Lao xương khớp: cải thiện sớm, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế

Lao xương khớp là một trong những dạng bệnh lao nguy hại hàng đầu, xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 16 – 45. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tàn phá nặng nề các khớp xương bị lao, dẫn đến nguy cơ tàn phế.

Bệnh lao xương khớp

Vi khuẩn lao tấn công phổi, rồi lan sang bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có hệ xương khớp

Lao xương khớp là gì?

Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, tuy nhiên trực khuẩn có thể theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của cơ thể – trường hợp này gọi là bệnh lao ngoài phổi và lao xương khớp là dạng lao ngoài phổi phổ biến nhất.

Các khớp xương lớn, đảm nhiệm chức năng chính trong vận động và nâng đỡ cơ thể như cột sống, khớp háng, khớp gối sẽ có nguy cơ bị lao xương khớp cao. Một số khớp nhỏ như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân…thường ít bị bệnh lý này hơn.

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, bệnh lao xương khớp có thể được chữa dứt điểm, nhưng nếu kéo dài (chữa trị chậm trễ), vi khuẩn lao sẽ hủy hoại sụn, xương dưới sụn khiến khớp suy yếu, gây khó khăn khi vận động, thậm chí làm tăng tỉ lệ tàn phế. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu xảy ra đối với xương, khớp để phát hiện kịp thời và “xóa sổ” hoàn toàn lao xương khớp, ngăn chặn biến chứng, bảo vệ an toàn hệ vận động.

Dấu hiệu nhận biết lao xương khớp

Không dễ dàng nhận biết các dấu hiệu của bệnh lao xương cho đến khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Bệnh lao xương, đặc biệt là bệnh lao cột sống , rất khó chẩn đoán vì nó không gây đau ở giai đoạn đầu và người mắc bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh lao xương được chẩn đoán cuối cùng, các dấu hiệu và triệu chứng thường đã tiến triển.
Ngoài ra, đôi khi bệnh lao có thể không hoạt động và xuất hiện ở phổi và có thể lây lan mà người bệnh không biết mình bị lao. Mặc dù vậy, khi một người bị lao xương, có một số triệu chứng cần chú ý, chẳng hạn như:
  • Đau lưng dữ dội
  • Sưng tấy
  • Biến chứng thần kinh
  • Liệt nửa người
  • Chân tay ngắn ở trẻ em
  • Rối loạn xương
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Giảm cân

Triệu chứng lao xương khớp thường gặp

Khi xương khớp bị vi khuẩn lao tấn công, người bệnh thường sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, sụt cân và ăn uống kém. Riêng với bệnh lao cột sống, người bệnh có thêm triệu chứng đau nhức âm ỉ liên tục nơi các đốt sống, cơn đau tăng nặng về đêm, khó khăn khi cúi, ngửa và gập người.

Khi khuẩn lao tấn công các khớp khác sẽ gây sưng, tấy đỏ, kèm đau nhức và khó vận động khớp. Các khớp bị viêm lâu ngày có thể sẽ ăn mòn luôn cả sụn và xương dưới sụn, khiến xương khớp càng thêm suy yếu, khó khăn khi vận động, làm tăng tỉ lệ tàn phế.

Vì vậy, khi thấy các triệu chứng lao xương khớp kể trên, người bệnh nên chủ động đi khám xương khớp và lao để được chẩn đoán chính xác. Đừng chủ quan cho rằng cơ thể mệt mỏi, xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, thời tiết thay đổi mà trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao xương khớp

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bạn từ môi trường bên ngoài hoặc trực tiếp từ vật chủ (tức người bệnh lao) qua đường hô hấp và phổi là nơi đầu tiên vi khuẩn lao “dừng chân”.

Tại đây, vi khuẩn sinh sôi, phá hủy phổi khiến chức năng hô hấp suy giảm theo từng ngày gọi là lao phổi. Không dừng lại ở đây, vi khuẩn lao tiếp tục theo dòng máu hoặc bạch huyết tiếp cận các bộ phận khác, điển hình là hệ xương khớp – đây chính là nguyên nhân gây lao xương khớp.

Những khớp lớn, xương dài chứa nhiều mạch máu sẽ là điểm đến tiếp theo sau phổi mà vi khuẩn lao hướng tới. Mặc dù, lao xương tương đối hiếm gặp, nhưng một khi xảy ra có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Lao xương khớp có nguy hiểm không?

