Cứng khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Theo Hiệp hội Lão khoa Mỹ, 64% số người bị cứng khớp có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng nề, thậm chí tàn phế trong tương lai.Vì vậy, mọi người cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cần được điều trị kịp thời, phòng ngừa những rủi ro cho bản thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về chứng bệnh này.
- Cứng khớp là gì?
- Nguyên nhân gây cứng khớp
- Dấu hiệu nhận biết khớp bị cứng
- Những vị trí cứng khớp thường gặp
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ cứng khớp
- Cứng khớp có nguy hiểm không?
- Cách phòng tránh cứng khớp khoa học, hiệu quả và an toàn
- Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ
- Phương pháp điều trị cứng khớp
- Người bị cứng khớp nên và không nên ăn gì?
Cứng khớp là gì?
Cứng khớp là tình trạng các khớp trong cơ thể không còn linh hoạt, nhanh nhẹn như bình thường, do lượng dịch trong khớp và sụn khớp giảm dần, không đủ để bôi trơn và bảo vệ các đầu xương gây đau nhức, tê và khó di chuyển. Điều này thường xuất hiện ở khớp ngón tay, chân, vai, khớp gối.
Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện ở thời điểm sáng sớm, khi mới thức giấc. Tình trạng này nếu không được điều trị để cải thiện sớm sẽ gây ra những tổn thương về khớp, gây ra các bệnh mãn tính, thậm chí mất khả năng vận động, tàn phế suốt đời.
Tình trạng cứng khớp không được chữa trị và cải thiện có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế
Nguyên nhân gây cứng khớp
Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp. Về cơ bản là do tuổi tác, thiếu hoạt động thể chất hàng ngày, thừa cân, ngủ không đúng tư thế, chế độ ăn uống nghèo nàn hoặc môi trường xung quanh bị lạnh hay ẩm ướt… Trong những trường hợp này, lượng máu đến các cơ bắp sẽ giảm. Sự tích tụ của acid lactic tăng lên gây đau và cứng khớp. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, cơ thể không phóng thích đủ cortisol vào ban đêm để bù đắp cho các yếu tố tiền viêm cytokine như IL-6 (interleukin 6) tăng cao cũng góp phần vào việc gây cứng khớp gối.
Theo các chuyên gia, cứng khớp gối do những nguyên nhân phổ biến sau:
Cứng khớp do bệnh lý
Viêm khớp dạng thấp(*), thoái hóa khớp, bệnh gout, và các bệnh liên quan đến khớp gối như áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn. Cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn một giờ, thậm chí lên đến vài giờ là đặc trưng của viêm khớp dạng thấp hoặc các chứng viêm khác của khớp. Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít hơn nửa giờ có nhiều khả năng là thoái hóa khớp hoặc các bất thường cơ xương khác không có viêm.
Cứng khớp do chấn thương
Té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông khiến sụn bị tổn thương, đứt gãy, trật khớp, gãy xương hoặc nứt, vỡ sụn chêm, vỡ mặt xương, giãn dây chằng. Mặt khác, sau phẫu thuật, dây chằng và mô mềm của khớp gối dễ bị xơ hóa, mất linh hoạt. Nếu không điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đúng cách, triệu chứng cứng khớp sẽ tái lại nhiều lần.
Cứng khớp sau phẫu thuật
Những trường hợp sau khi phẫu thuật, thay khớp, bó bột cũng thường cảm thấy tình trạng cứng khớp do co rút dây chằng và bao khớp trong thời gian dài mà không được phục hồi chức năng đúng cách.
Ngoài ra, cứng khớp còn do các yếu tố khác như: bẩm sinh, dùng thuốc kháng sinh nhiều khiến khớp xơ cứng, kém linh hoạt.
Dấu hiệu nhận biết khớp bị cứng
Cứng khớp là hiện tượng các khớp xơ cứng khiến người bệnh khó cử động. Các khớp gối, bàn tay, ngón tay, khớp cổ bị cứng, làm việc co duỗi tay chân, cúi người, xoay cổ khó khăn, phải xoa bóp một hồi mới có thể chuyển động được. Đây là biểu hiện điển hình nhất của cứng khớp.
Thường vào những thời điểm sau ngủ dậy buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, triệu chứng bệnh cứng khớp sẽ xuất hiện. Người bệnh không thể lập tức đứng dậy ngay vì khớp không thể co duỗi bình thường. Phải ngồi nghỉ ngơi và xoa nắn khớp một hồi khoảng 15 – 20 phút khớp mới có thể giãn ra bình thường.
