Vai trò của điều hòa miễn dịch trong điều trị bệnh lý xương khớp

Điều hòa miễn dịch đang là giải pháp cải thiện và điều trị các bệnh xương khớp mạn tính được đánh giá cao hiện nay. Vậy điều hòa miễn dịch là gì, làm thế nào để điều hòa miễn dịch hiệu quả giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp chắc khỏe dài lâu.

Điều hòa miễn dịch

Hệ miễn dịch – “lá chắn thép” bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của yếu tố gây hại

Hệ thống miễn dịch (tiếng anh: Immune System) là hàng rào đặc biệt trong cơ thể con người, được tạo nên từ tập hợp các tế bào, protein, mô và cơ quan, cụ thể:

  • Đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, tế bào lympho B, lympho T…

  • Các protein (các yếu tố tiền viêm – cytokine) được các tế bào của hệ thống miễn dịch sản xuất ra gồm có: TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma…

  • Các cơ quan tham gia vào việc duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch gồm: Tủy xương, tuyến ức, gan, lách, da, đường hô hấp, đường ruột….

Được xem là “tuyến phòng thủ” hay “lá chắn thép” – hệ miễn dịch giữ vai trò bảo vệ cơ thể con người khỏi những kẻ xâm lược (yếu tố gây bệnh) từ bên ngoài, chẳng hạn: Vi khuẩn, virus, nấm và độc tố…

Cơ thể chúng ta có 3 loại miễn dịch khác nhau đó là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng và miễn dịch bị động:

1. Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh hay còn gọi là miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có sẵn từ khi sinh ra và do mẹ truyền lại (kháng thể) cho con. Đây là cơ chế bảo vệ không phụ thuộc vào tiếp xúc kháng nguyên (tác nhân gây bệnh) trước đó, được vật chủ sử dụng ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ sau khi gặp kháng nguyên.

Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh thực hiện chức năng bảo vệ chung cho toàn cơ thể

Loại miễn dịch này như đội quân tuần tra đi khắp cơ thể và sẽ phản ứng đầu tiên khi phát hiện ra kẻ xâm lược (kháng nguyên). Hệ thống miễn dịch bẩm sinh được di truyền và hoạt động tích cực ngay từ thời điểm chúng ta được sinh ra.

2. Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (nhiễm bệnh) hoặc sau khi chúng ta tiêm chủng vắc xin và phát triển trong suốt cuộc đời của mỗi người. Loại miễn dịch này được tạo ra với sự trợ giúp của hệ thống bẩm sinh nhằm bảo vệ cơ thể khỏi một kháng nguyên cụ thể.

Các kháng thể do miễn dịch thích ứng sản xuất được phát triển bởi các tế bào gọi là tế bào lympho B. Thông thường phải mất vài ngày sau khi bị phơi nhiễm các kháng thể thuộc miễn dịch thích ứng mới phát triển, nhưng khi được hình thành, chúng có thể hoạt động suốt đời.

3. Miễn dịch bị động

Miễn dịch bị động là miễn dịch đi “mượn” từ một nguồn khác và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (vài tuần hoặc vài tháng). Ví dụ điển hình là các kháng thể trong nhau thai mẹ, sữa mẹ cung cấp cho em bé khả năng miễn dịch tạm thời đối với các bệnh mà người mẹ đã tiếp xúc. Hoặc trường hợp bác sĩ dùng kháng thể (còn gọi là kháng huyết thanh) truyền vào người bị nhiễm bệnh.

Mặc dù là đội quân bảo vệ “trung thành” của cơ thể, thế nhưng đôi khi, hệ miễn dịch có thể quay lại tấn công chính các cơ quan khỏe mạnh mà chúng đang bảo vệ. Hiện tượng này gọi là rối loạn hệ miễn dịch và nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị rối loạn đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể.

Một vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch đang được quan tâm thời gian gần đây (nhất là từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện) đó là “rối loạn miễn dịch”. Vậy khái niệm rối loạn miễn dịch là gì? Có những kiểu rối loạn miễn dịch nào?