Vi khuẩn lao khu trú tại khớp xương sẽ không ngừng sinh sôi theo thời gian. Chúng bào mòn mô sụn và xương dưới sụn khiến cấu trúc khớp bị hư hỏng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng:

  • Biến dạng xương đốt sống, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng gù hoặc xẹp xương.
  • Teo cơ, liệt chi do tủy sống bị chèn ép.
  • Một số trường hợp phải cắt 1 phần chi để ngăn không cho lao xương ảnh hưởng đến phần còn lại.
  • Biến chứng thần kinh
  • Nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể

Vi khuẩn lao gây bệnh khớp

Vi khuẩn lao tấn công cột sống có thể gây xẹp đốt sống, chèn ép lên dây thần kinh gây mất cảm giác và liệt chi

Nguy hiểm hơn, lao xương là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bởi vậy, nếu không được giải quyết triệt để, căn bệnh này sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với cộng đồng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao xương khớp

Như đã chia sẻ, lao nói chung và lao xương khớp nói riêng là bệnh truyền nhiễm, thế nên ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Thế nhưng, nguy cơ bị lao xương sẽ tăng cao ở những đối tượng dưới đây:

  • Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh (người nhà của bệnh nhân lao, khu vực sống có người bị lao).
  • Người có tiền sử bị bệnh lao phổi.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch (nhất là HIV/AIDS), tiểu đường…
  • Trẻ nhỏ không hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin lao.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân thuộc những trường hợp này, cần hết sức cảnh giác với bệnh lao xương. Tốt nhất nên chủ động phòng tránh lao xương khớp từ sớm để bảo vệ hệ vận động cũng như sức khỏe toàn thân.

Cách phòng ngừa bệnh lao xương khớp hiệu quả

Muốn phòng ngừa lao xương khớp hiệu quả, điều quan trọng nhất là mỗi người phải xây dựng cho mình một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và vận động thể chất điều độ mỗi ngày. Cùng với việc trang bị “áo giáp đề kháng” chắc chắn, bạn cần chú ý những vấn đề sau để tránh bệnh lao nói chung:

  • Đeo khẩu trang khi đến khu vực có người bị lao.

  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

  • Đến bệnh viện để kiểm tra nếu phát hiện tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người thường xuyên tiếp xúc cũng như sinh hoạt chung trong một môi trường như nhân viên chung văn phòng, chung nhà trọ, phòng ký túc xá…); có kèm theo (hoặc không) ho khạc đàm kéo dài trên 2 tuần, sụt cân và xanh xao (thiếu máu) không rõ nguyên nhân, sốt về chiều.

Khi lao khớp đã được điều trị hoàn tất, việc chăm sóc sụn khớp cần được chú ý để phục hồi những hư hại của khớp, đồng thời hạn chế thoái hóa khớp có thể xảy ra khi lớn tuổi.

Ngoài ra, để duy trì được hệ xương khớp chắc khỏe, chúng ta nên chủ động cung cấp nguyên liệu cần thiết hỗ trợ tế bào sụn sản xuất các chất nền (Collagen và Aggrecan) để tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Đồng thời, hỗ trợ giảm viêm, tăng cường chất lượng dịch khớp, tái tạo tế bào xương mới để tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe.

Hiện nay, bộ tinh chất Collagen Type 2, Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate – thành phần chính trong JEX thế hệ mới của Mỹ, đã được nghiên cứu chứng minh làm được điều này. Bạn có thể bổ sung 2 viên/ngày để hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn.

Không chỉ chủ động phòng tránh lao xương khớp cho bản thân, mỗi người phải nâng cao trách nhiệm ngăn chặn “hiểm họa” này cho cộng đồng thông qua những hành động tích cực như:

  • Không tiếp xúc cộng đồng khi đang trong thời gian chữa trị bệnh lao.
  • Thông báo cho cơ sở y tế nếu phát hiện bản thân bị nhiễm lao hoặc đối tượng bị nhiễm lao trong khu vực sống.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao xương khớp

Các triệu chứng lao xương khớp không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát, nên việc nhận biết bệnh sẽ rất khó. Chúng ta chỉ có thể xác định lao xương sau khi triển khai các biện pháp chẩn đoán kỹ thuật cao như:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ MRI; chụp cắt lớp CT Scan.
  • Sinh thiết khớp xương bị ảnh hưởng của lao.