Cứng khớp cũng thường đi kèm với những cơn đau vừa phải. Một số bị sưng nhẹ, một số nóng đỏ, cũng có thể kèm sốt nhẹ, mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cứng khớp thường đi cùng với dấu hiệu của tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị hư tổn, bào mòn.
Cứng khớp cũng thường đi kèm với những cơn đau, khớp thường bị sưng nhẹ, nóng đỏ và sốt nhẹ
Những vị trí cứng khớp thường gặp
-
Cứng khớp ngón tay
-
Cứng khớp cổ tay
-
Cứng khớp đầu gối
-
Cứng khớp cổ chân
-
Cứng khớp ngón chân
Những yếu tố làm tăng nguy cơ cứng khớp
Những yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ cứng khớp cao:
-
Tuổi tác: Theo thời gian, các khớp xương chịu áp lực đáng kể, ngày một lão hóa và yếu đi. Chính vì vậy, những người già thường có nguy cơ cao mắc chứng cứng khớp.
-
Thời tiết: Những người sống ở vùng có khí hậu lạnh giá thường có nguy cơ cứng khớp so với những người sống ở nơi có khí hậu nóng ấm. Các nhà chuyên môn cho biết có mối liên hệ giữa thời tiết và sức khỏe xương khớp. Nguyên nhân là khi sụn bao phủ phần xương bị bào mòn khiến các dây thần kinh trong xương thay đổi áp suất. Thêm nữa, áp suất trong không khí thay đổi khiến gân, các mô sẹo và cơ bị co giãn, chính điều này khiến xương khớp bị đau. Thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp sẽ còn làm chất lỏng bên trong khớp dày lên càng làm khớp khô cứng. Vì vậy, mỗi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến chứng đau nhức xương khớp lại gia tăng.
-
Bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, viêm bao hoạt dịch, gout, các bệnh viêm xương khớp như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do nhiễm khuẩn hoặc do chấn thương… đều có thể là yếu tố nguy cơ bị cứng khớp.
Cứng khớp có nguy hiểm không?
Cứng khớp chỉ là dấu hiệu ban đầu về sức khỏe xương khớp, tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể giảm hoặc mất khả năng vận động thông thường, teo cơ, khớp biến dạng, và có thể bị biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tàn phế suốt đời.
Cách phòng tránh cứng khớp khoa học, hiệu quả và an toàn
Cứng khớp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng đi lại và chất lượng sống của người bệnh. Việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng, bên cạnh điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng hợp lý thì cần có biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp từ sớm.
Các chuyên gia về xương khớp chỉ ra, cứng khớp làm biến tính cấu trúc protein cùng với những yếu tố nguy cơ khiến sụn khớp bị tổn thương, phóng thích mảnh sụn vỡ. Chính điều này sẽ làm kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra các tự kháng thể tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp, từ đó tạo ra quá trình viêm, tấn công xương khớp chính mình.
Lúc này, bề mặt sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì, nứt vỡ, làm hai đầu xương mất đi lớp đệm (lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát) nên khi khớp vận động, hai đầu xương cọ vào nhau gây đau đớn, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khớp biến dạng, xương mọc gai, cứng khớp nặng. Vì vậy, bảo vệ sụn khớp được xem là giải pháp giúp bảo vệ xương khớp được hoạt động một cách trơn tru.
JEX thế hệ mới chứa các tinh chất thiên nhiên, hỗ trợ bảo vệ và tái tạo sụn khớp, hỗ trợ giảm đau, bảo vệ xương chắc khỏe mỗi ngày
Mới đây,, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm JEX thế hệ mới. Sản phẩm chứa các tinh chất thiên nhiên quý: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Bằng công nghệ sản xuất hiện đại, các tinh chất này sẽ được bảo toàn nguyên vẹn dưỡng chất giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và đem lại tác động tích cực cho hệ xương khớp JEX thế hệ mới với khả năng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, giảm quá trình viêm,đồng thời giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất nền, bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Từ đó JEX thế hệ mới, hỗ trợ các khớp xương hoạt động linh hoạt và cải thiện tình trạng cứng khớp.
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ
Nếu tình trạng cứng khớp kèm theo những cơn đau xuất hiện đột ngột, hoặc tình trạng cứng và đau không thuyên giảm sau khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, thì nên đi thăm khám.
