9 chấn thương vai phổ biến: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Chấn thương vai gây đau nhức, sưng tấy và căng cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Nguy hại hơn, nếu những tổn thương ở sụn, xương và các mô mềm quanh khớp vai không được xử lý kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt những hậu quả khôn lường, điển hình là teo cơ và mất khả năng vận động vai.


Hiện tượng chấn thương vai

Chấn thương vai thường xảy ra khi bạn tham gia các hoạt động thể dục thể thao

Cấu tạo khớp vai?

Khớp vai thuộc nhóm khớp động với biên độ vận động linh hoạt bao gồm gập, dang rộng và xoay tròn. Đây là nơi gặp nhau của 3 xương là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn.

Không như các khớp khác trên cơ thể, khớp vai được hợp thành từ 4 khớp nhỏ là khớp cùng - đòn, khớp ổ chảo - cánh tay, khớp bả vai - lồng ngực và khớp xương đòn - xương ức. Các khớp này được liên kết và bảo vệ bằng hệ thống cơ, gân và dây chằng vững chắc. Trong khớp vai có một bao hoạt dịch, nằm giữa mỏm cùng xương bả vai và cơ trên gai. Bao hoạt dịch đóng vai trò như lớp đệm, ngăn không cho xương và gân cơ ma sát vào nhau, giúp khớp vai vận động trơn tru và êm ái. 

Chấn thương khớp vai là gì?

Chấn thương khớp vai là tập hợp các tổn thương ở vai, điển hình như bong gân, trật khớp, gãy xương, rách sụn… Những vấn đề này xảy ra chủ yếu do xương khớp vai phải chịu lực tác động lớn từ bên ngoài.

Nếu chấn thương nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà một vài ngày và vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Còn nếu gặp chấn thương nặng, khớp vai đau đớn và không thể cử động, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ xử lý càng sớm càng tốt vì chậm trễ có thể làm giảm khả năng hồi phục của khớp vai. 

Nguyên nhân gây chấn thương khớp vai 

Bạn có thể bị chấn thương vai trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, ngay cả khi đang thực hiện những hoạt động thường nhật. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến vai của bạn bị chấn thương:

Chấn thương do chơi thể thao

Xoay vai đột ngột, vung tay quá cao, nâng - đẩy vật quá nặng hay ngã đập vai xuống đất quá mạnh… là những tình huống dễ dẫn đến tổn thương khớp vai nhất. Và đối tượng chính của loại chấn thương thể thao này là các vận động viên chơi những bộ môn thể thao như đá bóng, quần vợt, bóng chuyền, cử tạ và bơi lội... 

Chấn thương do té ngã, tai nạn

Gãy xương đòn, trật khớp vai hay rách sụn viền khớp vai… là rủi ro khó tránh khỏi khi bạn bị ngã từ trên cao xuống hoặc va chạm giao thông. Vụ va chạm hay cú té ngã càng mạnh, mức độ chấn thương ở vai càng nghiêm trọng. 

Bạn cũng không nên chủ quan nếu sơ sẩy trượt chân trong lúc chạy nhảy, vui chơi hoặc đi lại bình thường. Bởi vì bờ vai của bạn có thể chịu tổn thương chỉ với một tác động nhỏ và nhẹ nhàng như vậy.

Chấn thương do tập thể hình (tập Gym)

Chấn thương khớp vai khi tập gym là chuyện “cơm bữa” mà nguyên nhân chính là do tập luyện quá sức, tập sai kỹ thuật và sử dụng những dụng cụ không phù hợp với sức lực của bản thân. Đặc biệt là những ai chọn tập với tạ, khi thực hiện các động tác nâng tạ qua đầu và hạ tạ xuống sau vai sẽ rất dễ gặp sang chấn ở vai, điển hình là rạn cơ chóp xoay, rạn hoặc gãy xương, trật khớp vai…

Nguyên nhân chấn thương vai

Tập thể hình sai cách hoặc quá sức cũng có thể khiến vai bị chấn thương

Hoạt động lặp đi lặp lại

Bạn nghĩ rằng, chấn thương bả vai chỉ xảy ra khi có tác động ngoại lực mạnh? Vậy thì bạn đã bỏ qua một nguy lớn có thể khiến khớp vai bị chấn thương bất cứ lúc nào, đó là hoạt động lặp đi lặp lại (ví dụ như chơi cầu lông, sơn tường, xách nước, cuốc đất…). 

