị kịp thời

Dị tật cột sống

Nếu tiến hành các biện pháp kỹ thuật chụp chiếu thì có thể nhận thấy cột sống của bệnh nhân bị biến dạng, cụ thể như bị cong, vẹo.

Dấu hiệu thần kinh

Khi vi trùng lao tấn công chúng có thể làm xẹp đĩa đệm gây nên tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép, do vậy các triệu chứng về thân kinh có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị lao cột sống như chân tay, đặc biệt là chân bị co giật, nặng hơn có thể dẫn đến liệt vận động 2 chân hoặc cả tứ chi.

Tiếp xúc với người bị bệnh lao

Đây là yếu tố nguy cơ khá rõ ràng, vì khi tiếp xúc với người bị bệnh lao thì cơ thể chúng ta có nguy cơ mắc bệnh và từ đó dẫn tới việc vi trùng lao dễ dàng xâm nhập đến các đốt sống và gây bệnh.

Dinh dưỡng kém

Dinh dưỡng kém cũng được xếp vào nhóm nguy cơ gây bệnh lao cột sống vì tình trạng suy dinh dưỡng khiến cơ thể con người trở nên suy yếu và dễ “đầu hàng” trước sự tấn công của vi trùng lao.

Sống ở những nơi quá đông đúc

Những nơi quá đông đúc, và đặc biệt kèm theo tình trạng vệ sinh không được đảm bảo là điều kiện để vi trùng lao phát triển và tăng khả năng lây nhiễm.

Điều kiện y tế kém phát triển

Ở các nước nghèo và những vùng dân cư có mức sống thấp, nơi mà dinh dưỡng kém và tình trạng y tế chậm phát triển thì tỉ lệ mắc bệnh lao cao hơn hẳn. Và khi đã bị mắc bệnh nhưng do không được chữa trị hoặc chữa trị không dứt điểm khiến cho bệnh lao càng phát triển và đây chính là điều kiện làm gia tăng tỉ lệ bệnh lao cột sống.

Những người bị nhiễm HIV và các bệnh làm suy giảm khả năng miễn dịch

Với những người mắc các bệnh nền khiến cho hệ miễn dịch của họ yếu đi thì sẽ dễ bị vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể hơn những người có sức khỏe bình thường.

Lao cột sống xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn lao vào hệ thống xương khớp trong cơ thể. Bởi vậy, lao cột sống có thể lây lan do vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào cột sống, phá hủy xương khớp ở khu vực mà chúng trú ngụ. Như vậy, lao cột sống hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người sang người khác, tuy nhiên, theo các chuyên gia thì lao cột sống có khả năng lây nhiễm ít hơn nhiều so với lao phổi.

Lao cột sống có thể lây qua đường hô hấp, vết thương hở hoặc niêm mạc và cũng có thể truyền từ mẹ sang con.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm thì lao cột sống có thể gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sinh hoạt của người bệnh. Một số biến chứng thông thường là chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy. Tình trạng chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục, làm cho đại tiểu tiện không tự chủ. Nếu chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi rất nguy hiểm.

Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh lao

Hạn chế tiếp xúc với những người bệnh lao sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh lao, là nguyên nhân dẫn đến lao cột sống. Khi đến một số nơi có bệnh nhân lao như trung tâm y tế, bệnh viện thì bạn nên mang khẩu trang và rửa tay sát khuẩn kỹ càng. Tránh kì thị người bị lao vì bạn cũng có thể bị lây từ những người bị lao chưa phát hiện!

Điều trị bệnh lao dứt điểm

Đối với những ai không may mắc bệnh lao phổi thì cần được chữa trị hiệu quả và dứt điểm ở các bệnh viện uy tín, tránh trường hợp để tình trạng bệnh âm ỉ không khỏi, dẫn đến vi trùng lao qua đường máu và bạch huyết di chuyển và xâm nhập vào các đốt sống.

Giữ gìn sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch

Vì bệnh lao nói chung và lao cột sống nói riêng là bệnh lây nhiễm, cho nên việc giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh là cách phòng bệnh rất hữu hiệu để chống lại các vi trùng lao, nếu chẳng may chúng ta tiếp xúc với nguồn lây trong cộng đồng. Ăn uống đủ thịt, cá, trứng, không thức khuya, hạn chế làm ca khuya…là những biện pháp tốt.