Chẩn đoán bệnh lao xương khớp

Xét nghiệm hình ảnh, phát hiện vi rút lao sớm giúp tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị bệnh.

Tốt nhất, khi cơ thể và xương khớp xuất hiện những thay đổi hoặc biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nhất có thể. Phát hiện sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị và hạn chế phạm vi tác động của vi khuẩn lao đối với xương khớp.

Điều trị bệnh lao xương khớp như thế nào?

Bệnh lao xương khớp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện đúng lúc với phác đồ điều trị cơ bản (tức điều trị nguyên nhân bệnh) và điều trị phối hợp:

Điều trị cơ bản

Điều trị cơ bản chủ yếu là dùng thuốc chống lao theo đường uống để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Các thuốc chống lao thường dùng là Isoniazid (H), Streptomycin (S), Pyrazinamid (Z), Rifampicin (R), Ethambutol (E). Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, dùng thuốc đúng liều và đều đặn, bởi vì liều thấp sẽ không có hiệu quả, còn liều cao dễ gây tai biến.

Khi sử dụng thuốc chống lao kéo dài, người bệnh cũng cần chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc lên đường tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn), đau khớp, tê bì, bỏng rát ở chân, phát ban, mẩn ngứa… Nặng hơn có thể gây chóng mặt, ù tai, điếc, xuất huyết dưới da, thiếu máu, giảm thị lực; vàng da… Vì thế, trong quá trình điều trị lao xương khớp, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của chuyên gia, thường xuyên kiểm tra diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng toàn thân.

Điều trị phối hợp

Ngoài điều trị cơ bản là dùng thuốc chống lao, việc điều trị phối hợp là điều hết sức quan trọng giúp nâng cao hiệu quả và giảm thời gian chữa trị với các phương pháp cụ thể là:

  • Để khớp nghỉ ngơi

Người bệnh cần nghỉ ngơi tương đối ở 4-5 tuần đầu tiên bằng cách nằm trên giường cứng, không nằm đệm mềm để giữ cho cột sống thẳng, không bị uốn cong. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân tập vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng dính, cứng khớp.

  • Nẹp hỗ trợ
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng sẽ được khuyên đeo băng bột hoặc nẹp cột sống . Mục đích là hạn chế cử động của cơ thể bệnh nhân. Thông thường, các dụng cụ hỗ trợ được sử dụng trong 2-3 tháng đầu điều trị hoặc cho đến khi cột sống ổn định.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi bị lao xương khớp, người bệnh cần ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm để cơ thể có đủ sức khỏe chống lại bệnh. Theo đó, mỗi ngày người bệnh cần ăn ít nhất 300g rau xanh, 200g trái cây chín. Không nên ăn quá nhiều đạm nhưng phải đảm bảo đủ 1g/ kg cân nặng/ ngày (ví dụ: người nặng 50 kg phải ăn đủ 50g thịt cá/ngày). Đồng thời, hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp, thức ăn quá ngọt, quá béo hay quá mặn không tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.

Dinh dưỡng cho người bệnh đau khớp

Tăng cường rau củ quả tươi, giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ là thực đơn lý tưởng giúp tăng cường sức mạnh cho xương khớp.

  • Bổ sung sản phẩm giúp giảm đau và phục hồi xương khớp
Ngoài việc dùng thuốc chống lao, kết hợp ăn uống và luyện tập, người bệnh có thể dùng thêm các sản phẩm chuyên biệt dành cho xương khớp. Đặc biệt là những sản phẩm có tác dụng giảm viêm, giảm đau và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn, giúp tăng cường khả năng vận động, làm chậm diễn tiến thoái hóa khớp như JEX thế hệ mới.

Điều trị lao xương khớp đạt kết quả cao hay thấp, lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như thời điểm phát hiện bệnh. Vậy nên, bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ và nghiêm túc chữa trị theo phác đồ y khoa khi mắc bệnh để “giải thoát” xương khớp khỏi sự tấn công của vi khuẩn lao.

13:48 19/09/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết khác


Những thông tin, bài viết trên website Jex.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó JEX không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