Khi vai thực hiện cùng một chuyển động nhiều lần sẽ tạo ra áp lực lớn, chèn ép lên phần trên của xương bả vai, lâu dần sẽ khiến xương bị rạn nứt gây đau đớn. Hơn nữa, khớp cử động liên tục thì gân cũng buộc phải làm việc (co giãn) cường độ cao và tình trạng này có thể dẫn đến bong gân, viêm gân.

Mang vác vật nặng

Nâng vác đồ nặng trực tiếp bằng tay và vai mà không có sự trợ giúp của các vật dụng lao động trong thời gian dài có thể gây kích ứng gân hoặc bong gân, thậm chí trật khớp vai. Vậy nên, đừng bắt đôi vai phải chịu đựng gánh nắng quá lớn trong khi chúng ta hoàn toàn có thể san sẻ với người xung quanh hoặc máy móc hiện đại. 

Ngoài 4 nguyên nhân chính ở trên, trong các hoạt động thông thường như dọn vườn, treo rèm cửa, quét sơn tường, lau nhà… cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương vai. Vì vậy, trước khi làm bất cứ công việc hay hành động gì liên quan đến khớp vai, bạn nên nhắc nhở bản thân chú ý nhiều hơn đến tính an toàn của bộ phận này nhé!

Dấu hiệu cảnh báo chấn thương vai bạn nên biết

Không phải loại chấn thương nào cũng biểu hiện rõ mười mươi ra bên ngoài để bạn dễ dàng nhận diện. Khi cảm thấy vai đau nhức bất thường, bạn hãy tự kiểm tra tình trạng khớp vai thông qua các câu hỏi sau:

  • Cánh tay có thể cử động trơn tru không hay căng cứng, khó co duỗi?

  • Bờ vai có đủ sức mạnh để thực hiện các hoạt động hàng ngày?

  • Vai và cánh tay có xu hướng bật ra khỏi ổ khớp, rất lỏng lẻo?

Nếu đáp án của một trong các câu hỏi này là "có", bạn nên đặt nghi vấn về các loại chấn thương vai. Còn khi khớp vai có những triệu chứng và dấu hiệu cụ thể sau, bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình ngay lập tức:

  • Khớp vai bị biến dạng.

  • Hoàn toàn không thể sử dụng khớp vai.

  • Cơn đau dữ dội.

  • Vai bị sưng tấy.

  • Cánh tay hoặc bàn tay bị yếu hoặc tê bì.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bác sĩ sẽ đưa ra cách xử lý phù hợp để giúp khớp vai hồi phục một cách nhanh nhất. Phương pháp khắc phục chấn thương ở vai bao gồm không phẫu thuật và phẫu thuật.

9 loại chấn thương vai thường gặp

Cấu tạo phức tạp lại có phạm vi cử động rộng, nên khớp vai là “nạn nhân” của hàng loạt các chấn thương, phổ biến nhất phải kể đến như:

Trật khớp vai

Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị lệch (bong) ra khỏi ổ chảo xương bả vai khiến khớp vai trở nên mất ổn định. Đây là một chấn thương thường xảy ra do ngã hoặc va chạm khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền...

Bạn có thể bị trật khớp vai hoàn toàn (chỏm xương cánh tay bật ra khỏi ổ chảo xương bả vai) hoặc trật khớp bán phần (một phần chỏm xương cánh tay chệch khỏi ổ chảo xương bả vai). Trật khớp vai được phân chia thành 3 nhóm là trật khớp vai ra trước, trật khớp vai ra sau và trật khớp vai xuống dưới.

Triệu chứng đặc trưng của trật khớp vai

  • Cơn đau đột ngột và dữ dội.