Cụ thể, nên lưu ý đến những triệu chứng sau:
-
Đau dữ dội
-
Sưng
-
Biến dạng khớp
-
Không có khả năng di chuyển, vận động
-
Đỏ và nóng khi chạm vào
Mặc dù cứng khớp là bệnh phổ biến, thường gặp ở người già, nhưng cũng không nên chủ quan, vì có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý khác xuất hiện ở tuổi trẻ. Vì vậy, cần thăm khám để xác định nguyên nhân rõ ràng.
Trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị để giúp giảm bớt tình trạng cứng khớp. Nếu các triệu chứng bệnh không biến mất, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để chẩn đoán.
Khi xác định được nguyên nhân, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và bệnh nguy cơ tái phát.
Phương pháp điều trị cứng khớp
Nếu tình trạng cứng khớp kéo dài hơn 30 phút sau khi thức giấc hoặc nhận thấy các triệu chứng cứng khớp ngày càng trầm trọng thì cần thăm khám, để được chẩn đoán cụ thể về sức khỏe xương khớp và có các điều trị phù hợp. Thông thường, điều trị cứng khớp thường được áp dụng các phương pháp sau:
Điều trị theo từng nguyên nhân
Nếu đã biết nguyên nhân cứng khớp, cần điều trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình. Tuyệt đối không nghe lời mách bảo của người không có chuyên môn về y học. Cũng như không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình. Nếu chưa biết nguyên nhân tại sao bị cứng khớp thì cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp hoặc nội tổng quát.
Uống thuốc giảm đau chống viêm
Thường dùng điều trị bệnh khớp là các loại thuốc giảm đau chống viêm không steriod hoặc steriod (tùy mức độ nặng nhẹ), thuốc giãn cơ... Nếu tuân thủ điều trị tích cực, các triệu chứng đau nhức, cứng khớp cũng sẽ suy giảm. Cứng khớp gối có thể sử dụng thuốc có hàm lượng Acid Hyaluronic (đường uống hoặc tiêm) để cải thiện chức năng sụn khớp, bôi trơn sụn khớp và tăng cường dịch khớp.
Thuốc giảm đau chống viêm không thể thiếu trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp, tuy nhiên có một thực tế rất đang lo ngại mà Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) khuyến cáo đó là:Mỗi khi xương khớp đau nhức, nhiều người bệnh hay vội tự xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ dân gian, truyền miệng đến các thuốc điều trị mà không quan tâm đến những cảnh báo về tác dụng phụ. Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn vốn đã thoái hóa.
Chưa kể, một số sản phẩm gắn mác Đông y nhưng có thể chứa cả thuốc Tây y như corticosteroid, dexamethasone… Nếu tùy tiện sử dụng những loại thuốc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, thưa loãng xương nặng (mục xương)…
Nên sử dụng thuốc giảm đau chống viêm theo chỉ định của bác sĩ
Vật lý trị liệu
Trong điều trị cứng khớp thì vật lý trị liệu là phương pháp quan trọng và gần như bắt buộc. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện hàng ngày sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho khớp, đàn hồi cho dây chằng và tăng sự linh hoạt cho sụn khớp.
Khi vật lý trị liệu kết hợp với thuốc uống trong thời gian dài mà không có kết quả tốt thì sẽ áp dụng phẫu thuật nhằm giải phóng khớp, giải phóng dây chằng… Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân vẫn phải tham gia phục hồi chức năng như trước đây để nhanh chóng hồi khả năng vận động.
Chườm nóng hoặc lạnh
Sử dụng cả hai nhiệt độ đều có thể có lợi cho các khớp cứng. Chườm lạnh hoặc túi đá lên khớp cứng trong 15 đến 20 phút nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm hoặc sưng và giúp khớp dễ vận động. Nó cũng có thể làm tê liệt các thụ thể làm đau để bạn ít cảm thấy đau hơn. Nhiệt cũng có thể điều trị cho các khớp và cơ. Sử dụng đệm sưởi, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm để thư giãn các cơ và tăng tuần hoàn máu.
Điều chỉnh các thói quen
Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc. Phòng ngủ hay môi trường ngủ đủ ấm áp, tránh bị gió lùa. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh vì không khí lạnh gây cứng khớp gối.
Vào buổi sáng, có thể tắm nước ấm và thả lỏng thư giãn hoàn toàn. Khi cơ thể đã được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng. Tắm nước ấm là cách gây toát mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp.