1. Rối loạn miễn dịch là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì rối loạn miễn dịch là khi hệ thống miễn dịch không hoạt động như bình thường, có thể yếu hơn hoặc dữ dội hơn, biểu hiện qua 2 dạng chính:

Suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ không đảm bảo được chức năng bảo vệ cơ thể, khiến các kháng nguyên (virus, vi khuẩn, độc tố… ) dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh lý. Đó là lý do giải thích vì sao người bị suy giảm miễn dịch hay miễn dịch yếu dễ bị bệnh, điển hình là cảm, cúm, lao, nhiễm nấm… Bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải phổ biến nhất là bệnh HIV.

Hệ miễn dịch suy giảm gây nhiều bệnh

Miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, phổ biến nhất là cảm, cúm…

Miễn dịch hoạt động quá mức

Hệ miễn dịch hoạt động quá mức nghĩa là tế bào miễn dịch sản sinh ra quá nhiều các chất gây viêm (cytokines) dẫn đến hai nhóm bệnh phổ biến sau:

  • Bệnh dị ứng

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với các kháng nguyên gây dị ứng sẽ gây ra bệnh dị ứng. Những kháng nguyên gây dị ứng cần chú ý bao gồm: Thức ăn, thuốc, nọc độc của côn trùng, cỏ khô, phấn hoa, mạt bụi…

  • Bệnh tự miễn 

Bệnh tự miễn (tên tiếng anh – Autoimmune Disease) là những bệnh lý xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, mất đi khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Có nghĩa là, cơ thể tự sinh ra các tự kháng thể tấn công chính các cơ quan trong cơ thể. Một số bệnh tự miễn điển hình như: Bệnh đa xơ cứng, bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng…

Một hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, không hoạt động chính xác là nguồn cơn của rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có các bệnh xương khớp mạn tính. Đó là lý do giải thích vì sao, hiện nay phương pháp điều hòa miễn dịch đang trở thành mắt xích quan trọng trong phác đồ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Hệ miễn dịch bị trục trặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi cơ quan trong cơ thể. Đối với sức khỏe xương khớp, rối loạn miễn dịch ảnh hưởng rõ rệt qua 2 cơ chế dưới đây:

1. Tự miễn

Thông thường, khi các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể, tế bào miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra các kháng thể để tiêu diệt kẻ thù, giúp bảo vệ khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị rối loạn, tế bào miễn dịch sẽ mất đi khả năng nhận diện nên nhầm lẫn màng hoạt dịch khớp là các protein có cấu trúc lạ hoặc cấu trúc màng vi khuẩn.

Bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình

Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ gia tăng sản xuất các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… tấn công những “kẻ ngoại lại”, đồng thời phá hủy luôn màng hoạt dịch của khớp, làm giảm chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn. Đây là cơ chế bệnh sinh của các bệnh viêm khớp tự miễn như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, Lupus ban đỏ…

2. Phản ứng viêm

Không chỉ gây ra các bệnh khớp tự miễn, rối loạn miễn dịch tạo ra nhiều cytokines còn là nguồn gốc sâu xa gây đau khớp dai dẳng và bệnh lý thoái hóa khớp khi nhiễm covid19 và hậu covid-19. Lúc này, tế bào miễn dịch sẽ phóng thích ra số lượng lớn các chất gây viêm tấn công kháng nguyên ngoại lai, bao gồm cả màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn bởi nhận nhầm các thành phần cấu tạo nên khớp này “kẻ xâm lược”.

Trước sự hủy hoại liên tục và dữ dội của chất gây viêm, tại khớp sẽ khởi phát quá trình viêm. Theo thời gian, quá trình viêm ăn mòn sụn, xương dưới sụn và giảm chất lượng dịch khớp sẽ làm tăng cảm giác đau khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng vận động của khớp, cuối cùng đi đến thoái hóa khớp.

Dù là thoái hóa khớp hay viêm khớp tự miễn, người bệnh đều phải gánh chịu những triệu chứng đau, sưng tấy và căng cứng lâu dài. Vì vậy, cần phải có giải pháp ngăn chặn tiến triển viêm, bảo vệ khớp từ bên trong.

Một số bệnh tự miễn thường gặp

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp vảy nến
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì
  • Hội chứng Sjogren
  • Tiểu đường loại I
  • ……….