  • Cánh tay yếu và khó cử động.

  • Phần bả vai và cánh tay sưng, bầm tím.

  • Khớp vai biến dạng, sờ vào thấy bị hõm ở khớp.

 

Bong gân khớp vai

Trong chấn thương vai này, các gân hỗ trợ ổn định vai bị kéo căng, rách hoặc bong tách khỏi xương. Bong gân vai được chia thành nhiều cấp độ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của gân và mức độ tách biệt cơ - xương:

  • Cấp độ 1: Gân bị kéo căng hoặc rách một phần, nhưng không tách rời khỏi xương và không cản trở hoạt động của khớp vai.

  • Cấp độ 2: Gân bị rách phần lớn và khả năng bám vào xương yếu ớt làm giảm cử động khớp vai.

  • Cấp độ 3: Gân bị tách rời hoàn toàn khỏi xương khiến khớp vai không thể thực hiện được các hoạt động thường ngày.

Chấn thương vai do té ngã

Bong gân do té ngã gây đau đớn và sưng tấy, bầm tím vùng quanh khớp vai

Ngoài ra, bong gân khớp vai còn có các cấp độ nặng hơn là cấp độ 4, 5 và 6. Tuy nhiên, những trường hợp này ít phổ biến nên 

Triệu chứng đặc trưng của bong gân khớp vai

  • Đau toàn bộ vùng vai và cánh tay.

  • Sưng và bầm tím xung quanh khớp vai.

  • Phạm vi cử động khớp hạn chế. Mức độ bong gân nặng có thể làm mất chức năng vận động của khớp vai.

  • Khớp vai trở nên yếu. 

  • Phát ra âm thanh bốp ngay lúc xảy ra chấn thương bong gân.

Đông cứng khớp vai

Hậu chấn thương vai thường xảy ra hiện tượng đông cứng khớp vai. Bản chất của tình trạng này là sự gia tăng bất thường kích thước bao dịch khớp khiến vai không thể cử động tự do, thế nên người ta thường gọi chấn thương này là thể "đóng băng" vai.

Đông cứng khớp vai tiến triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đau nhức kéo dài từ hơn 1 tháng đến 9 tháng, giai đoạn đông cứng kéo dài từ 4 tháng đến 6 tháng và giai đoạn tan đông (phục hồi) kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.

Triệu chứng đặc trưng của đông cứng khớp vai

  • Cơn đau âm ỉ, lan tỏa từ bả vai ra khắp cánh tay.

  • Khớp vai căng cứng, hạn chế cử động.

  • Khi bước sang giai đoạn đông cứng, người bệnh không thể di chuyển vai.

Gãy xương 

Xương có thể bị rạn nứt hoặc gãy khi bạn bị ngã hoặc va chạm mạnh. Phần xương dễ bị gãy nhất nằm ở đầu hoặc thân của xương đòn và xương cánh tay.

Triệu chứng đặc trưng của gãy xương vai

  • Đau ngay tại vị trí gãy và lan tỏa ra toàn bả vai.

  • Sưng tấy và bầm tím khớp vai.

  • Khó nhấc cánh tay lên và phát ra tiếng rắc rắc khi di chuyển vai.

  • Sờ thấy hoặc nhìn thấy đầu xương nhô lên khỏi da.

Tổn thương sụn viền khớp vai

Sụn viền khớp vai có hình chữ C và dạng sợi, gắn vào viền ổ chảo xương bả vai. Loại chấn thương vai này tồn tại ở 2 dạng:

  • Bong sụn viền khỏi ổ chảo xương bả vai đi kèm với trật khớp toàn phần hoặc trật khớp bán phần.

  • Rách sụn viền phía trước (Bankart) và rách sụn viền phía sau (SLAP - Superior Labral Tear Anterior To Posterior).

Triệu chứng đặc trưng của tổn thương sụn viền khớp vai

  • Đau nhức ê ẩm ở vai và lan xuống cánh tay.

  • Khớp vai có thể phát ra tiếng lạo xạo khi cử động.