Uống nước đầy đủ, tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Cắt giảm carbohydrate đơn giản và tinh chế. Loại bỏ tất cả các loại thực phẩm màu nhân tạo, thực phẩm giàu bột mì trắng và hương vị/chất ngọt nhân tạo (sirô có nhiều fructose, fructose tinh chế và aspartame).
Bài tập hỗ trợ cứng khớp đầu gối
Tập thể dục hàng ngày là một cách tuyệt vời để kích thích giải phóng Endorphin, là hormone giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Tập thể dục giúp tuần hoàn lưu thông tốt, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Trước khi ra khỏi giường, hãy thực hiện các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp, đến khi cơ bắp của bạn bắt đầu được nới lỏng.
Mọi người có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:
Bài tập kéo dài bắp chân và gót chân:
Đứng thẳng người, đối diện với bức tường, đặt tay lên tường và di chuyển một chân ra phía sau, ngón chân hướng về phía trước, gót chân chạm xuống sàn, đầu gối hơi uốn cong. Nhún chân trước xuống, đưa cơ thể vào gần tường trong 30 giây, sau đó đổi chân. Lặp lại 2 lần cho 2 chân, động tác này giúp bạn cảm nhận độ căng của chân sau.
Bài tập duỗi cơ tứ đầu:
Bài tập này chú trọng vào cơ tứ đầu (gồm 4 cơ kết hợp với nhau ngay phía trên xương bánh chè), nhằm cải thiện các vùng cơ hông tứ đầu được chuyển động linh hoạt, cải thiện tình trạng cứng khớp gối. Cách thực hiện như sau: Bạn có thể đứng cạnh tường hoặc sử dụng ghế để hỗ trợ. Hai chân dang rộng bằng vai, một đầu gối cong và bàn chân đi về phía mông, dùng tay nắm mắt cá chân và kéo nó về phía mông, và giữ trong 30 giây. Sau đó, quay trở lại vị trí ban đầu và đổi sang chân kia. Động tác này lặp lại 2 lần cho 2 chân.
Bài tập giãn gân kheo:
Bài tập này giúp giãn các cơ ở phía sau đùi, gân kheo, giúp cải thiện tình trạng đau cứng khớp gối. Bài tập được thực hiện như sau: Nằm xuống sàn, hai chân duỗi thẳng, hoặc hai đầu gối cong, hai bàn chân tiếp xúc trên sàn nhà. Sau đó, nhấc 1 chân ra khỏi sàn, đặt hai tay ra sau đùi, nhẹ nhàng kéo đầu gối ra trước ngực cho đến khi có cảm giác căng, giữ trong 30 giây, hạ xuống và đổi chân, lặp lại động tác 2 lần.
Người bị cứng khớp nên và không nên ăn gì?
Bên cạnh chế độ vận động, sinh hoạt thì dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ vào sức khỏe xương khớp. Ngoài ăn uống đủ chất, cân đối 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất thì người bị cứng khớp cần tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu acid béo Omega-3 có trong: các loại hạt, bơ, dầu cá, đậu nành, dầu ô-liu, các loại cá nước lạnh như: cá hồi, cá ngừ cá trích, cá mòi…
Cá hồi chứa nhiều acid béo Omega -3 rất tốt cho sức khỏe xương khớp
Loại dưỡng chất có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng cứng khớp, viêm khớp, giúp giảm các triệu chứng đau khớp, cứng khớp thường gặp ở người già. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu vitamin E có mặt trong các thực phẩm như: hạt bí, đậu tương, giá đỗ, cà rốt, rau xanh, dâu tây, cà chua… cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Nên uống đủ nước 2-2,5 lít nước mỗi ngày cũng là cách giúp giảm chứng cứng khớp.
Ngoài ra, người bị cứng khớp cần hạn chế những thực phẩm sau đây giúp ngăn ngừa quá trình kích thích phản ứng viêm, khiến hiện tượng cứng khớp càng thêm nghiêm trọng: muối, đường, thức uống có ga, thịt đỏ, thức ăn nhanh, cà phê, thức uống có cồn, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ…
Cứng khớp là một triệu chứng về bệnh lý về xương khớp cần được phát hiện và có biện pháp cải thiện sớm, để phòng ngừa những biến chứng nặng nề.
Bên cạnh chế độ ăn uống, vận động hợp lý thì nên bảo vệ xương khớp từ JEX thế hệ mới, giúp bảo vệ xương khớp toàn diện. Sản phẩm có các thành phần đã được kiểm chứng khoa học an toàn và hiệu quả với người sử dụng.