Phòng ngừa lao cột sống

Một cơ thể khỏe mạnh là điều kiện để chống lại các vi khuẩn gây bệnh

Chụp X-quang

Chụp X-quang sẽ cho thấy sự giảm chiều cao của đĩa đệm trong giai đoạn đầu của bệnh vì bệnh lao cột sống thường bắt đầu với tình trạng tổn thương ở đĩa đệm. Chụp X quang cũng sẽ cho thấy xẹp đốt sống và biến dạng cột sống trong những trường hợp nặng hơn.

Chẩn đoán lao cột sống

Các kỹ thuật chụp chiếu giúp chẩn đoán bệnh lao cột sống

Chụp MRI

Chụp MRI thường được thực hiện sớm trong những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lao cột sống. Nó sẽ cho thấy tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đĩa đệm và các thân đốt sống lân cận như thế nào. Sự phá hủy thân đốt sống, số lượng chèn ép tủy sống, sự hiện diện của nhiễm trùng ở các mức độ khác nhau, kể cả nhiễm trùng bên trong tủy sống cũng sẽ được hiển thị rõ ràng trên MRI. Kỹ thuật MRI cũng được thực hiện để đánh giá phản ứng của bệnh nhân đối với quá trình điều trị.

Mặc dù chụp MRI có rất nhiều ưu điểm nói trên, nhưng kỹ thuật này vẫn không thể xác định được những nhiễm trùng đó là do vi trùng lao hay do các vi trùng khác.

Sinh thiết và tìm vi khuẩn

Sinh thiết, soi và nuôi cấy sẽ là xác nhận cuối cùng Cụ thể, sinh thiết giúp nhận biết các tổn thương ở cột sống có phải là do vi trùng lao gây ra hay không. Điều này có ích khi khong tìm thấy vi khuẩn.

Chụp CT

Chụp CT được thực hiện để đánh giá chi tiết giải phẫu xương và được thực hiện khi không thể chụp MRI. Chụp CT cũng được sử dụng để đánh giá khả năng lành xương ở bệnh nhân sau phẫu thuật.

Các phương pháp khác

Chụp X-quang phổi và xét nghiệm đờm được thực hiện để loại trừ nhiễm trùng phổi. Một số xét nghiệm máu (ví dụ như ESR) có thể được thực hiện để đánh giá mức độ nghiêm trọng và sự tiến triển của tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh lao cột sống hoàn toàn có thể chữa khỏi với điều kiện người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì bệnh do vi trùng lao gây ra cho nên phác đồ điều trị lao cột sống gồm 2 phần, gồm chữa bệnh lao và chữa những tổn thương liên quan đến cột sống.

Điều trị bằng thuốc

Với thuốc chống lao thì được dùng theo phác đồ tương tự với chữa trị bệnh lao phổi, có thể uống hoặc tiêm, nhưng kéo dài hơn. Do vi khuẩn lao đáp ứng chậm với thuốc kháng lao nên bệnh nhân cần phải kiên trì. Thông thường quá trình điều trị mất khoảng từ 12 đến 24 tháng, tùy vào từng trường hợp. Song song với đó, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để hạn chế cứng khớp.

Về bảo vệ cột sống thì bệnh nhân cần tránh mang vác nặng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau, cân nhắc sử dụng nẹp để cố định trong trường hợp bị gù cột sống.

Phẫu thuật

Cần phải phẫu thuật khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Các dấu hiệu của chèn ép tủy sống nghiêm trọng (mất cảm giác và yếu ở tay/ chân, mất kiểm soát bàng quang, ruột, khó khăn khi cầm nắm, mất thăng bằng và co cứng ở chân).

  • Kết quả chụp X-quang/ MRI cho thấy sự phá hủy xương nghiêm trọng có thể gây mất ổn định cột sống, biến dạng và chèn ép tủy sống.

  • Đau dữ dội không đáp ứng với điều trị thuốc.

Dù là căn bệnh không phổ biến nhưng khi mắc phải thì quá trình điều trị lao cột sống khá phức tạp do phải điều trị song song nhằn chống lại vi khuẩn lao và phục hồi cột sống. Do vậy, quan trọng nhất là khi có các dấu hiệu bất thường chúng ta cần đi khám sớm để điều trị kịp thời, dứt điểm.

18:15 13/06/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