  • Chức năng vận động và biên độ cử động khớp vai giảm sút.

Rách cơ chóp xoay (Hội chứng Rotator Cuff)

Cơ chóp xoay có nhiệm vụ ổn định khớp vai và giữ vững cánh tay, cho phép nâng - hạ cánh tay dễ dàng. Đây là nhóm cơ quan trọng được hợp thành từ 4 cơ là cơ tròn bé, cơ dưới vai, cơ trên gai và cơ dưới gai.

Khi chơi các môn thể thao phải cử động lặp đi lặp lại như bơi lội và quần vợt... cơ chóp xoay bị sử dụng quá mức dẫn đến bị rách. Bạn có thể bị rách một phần hoặc toàn bộ cơ chóp xoay.

Triệu chứng đặc trưng của rách cơ chóp xoay

  • Đau vùng vai, có khi lan sang cổ và xuống cánh tay, nhất là vào ban đêm.

  • Cánh tay yếu, không thực hiện được cả những hành động đơn giản như mặc áo, chải đầu…

  • Nghe thấy tiếng kêu tanh tách khi di chuyển vai hoặc cánh tay.

  • Khó nằm nghiêng ở bên vai bị chấn thương.

Đứt dây chằng khớp vai

Có thể bạn chưa biết, một hệ thống phức tạp như khớp vai nhưng chỉ có một dây chằng là dây chằng quạ - mỏm cùng vai (nối mỏm cùng vai và xương bả vai). Dây chằng có thể bị rách hoặc đứt khi bạn mang vác vật quá nặng hoặc vận động quá sức, tập thể hình sai tư thế… Cần phục hồi dây chằng bị tổn thương sớm, nếu không xương khớp cọ xát vào nhau sẽ gây viêm.

Triệu chứng của đứt dây chằng ở khớp vai

  • Cơn đau xảy đến bất ngờ và dữ dội, có thể lan xuống cánh tay và sang cả lưng.

  • Phần mềm chỗ dây chằng đứt bị sưng và bầm tím.

  • Phần lớn các cử động ở tay và vai đều rất khó thực hiện.

Mất vững khớp vai

Mất vững khớp vai (hay còn gọi là không ổn định khớp vai) là chấn thương vai phổ biến trong thể thao. Khớp vai bị mất vững là bởi chỏm xương cánh tay có dấu hiệu lệch khỏi ổ chảo xương bả vai. 

Nếu không được khắc phục, tình trạng này có thể dẫn đến trật khớp vai bán phần. Mất vững khớp vai tái diễn nhiều lần sẽ chuyển thành mãn tính.

Triệu chứng đặc trưng của mất vững khớp vai

  • Đau vai khi nâng cánh tay lên cao.

  • Cấu trúc khớp vai bị lỏng lẻo khiến cử động vai và tay không theo ý muốn.

  • Lực ở vai và cánh tay suy giảm, không nắm chắc hoặc nâng được đồ vật nặng.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch chứa chất nhầy nằm giữa mỏm xương cùng vai và cơ trên gai có thể bị sưng hoặc kích thích nếu bạn lặp đi lặp lại cùng một chuyển động, té ngã hay va chạm. Dù không được nhắc nhiều trong các loại chấn thương vai nhưng bạn cũng nên cẩn thận với viêm bao hoạt dịch. 

Triệu chứng đặc trưng của viêm bao hoạt dịch 

  • Đau khi giang tay và đưa tay lên cao.

  • Khó xác định vị trí đau cụ thể ở khớp vai.

  • Khớp vai có thể sưng và tấy đỏ.

  • Khó khăn khi thực hiện động tác cầm nắm, mặc áo. 

 

Nhìn vào “bức tranh toàn cảnh” ở trên, chúng ta biết được rằng, chấn thương vai không giới hạn ở một vị trí hoặc một loại chấn thương cụ thể. Bạn có thể gặp vấn đề ngay tại phần mềm (rách cơ, bong gân, đứt dây chằng) hoặc gãy xương hoặc trật khớp vai.