Phương pháp điều hòa miễn dịch hiện đang là giải pháp phòng và cải thiện hiệu quả nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh xương khớp. Vậy điều hòa miễn dịch là gì và vai trò của điều hòa miễn dịch trong điều trị bệnh xương khớp như thế nào?

1. Khái niệm điều hòa miễn dịch

Điều hòa miễn dịch là ức chế sản sinh quá mức chất gây viêm hay cân bằng đáp ứng miễn dịch giúp khắc phục khiếm khuyết của hệ miễn dịch và cân bằng nội môi. Nhờ đó đảm bảo chức năng phòng chống mầm bệnh, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

2. Vai trò của điều hòa miễn dịch trong điều trị bệnh xương khớp

Theo Chuyên gia Đặng Hồng Hoa, từ những nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa của các bệnh xương khớp là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn khi phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình viêm và tự tấn công xương khớp của chính mình. Do đó, bên cạnh việc giảm đau, tái tạo sụn khớp để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh thì việc điều hòa miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp từ sớm.

Điều hòa miễn dịch giúp kiểm soát viêm

Điều hòa miễn dịch giúp kiểm soát viêm, bảo vệ sụn khớp hiệu quả

Thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch, ức chế sản sinh các yếu tố tiền viêm (Cytokine), từ đó kiểm soát quá trình viêm, giảm tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn. Khi các thành phần tạo nên khớp được bảo vệ sẽ làm chậm tiến trình thoái hóa và giảm đau khớp hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Những dưỡng chất này (hiện có trong sản phẩm JEX thế hệ mới) khi đi vào cơ thể sẽ phát huy khả năng hỗ trợ ức chế quá trình hình thành tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, đồng thời giảm các protein tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… ngăn chặn tiến triển viêm, giúp hỗ trợ bảo vệ khớp một cách tối ưu. Kiểm soát được quá trình viêm cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ giảm đau xương khớp và cải thiện chức năng vận động khớp hiệu quả.

Hơn nữa, bộ dưỡng chất quý kể trên còn là nguồn nguyên liệu thiết yếu kích thích mô liên kết tại sụn tăng sản sinh chất nền (collagen và aggrecan), hỗ trợ thúc đẩy phục hồi và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn. Đồng thời hỗ trợ tăng cường chất lượng dịch khớp, giúp khớp dẻo dai, chắc khỏe và hoạt động trơn tru.

Công thức mới đột phá từ Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate tạo ra cơ chế tác động kép trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh-ngăn cản quá trình viêm, đồng thời với kích thích sản sinh chất căn bản cho sụn khớp. Với cơ chế tác động như vậy đã tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện là giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Jex giúp điều hòa miễn dịch

JEX thế hệ mới – Giải pháp hỗ trợ điều hòa miễn dịch, hỗ trợ giảm đau khớp và cải thiện bệnh lý xương khớp

Bên cạnh bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp điều hòa miễn dịch từ bên trong, mỗi người nên tăng cường sức đề kháng của cơ thể từ bên ngoài thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học.

Về dinh dưỡng, chuyên gia khuyên nên chú trọng các thực phẩm giàu protein, omega-3, vitamin C, D, E, magie, canxi… và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối, nước uống chứa chất kích thích.

Về tập luyện, mỗi người nên xây dựng lịch biểu luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, nhưng tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/chuyên gia để lựa chọn được bài tập và thiết lập cường độ tập luyện thích hợp.

Ngoài ra, loại bỏ căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan cũng góp phần nâng cao sức đề kháng. Một số hoạt động giúp thư giãn cơ thể và trí não như yoga, thiền, vẽ, nghe nhạc, đọc sách… có thể hữu ích khi bạn gặp stress trong công việc, học tập.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Điều hòa miễn dịch có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc phòng và cải thiện chứng đau khớp cũng như các bệnh lý thoái hóa, viêm khớp. Vì vậy, mỗi người nên chủ động bổ sung dưỡng chất có tác dụng kiểm soát viêm và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh từ sớm để bảo vệ xương khớp chắc khỏe dài lâu.

12:15 08/01/2024
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