Chấn thương vai có nguy hiểm không?

Không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chấn thương vai sẽ làm suy yếu khớp, giảm chức năng vận động khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc và sinh hoạt. Thêm nữa, các chấn thương nếu không được xử lý kịp thời sẽ chuyển nặng, đặt bạn vào nguy cơ phải phẫu thuật để khắc phục những hư hại bên trong khớp vai. 

Xử lý chấn thương vai

Chấn thương ở vai không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến teo cơ và giảm chức năng vận động của khớp

Một điều quan trọng nữa là chữa trị các chấn thương vai chậm trễ hoặc sai cách có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp vai diễn ra sớm hơn. Chính vì vậy, bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy vai và cánh tay đau nhức, vì đau là biểu hiện sớm của các chấn thương vai

Phát hiện chấn thương càng sớm, hiệu quả chữa trị càng cao. Và xử lý chấn thương đúng lúc sẽ ngăn chặn chấn thương diễn tiến xấu, bảo vệ toàn vẹn cấu trúc và phục hồi tối đa chức năng vận động của khớp vai. 

Các biện pháp chẩn đoán chấn thương khớp vai

Khi bạn đến bệnh viện và “phàn nàn” với bác sĩ về cơn đau cùng một số triệu chứng bất thường ở vai thì điều đầu tiên họ tiến hành là kiểm tra phạm vi chuyển động của vai. Quá trình này được thực hiện thông qua động tác di chuyển cánh tay theo nhiều hướng khác nhau và xoay bả vai 90 độ hoặc 180 độ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thêm một hoặc nhiều xét nghiệm để xem xét và đánh giá tình trạng khớp vai kỹ càng hơn:

  • Chụp X - quang, chụp cộng hưởng (MRI) và chụp cắt lớp (CT Scan)

Những hình ảnh thu được bên trong khớp vai sẽ giúp bác sĩ loại bỏ các nguyên nhân khác gây đau vai như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ... Đồng thời, nhìn vào những hình ảnh chi tiết này, bác sĩ có thể xác định chính xác loại chấn thương và mức độ chấn thương ở vai.

  • Điện cơ (EMG - Electromyography)

Phương pháp này giúp ghi lại hoạt động điện của thần kinh và cơ khớp vai. Từ đó, bác sĩ sẽ biết được chấn thương vai có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không?

  • Xét nghiệm dịch khớp hoặc xét nghiệm máu

Mục đích của xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp là để chắc chắn đau khớp vai liên quan đến yếu tố viêm hay không. Đánh giá nguy cơ viêm khớp vai giúp bác sĩ đưa ra giải pháp xử lý chấn thương ở vai toàn diện và hiệu quả hơn.

Chấn thương khớp vai có nhiều loại khác nhau nên việc chẩn đoán cần phải được triển khai một cách cẩn thận để tránh nhầm lẫn và sai sót. Tốt nhất, bạn nên đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình của những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị chấn thương khớp vai hiệu quả

Điều trị chấn thương vai như thế nào?

Tuỳ loại chấn thương và mức độ chấn thương vai, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều cụ thể. Và mục tiêu cao nhất của phác đồ chữa trị các chấn thương ở vai đó là giảm thiểu xuống mức thấp nhất nguy cơ phẫu thuật. 

Mức độ chấn thương nhẹ

Chấn thương nhẹ đề cập đến những tổn thương phần mềm gồm cơ, dây chằng và gân. Những chấn thương này gây sưng đau và bầm tím nhưng khớp vai vẫn có thể cử động. Các giải pháp được sử dụng để hồi phục chấn thương nhẹ bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, giảm đau để làm dịu đi cảm giác khó chịu ở vai. Để giúp bạn kiểm soát cơn đau, đơn thuốc có thể được kê trong 1 hoặc 2 tuần.

  • Tiêm thuốc giảm đau

Tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào vai thường được chỉ định khi các loại thuốc uống không phát huy công dụng. Lựa chọn này có thể giúp bạn giảm đau nhanh hơn, nhưng bác sĩ khuyên không nên tiêm nhiều hơn 2 hoặc 3 mũi trong cùng một năm. 

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp

Dùng thuốc giảm đau kéo dài sẽ gây hại cho dạ dày, gan, thận và dẫn đến hiện tượng phù nề do cơ thể bị tích nước. Để hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thời gian sử dụng các thuốc điều trị (kháng viêm, giảm đau) do bác sĩ chỉ định, bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất chăm sóc xương khớp chứa thành phần thiên nhiên có tác dụng giảm đau từ gốc, vừa an toàn cho sức khỏe vừa thúc đẩy quá trình hồi phục chấn thương.

Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2, Collagen Peptide - những dưỡng chất đã được nghiên cứu khoa học chứng minh về công dụng giảm đau và phục hồi xương khớp là gợi ý dành cho bạn. Hiện các tinh chất này đã được tích hợp trong sản phẩm JEX thế hệ mới, bạn có thể sử dụng hàng ngày thay thuốc giảm đau mà không phải lo lắng về tác dụng phụ.

Jex cải thiện chấn thương vai

Dưỡng chất trong JEX thế hệ mới đã được nghiên cứu khoa học chứng minh là mang lại tác dụng hỗ trợ giảm đau và phục hồi xương khớp

  • Chườm lạnh/ chườm lạnh

Một cách giảm đau, giảm sưng tại nhà mà bạn nên tận dụng đó là chườm lạnh (khi khớp sưng, đỏ) và chườm nóng (khi khớp cứng, đau). Bạn có thể luân phiên sử dụng nhiệt (chườm ấm tốt nhất là sau 1- 3 ngày chườm lạnh) lên toàn bộ vùng vai bị ảnh hưởng bởi chấn thương, 3 lần mỗi ngày và mỗi lần khoảng 15 phút.

  • Nghỉ ngơi

Khi vai bị thương, bạn tuyệt đối không được mang vác nặng cũng như thực hiện các động tác làm tăng áp lực lên vai và cánh tay như giơ tay quá đầu, dang tay quá rộng hay gõ bàn phím nhiều giờ liên tục... Hãy để vai được nghỉ ngơi, thư giãn và chỉ quay trở lại với các hoạt động thường ngày khi các triệu chứng được cải thiện, chấn thương lành lại.

  • Xoa bóp

Làm nóng một chút tinh dầu, xoa đều lên toàn bộ bả vai rồi xoa bóp nhẹ nhàng cũng sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau và mang lại cảm giác thư thái cho bờ vai. Mỗi ngày, bạn chỉ nên xoa bóp vai khoảng 5 - 10 phút với lực vừa phải, tránh xoa bóp quá lâu và quá mạnh.

Mức độ chấn thương nặng

Cấp độ chấn thương vai nặng phải kể đến đứt dây chằng, rách sụn viền, trật khớp và đông cứng khớp. Những chấn thương này không chỉ gây đau nhức, sưng tấy mà còn làm biến dạng khớp vai và suy giảm chức năng vận động khớp vai. 

Lúc này, bên cạnh việc dùng thuốc, bổ sung sản phẩm chăm sóc xương khớp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa trị chuyên sâu như băng nẹp cố định vết thương và phẫu thuật sửa chữa vết thương. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vật lý trị liệu để lấy lại sự linh hoạt và sức mạnh cho vai.

Khi gặp chấn thương nặng, vai có thể cần 3 - 6 tháng hoặc 1 năm để bình phục hoàn toàn. Bạn hãy nhẫn nại “dưỡng thương” theo hướng dẫn của bác sĩ, đừng vội vàng ép vai phải hoạt động khi chưa thật sự khỏe mạnh vì sẽ khiến quá trình phục hồi bị gián đoạn và nguy cơ tái chấn thương rất cao.

Phòng ngừa chấn thương ở khớp vai

Khác với bệnh lý khớp vai, chấn thương vai có thể phòng ngừa được nếu chúng ta bảo vệ và sử dụng bờ vai đúng cách trong quá trình vận động. Dưới đây là những điều thiết thực nhất mà bạn nên làm để giúp vai tránh xa khỏi các chấn thương:

  • Nắm vững kỹ thuật trước khi chơi bất kì môn thể thao nào.

  • Duy trì cường độ và bài tập thể hình theo huấn luyện viên chỉ dẫn.

  • Không dùng lực vai và cánh tay để nâng vật nặng, hãy sử dụng công cụ hỗ trợ.

  • Không cong lưng và khom vai khi ngồi làm việc. Nếu phải ngồi nhiều giờ liên tục, nên đứng dậy thư giãn vai sau mỗi 20 phút.

  • Mang đồ bảo hộ khi làm việc trên cao và làm chủ tốc độ khi tham gia giao thông.

  • Cẩn thận khi ở những nơi dễ té ngã như nhà tắm, đoạn đường trơn…

Về bản chất, các chấn thương xảy ra khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài. Vì thế, chủ động kiểm soát ngoại lực là cách phòng tránh chấn thương ở vai tốt nhất. 

Dinh dưỡng cho người bị chấn thương khớp vai

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp khớp, xương và cơ bắp phục hồi nhanh hơn. Khi bị chấn thương khớp vai, khẩu phần dinh dưỡng hợp lý nhất là được chuẩn bị từ những nhóm thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, thịt bò, trứng, cá, bông cải xanh, đậu lăng…

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Quả bơ, táo, đu đủ, các loại đậu, bí ngô…

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây thuộc họ cam quýt, kiwi, cà chua, ớt chuông…

  • Thực phẩm giàu omega - 3: Cá thu, cá ngừ, hạnh nhân, hạt chia…

  • Thực phẩm giàu canxi: Đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa...

Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc khớp chuyên biệt - JEX thế hệ mới. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau và giảm viêm, các dưỡng chất này còn giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương ở vai diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Một số bài tập vận động cho người chấn thương vai

Các bài tập vai đơn giản, nhẹ nhàng nhưng giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho khớp vai mà bạn nên tham khảo:

  • Kéo với dây đàn hồi

Buộc dây kéo đàn hồi thật chắc vào tay cầm của cánh cửa, rồi từ từ kéo dây đàn hồi về phía cơ thể. Giữ tư thế này khoảng 10 giây và lặp lại 5 lần với mỗi cánh tay. Thực hiện động tác này 2 lần/ngày.

  • Chống đẩy 

Đứng quay mặt vào tường, hai tay đặt lên tường và hai chân rộng bằng vai, rồi đẩy phần thân ép sát tường. Giữ như vậy khoảng 10 giây và lặp lại 5 lần. Động tác chống đẩy cũng nên tiến hành 2 lần/ngày.

Bài tập chấn thương khớp vai

Bài tập chống đẩy nhẹ nhàng giúp tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp vai

  • Vươn người

Ngồi thẳng lưng trên ghế, tay vịn vào thành ghế và chân chạm sàn. Dùng lực ở hai cánh tay đẩy người vươn lên khỏi ghế. Giữ cơ thể trên không khoảng 10 giây, rồi lặp lại động tác 5 lượt và ngày tập 2 lần.

Bạn có thể tìm hiểu thêm một số bài tập cơ cột sống cổ, hỗ trợ vai gáy do chuyên gia hướng dẫn để giảm đau, cải thiện sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ phục hồi chức năng khớp vai sau phẫu thuật chấn thương.

Lưu ý: Tất cả các bài tập vai, từ đơn giản đến phức tạp đều phải được bác sĩ/ chuyên gia tư vấn và hướng dẫn, bạn không nên tự luyện tập vì có thể khiến chấn thương nặng hơn.

Chấn thương vai phần mềm hay phần cứng đều không thể xem thường. Để phòng tránh những tổn hại nặng nề cho xương khớp và mô mềm ở vai, bạn nên đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy vai đau nhức âm ỉ sau một tác động ngoại lực.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex




Bài viết khác

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao?

Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh

Viêm sụn sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Cứng khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN